Có thể lấy ví dụ một cách đơn giản để hiểu chuyện này.Nếu trình độ châm cứu của Trần Khánh có thể bằng một nửa của lão tiên sinh Quách Bạch Gia, thì cho hắn đến bất cứ một nhà trung y viện nào trong phủ Giang Hạ này, hắn cũng có tư cách đảm nhiệm vị trí bác sĩ điều trị chính (bác sĩ chủ trị)."Hôm nay chúng ta sẽ nghe giảng về, 【 Linh Xu · Quan Châm Thiên 】trong《 Hoàng Đế Nội Kinh 》, bài này và bài【 Tố Vấn · Châm Giải Thiên 】 kết hợp với nhau chính là nguồn gốc của châm cứu từ thời cổ đại.
Có thể nói tất cả các kỹ thuật châm cứu sau này đều xuất phát từ lý luận cuốn sách ấy.
Ví dụ như chúng ta thường nói châm pháp bổ tả đỉnh cấp, thiêu sơn hỏa và thấu thiên lương."(Bổ tả: là hai nguyên tắc quan trọng trong trị liệu sử dụng.
Bổ chủ yếu dùng cho trị liệu hư chứng, còn tả chủ yếu dùng cho trị liệu thực chứng.
Trong châm pháp, bổ tả được vận dụng chủ yếu thông qua ứng dụng các thủ pháp khác biệt, từ đó sinh ra cường độ k1ch thích và đặc điểm khác biệt.
Có rất nhiều chủng loại châm pháp bổ tả: Nghênh Tùy Bổ Tả, Đề Sáp Bổ Tả, Tật Từ Bổ Tả, Niệp Chuyển Bổ Tả…Thiêu Sơn Hỏa là tên một thủ pháp châm thứ, thủ pháp này chia ra làm ba tầng dựa theo chiều sâu mũi châm, gồm: nông (thiên bộ), trung (nhân bộ), sâu (địa bộ), khi thao tác, từ nông đến sâu, mỗi lần ấn nhanh rút chậm chín lần, lặp đi lặp lại như thế vài lần, tới khi làm cho người bệnh cảm thấy ấm áp toàn thân hoặc ấm áp cục bộ, thì rút châm, và ma sát để lỗ kim khép lại, có tác dụng dẫn kinh thông khí, ích dương bổ hư, chủ trị hết thảy các bệnh chứng phong- tê- thấp, hư hàn, cảm mạoThấu Thiên Lương là tên một thủ pháp châm cứu, chia độ sâu làm ba tầng, nông (thiên bộ), trung (nhân bộ), sâu (địa bộ), khi thao tác từ sâu đến nông, mỗi lần rút nhanh ấn chậm sáu lần, cứ thế lặp đi lặp lại vài lần, tới khi người bệnh có cảm giác mát lạnh toàn thân hoặc cục bộ thì rút châm, không ma sát làm đóng lỗ châm, có tác dụng tản dương lui nhiệt)"Trong đó thiêu sơn hỏa xuất phát từ【 Tố Vấn · Châm Giải Thiên 】nói rằng: Khí hư thì bổ cho thực, đợi cho tới lúc khí đến dưới châm đã nóng mới thôi, vì khí thực thì nhiệt, sau được Từ Phượng đời nhà Minh ghi trong 《 Châm Cứu Đại Toàn 》 là 《 Kim Châm Phú 》 gọi tên là thiêu sơn hỏa, cũng trình bày kỹ càng tỉ mỉ phương pháp thao tác và phạm vi chủ trị.”"Trung y có bản chất không giống những ngành khác.
Nó vốn không phát triển theo thời đại, chỉ là đang không ngừng tiến bộ.
Căn cứ theo lịch sử trung y được ghi chép lại, từ lúc nó xuất hiện, đã có sẵn một hệ thống lý luận cực kỳ hoàn chỉnh rồi.
Ví dụ như《 Hoàng Đế Nội Kinh 》,