Trương Bình ngồi cạnh Vệ Từ nói thầm: “Thật sự không hiểu sao mấy chương cậu viết lại được người dân yêu thích như thế?”.
Đúng là “học sinh giỏi” của Uyên Kính tiên sinh có khác, tên này còn chạy đi viết chuyện thị trường.
Viết thì cũng được thôi, nhưng cái tên này lại thích câu khách, mỗi ngày són được chút chút làm người ta ngứa ngáy hết cả người, chỉ thiếu nước bắt Vệ Từ vào phòng tối ngày ngày ép dầu ép mỡ tới khi hết bộ truyện, không hết thì không cho ăn.
“Thì mục đích kể cho dân nghe mà, nếu quá văn hoa thì bọn họ sao hiểu được, mà không hiểu thì sẽ không hứng thú đi nghe đâu, nếu viết cho họ thì phải chú ý sao cho phù hợp với thói quen của họ chứ, dân chúng nghe hiểu, thấy hay thì tất nhiên sẽ cảm thấy hứng thú, như thể mới thành công.”
Người ngoài nhìn vào chỉ thấy Vệ Từ đang làm chuyện vớ vẩn. Tiểu thuyết gia tuy cũng là một trong Bách Gia Chư Tử, nhưng luôn bị người đời lên án khinh thường. * Bách Gia Chư Tử: Chư Tử là chỉ Khổng Tử, Mạnh Tử,...; Bách Gia là chỉ tư tưởng đạo giáo như Nho Giáo, Đạo Giáo,... Sách cổ có viết rằng: Tiểu thuyết gia xuất thân quan lại nhỏ, lấy những câu truyện ngôn đồn đại nơi góc đường đầu hẻm để viết sớ.
Kiếp trước, Vệ Từ cũng có thành kiến với nghề này, thế nhưng bệ hạ lại rất ủng hộ tiểu thuyết gia, hơn nữa còn nâng đỡ các danh sĩ tiểu thuyết gia.
Hành động này của bệ hạ từng bị mọi người phản đối và lên án, nhưng cô không quan tâm, hơn nữa còn viết mấy quyển để dằn mặt phe phản đối.
Vệ Từ ngẫm nghĩ một thời gian mới phát hiện mục đích sâu xa của bệ hạ. Tiểu thuyết gia chưa hẳn là nghề không chính thống. Người dân thời nay cũng không quá bảo thủ, có một số việc làm sớm thì sau này đỡ vất vả hơn. Thế là Vệ Từ lấy bút danh là “Tài Trì cư sĩ”, tà tà viết truyện ngắn.
Muốn tình tiết có tình tiết, muốn nội dung có nội dung, kịch bản lên lên xuống xuống liên miên không dứt, ngắt chương ngay đoạn cao trào khiến người đọc đều muốn bóp cổ anh.
Giờ cũng không phải là thời đại Khương triều, tiểu thuyết số lượng rất ít, chưa được phổ biến, nội dung trúc trắc, dân chúng nghe hoàn toàn không hiểu gì.
Sau khi cân nhắc nội dung và thế giới quan của truyện, Vệ Từ bắt đầu chăm chỉ viết truyện. Chương thứ nhất là tiểu thuyết kỳ huyễn, nữ quỷ khi còn sống bị oan, được thần tiên giúp đỡ có ba ngày hoàn dương báo thù, nhân vật chính là nữ.
Chương thứ hai là chuyện tình tài tử giai nhân được yêu thích nhất, tài tử yếu đuối, giai nhân mạnh mẽ, nhân vật chính vẫn là nữ.
Chương thứ ba là tiểu thuyết chủ đề kháng chiến, xây dựng nhân vật dựa trên hình tượng Hứa Công tiền triều, nhân vật chính vẫn là nữ.
Từ đây dân chúng đều nhất trí khẳng định “Tải Trì cư sĩ” chắc chắn là con gái.
Vệ Từ: “...”
Cờ lờ gờ tờ? Tóm lại, dưới sự thúc đẩy của Vệ Từ, Hoàn Châu xuất hiện một nghề nửa chính thức: Tiên sinh kể chuyện.
Vì sao lại nói là nghề nửa chính thức?
Bởi vì tiên sinh kể chuyện phải được sự đồng ý và được phủ châu mục đóng dấu xác nhận mới có tư cách kể chuyện ở quán trà trong địa phận Hoàn Châu, mỗi ngày không chỉ có tiền khen thưởng của dân chúng mà còn có một khoản lương định mức hàng tháng từ phủ châu mục.
Còn những tiên sinh kể chuyện không có giấy phép, mặc dù cũng có thể mở sạp mưu sinh nhưng nội dung kể không được liên quan tới tiểu thuyết của Vệ Từ, còn những tên có ý đồ bất chính giật dây dân chúng lừa gạt thế nhân thì lại càng bị cấm, nếu bắt được còn phải nộp tiền phạt.
Vệ Từ đã muốn dùng “giải trí khống chế dư luận” tất nhiên phải quy định lại mảng này.
Mới đầu, không ít tiên sinh kể chuyện còn không vui, nhưng tiểu thuyết Về Từ viết quá hot, không chỉ đàn ông thích xem mà ngay cả mấy bà ưa thích đan áo lúc rảnh cũng thích, bình thường tiên sinh kể chuyện sẽ không được phép kể những tiểu thuyết này ở Hoàn Châu. Vì mưu sinh, tiên sinh kể chuyện chỉ còn cách đi theo con đường sáng của phủ Châu mục.
Thật ra chính sách này của phủ châu mục vô cùng có ích. Không chỉ cung cấp cho tiên sinh kể chuyện tiểu thuyết nóng sốt dẻo nhất, còn có tiền lương cố định hàng tháng.
Tiên sinh kể chuyện không cần phải lo lắng ngày thất thu cả nhà phải ăn gì.
Thế nhưng Vệ