Vì sao Trung Chiếu lại trở thành quốc gia mạnh nhất trong năm nước ở Trung Nguyên?
Đầu tiên phải kể đến ưu thế về địa lý của quốc gia này, biên giới của họ chỉ giao với các quốc gia thuộc Trung Nguyên khác, không phải chịu họa ngoại tộc.
Thứ hai, Trung Chiếu là nước thành lập đầu tiên trong năm nước, nhờ tiền tài từ tiền triều mà mời chào được nhiều danh môn vọng tộc hơn.
Không có ngoại tộc nhòm ngó, lại có tiền của tích lũy bao đời, không đứng đầu năm nước mới là chuyện lạ đấy.
Nhưng quá an nhàn sẽ nảy sinh mâu thuẫn từ bên trong.
Giờ Trung Chiếu đã giẫm lên vết xe đổ của Đông Khánh, tranh chấp giữa các đảng phái ngày càng nghiêm trọng hơn.
Ngoại trừ mâu thuẫn bên trong thì cuộc sống an nhàn và xa hoa lãng phí đã bóp méo tư tưởng của một số người.
Như người đàn ông áo xám kia nói, Trung Chiếu gặp nhiều chuyện như vậy là do có quá ít người chết.
Nếu sắp xếp cho Trung Chiếu một đám kẻ địch như sài lang hổ báo, khiến biên giới của họ không lúc nào an ổn, thanh niên phải hi sinh hàng loạt, tỉ lệ sinh sản hàng năm cũng giảm mạnh, đến lúc đó, xem chúng còn cố chấp với cái thứ rác rưởi “Nữ Tứ Thư” ấy không... Ngăn cấm quả phụ tái giá, ép buộc phụ nữ phải giữ gìn trinh tiết...
Ha, đúng là trò đùa.
Người đàn ông áo xám rời khỏi tiệm trà, dựa theo trí nhớ rồi đi tới nơi cử hành nghi thức thả trôi sông.
Khi ông ta tới nơi, chỗ đó đã có rất đông dân chúng tụ tập bóng chuyền, đứng bên cạnh vừa bàn tán vừa chỉ trỏ.
Tiếng nói chuyện ồn ào xen lẫn tiếng khóc, người đàn ông áo xám khẽ cụp mắt, liếc nhìn theo tiếng khóc. Hai đứa trẻ đang khóc vẫn còn nhỏ, trai thì tầm bảy tám tuổi, gái tẩm ba bốn tuổi, hai đứa đều đen và gầy.
Bên cạnh hai đứa trẻ là một thanh niên chừng hai mươi tuổi, anh ta gồng người lên che chở hai đứa trẻ, gào thét với đám đông.
Từ cuộc nói chuyện trong tiệm trà và những lời bàn tán từ đám đông, người đàn ông áo xám đã hiểu được kha khá câu chuyện rồi.
Đơn giản là một quả phụ hai mươi ba tuổi không chịu được cô đơn, lén lút qua lại cùng người đàn ông khác trong thôn, bị người ta bắt quả tang rồi kéo đi dìm chết.
Người đàn ông áo xám đứng cách đó hai bước chân, nhờ chiều cao hơn người mà dễ dàng nhìn thấy người phụ nữ da dẻ xanh trắng đang nằm cạnh bờ ao.
Trước khi ông ta đến thì cô đã bị người ta nhốt vào lồng dìm chết rồi.
Không lâu sau, đám đông đến xem đều tản đi, trên mặt họ còn vương nét sung sướng khó tả, khiến người ta kinh tỏm.
Người đàn ông áo xám đang định đi thì thấy thanh niên nọ nhảy xuống ao, vớt người phụ nữ còn đang ngâm nửa người trong nước kia lên rồi cũng về.
Ông ta rũ mắt và dừng bước, lấy một ít bạc vụn trong người ra đưa cho đứa trẻ đứng cạnh thanh niên.
Nhìn thanh niên ấy trông cũng không phải kẻ có tiền, vậy thì khó lòng mai táng tử tế cho người phụ nữ đã chết.
Anh ta run rẩy cắn môi, hốc mắt ầng ậc nước, một lúc sau mới mở miệng, giọng nói khàn khàn đầy âm mũi: “Cảm ơn.
Người đàn ông áo xám nhân đó mà hỏi han vài câu, biết được câu chuyện của họ.
Người phụ nữ bị dìm chết ấy vốn là cô gái đẹp nhất ở thôn bên, mấy năm trước thì lấy chồng ở đây, thành hôn đã mấy năm mà không có con, cố mãi thì được một cô con gái, cha mẹ chồng càng ghét cô hơn. Sau khi sinh con thì chồng cô qua đời, cô gái trẻ trở thành quả phụ, cha mẹ chồng càng thêm khắt khe với mẹ con cô, họ cho rằng cháu gái mang số khác cha, thậm chí còn nhân lúc cô không có nhà mà đem con gái cô vào núi, suýt nữa thì đã bị sói ăn thịt.
Thanh niên nọ săn thú trong núi, trùng hợp gặp và cứu cô, hai người bởi vậy mới quen nhau, lâu ngày thì nảy sinh tình cảm.
Một quả phụ mất chồng, sống khổ cực cùng con gái, một người đàn ông mất vợ, có một đứa con trai, hai người có hảo cảm với nhau, cũng coi như trời sinh một đôi. Ít lâu sau, họ giãi bày lòng mình, định về sống cùng nhau, đỡ đần mỗi khi khó khăn.
Nhưng cha mẹ chồng của quả phụ kia không chấp nhận, chửi rủa rằng cô là kẻ không biết xấu hổ, không biết thủ tiết vì con của họ, còn vu tội rằng hai người họ đã qua lại với