Hỉ Mi và Âm Cố đi mất mười sáu ngày mới tới một tòa thành khác.
Trong mười sáu ngày này cũng từng ở trên một đỉnh núi nắng gắt, vốn là Hỉ Mi còn lo lắng Hưởng Linh đi không nổi. Nào biết rằng dê núi ở khắp nơi, trên cổ đều có cột trúc kết, không biết có cái gì để bên trong mà chỉ "Ngượng ngùng" rung động. Khi Hưởng Linh đi qua, không khỏi lắc đầu theo, tiếng chuông đồng và tiếng của trúc kết rất là náo nhiệt.
Khi leo núi, Âm Cố tưởng rằng Hỉ Mi sẽ đi rất chậm, không ngờ Hỉ Mi chỉ xách váy kích động nhắm thẳng đỉnh núi mà đi. Nếu không phải Âm Cố giữ chặt Hỉ Mi, nói không chừng Hỉ Mi sẽ bị lạc đường.
Lúc này Hỉ Mi mới kiêu ngạo nói nàng cũng không phải là con gái được chiều chuộng, ngoài thôn Đê Hạ có vài ngọn núi, nàng từng trộm đi theo tỷ tỷ đi chơi qua rồi.
Dọc đường có một con suối, hai người đi thêm một ngày nữa mà vẫn còn ở trong núi. Chậm rãi đi thêm nữa thì tới một thôn trang dưới chân núi. Từ ngoài đầu thôn là nhìn thấy mấy mẫu ruộng lớn đều bắt đầu cấy mạ. Các nam nhân xăn ống quần cong lưng cấy mạ, thủ pháp thành thạo, và cười đùa với nhau. Bọn trẻ thì chạy chơi trên bờ ruộng, cầm vài con diều giấy đơn giản cao thấp bay trên trời. Khi bọn nhỏ chạy đến kinh hô, các phụ nhân mang khăn trùm đầu xách rổ tới đưa nước cho các nam nhân. Tốp năm tốp ba ngồi cùng một chỗ, thỉnh thoảng sang sảng cười to. . .
Hỉ Mi đứng ở đầu thôn, nhìn thấy cảnh tượng bận rộn này mà trong lòng có hơi cay cay.
Thôn Đê Hạ lúc này hẳn là đang vội vàng việc đồng áng đi. Vài mẫu đất trong nhà đều do cha gánh vác. Mà mẹ thì vừa phải chăm ấu đệ, vừa giặt quần áo nấu cơm. Từ khi Hỉ Mi nghĩ đến phải đi tìm tỷ tỷ, thì toàn tâm toàn ý nhận định con đường này. Cảnh tượng hiện tại trước mắt khiến nàng nhớ lại, khiến lòng nàng cực kỳ phức tạp. Hỉ Mi quay đầu lại nhìn Âm Cố đang dắt Hưởng Linh ăn cỏ, dù thế nào cũng nói không nên lời hối hận.
Hay. . . cứ hy vọng có thể rửa sạch hàm oan cho tỷ tỷ đi. Huống chi quay lại cũng không ít thời gian, quay về nhà rồi hẳn cũng sẽ không thương tâm quá.
Nếu mẹ biết mình bị bỏ, không biết bà phải khóc bao nhiêu nước mắt đâu.
Hỉ Mi nghĩ mà nước mắt gần như rơi ra. Âm Cố như cảm giác được cái gì quay đầu lại. Hỉ Mi vội vàng quay đầu đi chỗ khác, nháy mắt vài cái, cố gắng ổn định tâm tình.
Âm Cố dắt Hưởng Linh đi tới: "Hôm nay không thể đi xa hơn, qua đêm ở đây đi."
Nói đến qua đêm, cả người Hỉ Mi mỏi mệt nói không nên lời. Quen biết Âm Cố cho tới nay, nàng không hề thấy Âm Cố thô lỗ bao giờ. Nhưng không ngờ có một đêm phải ở trong núi, Âm Cố đi kiếm cây đốt lửa, sau đó ngồi luôn trên đất. Cứ vậy mà qua một đêm.
Cái khác biệt ở đây đó là không biết Âm Cố đổ nước gì ở xung quanh mà có mùi hơi gay mũi, hại Hỉ Mi không ngủ nổi. Mãi cho đến khi mơ màng ngủ được thì... đã gần sáng. Còn Âm Cố thì không biết làm sao mà bắt được con gà rừng và đang nướng nó. Bất quá Hỉ Mi cũng không quản nhiều như vậy, nàng đói bụng gần chết, thiếu chút nữa cắn cụt tay mình.
