Hồ Sơ Bí Ẩn

Lên đường


trước sau

Bệnh viện trực thuộc đại học Quân y số 6 được xem là một bệnh viện lớn và có tiếng ở Dân Khánh. Nổi tiếng nhất chính là khoa Ngoại tim mạch của họ.

Người nhà, bạn bè tôi không có bệnh ở phương diện này. Bệnh viện này cũng cách nhà tôi khá xa, tôi vẫn chưa từng đến đó.

Người của Thanh Diệp bảo bệnh viện ấy khá1kì lạ, e là có thứ gì đó cũng nên…

Chuyện này rất có thể sẽ vẫn rơi lên đầu tôi, mà tôi lại chẳng thấy hứng thú gì, càng không muốn chủ động đến bệnh viện đó xem thử.

Thời gian cuối tuần trôi qua nhanh chóng.

Không nằm mơ.

Thứ hai, đến văn phòng, tôi đã bị Sếp Già gọi lên.

Ông ấy đã nhờ người chạy quan hệ, có thể8để cho Lưu Chí Quân, Lưu Chí Quốc đưa tro cốt của bà cụ Tống Hiền trở về đảo Cụt Đầu.

Đương nhiên, chuyện như vậy, người ta không phải giúp không.

Không cần hai anh em ấy chi tiền, nhưng có một đài truyền hình muốn có cuộc phỏng vấn hiện trường, làm một chuyên đề thời sự.

“… Chủ đề là về quê. Người tha hương quay về quê2cũ. Chuyện bà cụ Tống Hiền rất điển hình, do chiến tranh mà rời xa quê hương, cả đời vẫn chưa quay về được. Người vừa mới mất, con trai lại có nguyện vọng như thế, bên đài truyền hình có thể giới thiệu giúp. Còn muốn phỏng vấn các chiến sĩ đóng bên ấy. Cũng là một sự tuyên truyền về lòng yêu nước.” Sếp Già nói4với tôi: “Phòng Di dời chúng ta có lẽ cũng sẽ được quay. Cậu chuẩn bị trước một chút.”

Sếp Già nói tên của đài truyền hình, tôi nghe mà âm thầm kinh ngạc.

Người phụ trách công tác tuyên truyền là Trưởng phòng Mã không có ở đây, những việc này tạm thời chưa có người chịu trách nhiệm chính. Trợ lý hiện có của Trưởng phòng Mã chắc không làm được công tác ở phương diện này, e là cuối cùng thì vẫn là Sếp Già ra mặt. Ít nhất thì một công chức nhỏ như tôi, chắc cũng không thể xuất hiện bao nhiêu trước ống kính.

Có điều, trọng điểm của sự kiện không nằm ở phương diện này. Ít nhất thì trọng điểm mà tôi quan tâm không phải chuyện này.

Tôi phát sầu, đưa bà cụ Tống Hiền về quê an táng thông qua con đường này thì tôi và người của Thanh Diệp không thể nào đi theo. Chúng tôi không đi, cái cửa ra vào dị không gian ấy vẫn chẳng thể giải quyết được.

Không lẽ ngồi hy vọng một trong hai anh em nhà họ Lưu chết, để tôi có thể đi vào cảnh mộng à?

Tôi đáp ứng Sếp Già, về văn phòng liền liên lạc với Lưu Chí Quốc và Lưu Chí Quân để báo tin tốt này. Họ rất vui và cũng rất hồi hộp, đều là người chưa từng đứng trước ống kính nên cũng khó tránh khỏi.

Tôi an ủi vài câu, sau khi ngắt máy, chưa kịp nói với đám Ti Còi lời nào, lại bị Sếp Già gọi lên.

Người liên lạc với bên đài truyền hình lúc này đang nói chuyện điện thoại với Sếp Già. Tôi được gọi lên để lưu lại phương thức liên lạc, kết nối với họ, giới thiệu Lưu Chí Quân và Lưu Chí Quốc với họ.

Tiết mục này hình như rất gấp rút, cũng có thể là nể mặt Sếp Già, để chuyện của bà cụ Tống Hiền chen vào bất thình lình, nên mới tranh thủ thời gian.

Tôi và đám Tí Còi gấp rút chạy đến thôn Sáu Công Nông, rồi liên lạc với hai anh em nhà họ Lưu.

Khi đài truyền hình đến, tôi không rảnh mà liên lạc cho Ngô Linh, đành giao chuyện này cho đám Tí Còi.

