Khi còn học đại học, đám người Trần Khánh từng được học về 28 mạch tượng.
Cái gì mà phù mạch, trì mạch, trầm mạch, hư mạch… vân vân, kỳ thật nếu nói một cách tổng quát thì các loại mạch này chính là âm dương mạch.
Vậy cái gì gọi là âm dương mạch?Mạch tượng của người bình thường chúng ta gọi là bình mạch.
Dương mạch là những mạch dư thừa hơn bình mạch, ý là chính khí đủ.
Âm mạch là những mạch thiếu hụt hơn bình mạch, ý là tà khí nhiều hơn chính khí.
Nếu người có dương mạch sinh bệnh, về cơ bản đều không đáng lo ngại, bởi vì chính khí trong cơ thể đủ, những bệnh tật này có thể dần dần tự lành, đương nhiên, nếu muốn nhanh khỏi, cần tìm tới bác sĩ trung y trị liệu.
Nếu người có âm mạch sinh bệnh, sẽ sinh ra vấn đề khá lớn, bởi vì khả năng miễn dịch của cơ thể không đủ, một khi bản thân suy yếu, tà khí xâm lấn, chính khí sẽ dần dần suy nhược, thậm chí nếu kéo dài lâu không chữa khỏi, còn có thể dẫn tới nguy hiểm về sinh mệnh.
Từ điểm này có thể nhìn ra, chính khí quan trọng với con người đến mức nào.
Mà trên một tầng ý nghĩa nào đó, kỳ thật chính khí chính là dương khí, và rất có thể khi nói đến dương khí, sẽ có người nghĩ tới tiểu thuyết huyền huyễn.
Thay đổi khái niệm một chút, dương khí cũng tương tự như động năng, khi chúng ta hoạt động, thân thể sẽ nóng lên, loại nhiệt khí này chính là một loại hình thức của dương khí.
Cho nên, lúc bình thường, hoạt động rất có lợi cho thân thể.
Kỳ thật căn cứ của loại lý luận này được bắt nguồn từ trung y.
Không chỉ như thế, khái niệm âm dương mạch còn có thể tác dụng kiểm tra xem bệnh nhân có bình phục tốt hay không.
Nếu một người bệnh có âm mạch bị bệnh, trải qua một đợt trị liệu mà âm mạch chuyển thành dương mạch, nghĩa là bệnh tình của người nọ gần như đã khỏi rồi.
Mọi người có thấy không, chỉ vẻn vẹn là câu đầu tiên trong phần mở đầu của《 Thương Hàn Tạp Bệnh Luận 》thôi, cũng được khái quát vô sổ tri thức bên trong rồi, có thể hoá phồn vi giản (biến phức tạp thành đơn giản) đến loại tình trạng này, chỉ cần nghĩ cũng biết y thuật của người biên soạn nên cuốn sách này lợi hại đến mức nào rồi!Lại nói, có đôi khi Trần Khánh cũng lên mạng xem một số người viết đánh giá về trung y.
Bọn họ nói rằng: sở dĩ trung y bị rớt lại phía sau, bị thay thế vị trí, chính vì nó không thể vươn lên tiến bộ cùng thời đại, lại không đủ sáng tạo, cho nên không thể dung nhập vào bên trong hệ thống y học hiện đại.
Lúc ban đầu, Trần Khánh cũng cho rằng những lời nói này có chút đạo lý, nhưng sau khi hắn tinh tế ngẫm nghĩ một hồi, bỗng nhiên lại cảm thấy, lời này không quá thích hợp.
Nếu trung y sáng tạo ra cái mới thật sự lợi hại hơn trung y thời cổ, thì vì sao những bộ sách thuốc trung y thời hiện tại, lại