Âm Cố và Hỉ Mi nhìn nông dân làm việc trên ruộng một lát, rồi dắt Hưởng Linh vào thôn. Trong thôn đại đa số là họ Vương, nên gọi là Vương thôn.
Đầu Vương thôn là một cây cầu, nước suối từ trên núi chảy qua, là một trong những nguồn nước của người trong thôn này. Ở đây cũng tương tự như những nơi khác, thượng nguồn dùng để uống và hạ nguồn dùng để tắm giặt. Nếu ai dám phá hoại thì cho dù là có từ đường ở trong thôn, thôn cũng ko tha.
Nói điều này cho Âm Cố và Hỉ Mi là một vị phụ nhân trong thôn. Bà mới vừa đi đưa nước cho trượng phu ở ngoài ruộng, đang vội vàng về nhà làm cơm. Âm Cố ngăn bà lại, đưa cho bà chút bạc vụn. Thậm chí Hỉ Mi thấy cũng không được nhiều. Mà thấy vị phụ nhân đó như là nhặt được bảo vật, mừng rỡ cười toe toét. Bà cất bạc thật kỹ, sau đó dẫn Âm Cố và Hỉ Mi đi về nhà mình.
Dọc đường đi, nhà nào lâu đời nhất; nhà nào có quả phụ; nhà nào vừa cãi nhau; chó nhà nào đẻ, Hỉ Mi đều nhất thanh nhị sở.
Vị phụ nhân tự nhận là không được giỏi cho lắm, nhìn ra được, mặc dù là nữ tử dắt lừa đưa bạc, nhưng nữ tử mang khăn che mặt nói chuyện với bà mới là quý nhân. Bằng không vì sao nàng kia đưa tiền rồi không nói gì nữa, ngay cả khi bà chỉ trỏ thuyết minh cũng không thèm nhìn nhiều.
Mà khi nữ tử che mặt này vén sa mỏng lên mới nhìn rõ, vậy mà cũng là một tiểu mỹ nhân. Chỉ sợ tìm thêm những thôn xung quanh nữa cũng tìm không ra người nào xinh xắn như vậy. Mà cái quan trọng nhất là nàng tuy là tiểu thư nhưng không hề có tính tiểu thư; không chê bùn đất làm bẩn váy của nàng, ngay cả đôi giày vải thêu hoa của nàng cũng dơ luôn rồi.
Khi đến nơi, vị phụ nhân xem Hỉ Mi như khách quý, bưng trà rót nước đầy đủ.
Âm Cố cột Hưởng Linh vào chuồng bò nhà vị nông phụ đó xong, mới vào phòng, vừa đến Hỉ Mi liền lôi kéo nàng nhỏ giọng hỏi: "Cô cho bà ấy bao nhiêu bạc?"
Âm Cố nghĩ nghĩ: "Hình như là hai lượng?"
"Hai lượng?" Hỉ Mi mở mắt thật lớn. "Chúng ta còn lại bao nhiêu?"
"Đến Thanh thành không thành vấn đề." Âm Cố lãnh đạm nói, uống ngụm nước.
Phụ nhân kia vừa lúc tiến vào, nói: "Mọi người đến vừa đúng lúc, đây chính là trà thanh minh tiền, uống rất ngon."
Âm Cố nâng khóe miệng: "Sao không được tốt."
Phụ nhân kia cả cười: "Cô thật biết hàng, trà năm nay sao hơi khô."
Âm Cố không nói gì nữa, mà uống thêm vài hớp.
Hỉ Mi rối rắm về bạc một lát, rồi rất nhanh đã quên. Nàng cũng uống mấy ngụm trà, nếm hoài cũng không thấy chỗ nào không ngon. Chỉ cảm thấy nó thơm thơm, mà nghĩ lại Âm Cố nói luôn đúng, nên... Chắc là do mình khát rồi.
Vị phụ nhân mang hai người vào một gian trong phòng. Căn phòng hơi lạnh, và hơi ẩm ướt. Phụ nhân nhanh nhẹn dọn dẹp giường một chút, mang chăn và gối mới vào. Khi bà đang dọn thì quay đầu lại hỏi: "Có thể ở cùng một phòng được không?"
Hỉ Mi không đợi Âm Cố nói gì, giành trả lời: "Được được, làm phiền bà nhiều."
Phụ nhân thì lại thấy vị tiểu thư này thật hiền lành. Bà dọn dẹp xong thì