“Tại hạ họ An, tên chỉ một chữ “Thôi?
Tuy mặc trang phục binh lính nhưng người này vẫn chào hỏi đầu ra đấy, không hề có chút thất lễ.
“Tại hạ Liễu Hi” Khương Bồng Cơ đáp lời: “Nếu ta không đoán sai, thì người từ phương Nam tới?”
An Thôi nhớ tới cuộc nói chuyện của Khương Hồng Cơ và Vệ Từ lúc nãy, bèn bỏ ý định giấu giếm.
Hắn trả lời với vẻ tiều tụy: “Đúng thế, ta là người Nam Thịnh”
Mặc dù An Thôi chưa từng nghe đến tên Liễu Hi khi còn ở Nam Thịnh, nhưng từ lúc trốn tới phương Bắc Đông Khánh thì đã biết rồi.
Ban đầu hắn còn cho rằng Liễu Hi là người chững chạc già dặn, giờ gặp mới biết, cậu ta thế mà lại là một thiếu niên khí thế ngời ngời, dù khuôn mặt vô cùng anh tuấn nhưng vẫn còn vẻ non nớt nam nữ khó phân. Nhìn lại bản thân, An Thôi chỉ có thể cảm khái thở dài, đúng là anh hùng xuất thiếu niên.
An Thối, tự Đa Hỉ.
“Thổi” có nghĩa là ưu sầu.
Trưởng bối bèn lấy tên tự cho An Thôi là “Đa Hỉ”, có nghĩa là “vui vẻ, tuy nghe hơi tục nhưng lại chứa đầy lời chúc phúc.
Chỉ tiếc cuộc đời An Thôi đã hoàn toàn thay đổi kể từ khi Nam Man đánh chiếm đô thành.
Vệ Từ thầm than, quả nhiên là hắn ta.
Trong lúc Khương Đồng Cơ và An Thổi nói chuyện, Vệ Từ bình tĩnh rũ mắt nhưng lại thầm siết chặt nắm tay dưới lớp tay áo, để lại dấu móng tay cong cong trắng hếu. Vệ Từ còn nhớ rõ, kiếp trước lúc gặp anh thì người này vẫn còn là một nhân vật không có danh tiếng.
Nếu nói theo cách của An Thôi thì chính là nai lưng cực khổ hơn mười năm, quanh đi quẩn lại không lúc nào nghỉ ngơi.
Quốc gia đã không còn, tóc mai đã bạc trắng.
Hắn hối hả ngược xuôi, bất tri bất giác đã hơn bốn mươi.
Nếu không có chuyện ngoài ý muốn, cuộc đời của hắn đã đi được hơn phân nửa, nhưng hắn vẫn muốn báo thù Nam Man.
An Thối và Nam Man thật sự có mối thù sâu như biển khó mà giải quyết.
Vệ Từ cụp mắt ngồi một bên, tai nghe mọi người nói chuyện nhưng trong lòng lại nghĩ chuyện của mình.
Sau khi sống lại, Vệ Từ không phải không nghĩ tới vị chủ công cụ này, nhưng anh biết, An Thối không phải là một vị minh quân.
Lòng hận thù của người này quá mạnh, nhất là sau mười mấy năm phiêu bạt, hắn đã hận Nam Man tới tận xương tủy, báo thù đã trở thành chấp niệm và nỗi ám ảnh của hắn, đến nay Về Từ vẫn còn nhớ cảnh tượng An Thối hạ lệnh đồ sát Nam Man như thế nào.
Là một người Trung Nguyên, Vệ Từ hoàn toàn không có thiện cảm với Man tộc, nhưng như thế cũng không có nghĩa là anh có thể ngồi yên nhìn An Thổi diệt sạch Man tộc.
Chỉ cần nhìn diễn biến sau đó cũng biết kết quả tranh luận giữa Vệ Từ và An Thổi như thế nào.
Vệ Từ thất bại.
Sáu trăm ba mươi nghìn dân chúng Man tộc già trẻ lớn bé đều bị giết sạch, mấy con sống ở Nam Thịnh vì thế mà tắc nghẽn, nước sông nhuộm đỏ máu.
An Thôi không hạ lệnh ngăn cản binh lính, hắn hạ lệnh gì, người dân Man tộc trải qua chuyện gì, Vệ Tử đều biết rõ.
Sau lần tranh luận này, Vệ Từ dần xa cách với hắn ta.
Vệ Từ muốn một vị minh chủ nhất thống Cửu Châu, cứu vớt dân chúng trong nước sôi lửa bỏng, chứ không phải một tên đồ tể bị mối thù mất nước che mờ mắt gây ra tội nghiệt! Những việc An Thôi đã làm khác gì Nam Man trước đó?
Vệ Từ thừa nhận những lời chỉ trích của An Thôi, hắn nói anh là người lòng dạ đàn bà, chỉ biết ngồi rung đùi phán như thánh.
Dù sao người bị mất nước, vợ con bị giết hại là An Thôi chứ không phải anh.
Nhưng đây không phải cái cớ để An Thời báo thù bằng cách giống như Man tộc.
Báo thù Nam Man có rất nhiều cách.
Vì sao An Thôi lại chọn cách làm tàn bạo nhất, bị người phỉ nhổ nhất
Vệ Từ hiểu lòng muốn báo thù của An Thôi, nhưng anh không đồng ý cách làm này của hắn.
An Thôi khởi binh chỉ vì báo thù, trong mắt hắn ta chỉ có thù hận, dân chúng thiên hạ thì liên quan gì tới hắn.
Người và thù hận mà vứt bỏ tất cả như vậy không phải là vị minh chủ Vệ Từ tìm kiếm.
Quan niệm khác nhau không thể ngồi chung một bàn.
Thế nên sau khi sống lại, Vệ Từ cũng không chú ý tới tình