Người của đài truyền hình rầm rộ kéo đến. Họ đã phỏng vấn Sếp Già, bên này cần tôi dẫn đường, để họ quay một chút cảnh tượng nhà cũ của bà Tống.

Cái tủ bị tôi mở ra đã được quay cận cảnh.

Đến khi hai anh em họ Lưu chạy qua, nhân viên công tác bên đạo diễn này nọ lại vây lấy họ, đưa kịch bản cho họ, quay thêm một chút nữa.

Tôi nghe thấy một số nhân viên công tác than phiền.

Quả đúng như tôi dự đoán, hành trình này là cấp thời chen vào tiết mục.

“… Bên đảo Cụt Đầu chúng tôi vẫn đang liên lạc, sắp xếp xong sẽ gọi điện thông báo cho các anh.” Đạo diễn nói với hai anh em họ Lưu.

Rầm rộ kéo đến, rồi rầm rộ kéo đi.

Đến khi họ rời đi, tôi lại bị Lưu Chí Quốc, Lưu Chí Quân kéo lại, cảm ơn rối rít một trận.

Tiễn họ về, tôi có cảm giác như sắp hụt hơi.

“Bên Ngô Linh bảo đã biết rồi.” Tí Còi đưa cho tôi một cốc nước: “Người bên đài truyền hình bận bịu thật.”

“Ừ, tiết tấu công việc khác với chúng ta.”

“Chúng ta cũng có lúc rất bận mà.”

Giai đoạn chúng tôi bận rộn, gần như đã qua rồi.

Tôi đặt cốc nước xuống, lòng lo lắng về chuyện đảo Cụt Đầu.

Nhưng lúc hết giờ làm thì tôi đã thấy an tâm.

Ngô Linh bảo sẽ có cách giải quyết, chắc có thể đi cùng một thuyền, lên đảo Cụt Đầu. Cô ấy hình như khá nắm chắc. Ngẫm lại giới quái dị, nhớ lại đội ngũ chuyên gia, rồi Huyền Thanh Chân Nhân, hình như đúng là không cần phải lo lắng gì.

Tuy nghĩ vậy, nhưng lòng tôi vẫn không yên.

Tôi cứ cảm thấy mình đã bỏ sót thứ gì đó, có cảm giác không
an tâm lắm.

Tiện tay lướt xem mạng xã hội, thấy Bạch An đã đăng tranh mới.

Đó là hành lang bệnh viện u ám. Đồng hồ điện tử treo trên tường đang hiển thị thời gian là “02:32”. Đèn lớn trên hành lang không mở hết toàn bộ, cách một đoạn mở một cái, khiến dãy hành lang càng có nhiều khoảng tối hơn.

Cửa phòng bệnh đều đang đóng, đèn ở quầy y tá đang sáng trưng.

Y tá mặc áo blouse trắng đứng trên hành lang, trước quầy y tá một chút, cả người đang đứng trong vùng sáng của ánh đèn, bóng ngã xuống nền nhà.

Cảnh tượng này, không hiểu sao lại khiến người ta cảm nhận được nỗi sợ hãi của y tá.

Dù chẳng thấy mặt của cô ta, chẳng thấy biểu cảm của cô ta, không nghe thấy tiếng cô ta nói, cũng không thể nhìn thấy cơ thể cô ta đang run rẩy từ bức tranh đang trong trạng thái tĩnh, nhưng vẫn sẽ có cảm giác ấy.

Đây là ấn tượng đầu tiên của bức tranh này.

Không phải quan điểm chủ quan của tôi.

Mà đợi một giây sau, tư duy của tôi đã làm việc, mới nghĩ đến cảnh nền của bức tranh này.

Tôi tìm kiếm trong những khoảng tối trên hành lang, đúng như dự đoán, tôi đã nhìn thấy một bóng người ở cửa của một phòng bệnh.

Người đó đang áp sát người lên cửa phòng bệnh, hình như đang nhìn trộm vào bên trong, tư thế của thân thể mang lại cho người ta cảm giác khó chịu.

Là con ma ấy.

Tôi thở hắt một hơi, nhấp vào bức tranh tiếp theo.

Bức này vẽ bên trong phòng bệnh.

Rèm của các giường bệnh đều đã được kéo lại, rèm cửa sổ cũng thế. Trên cửa sổ phía cửa ra vào có ánh đèn ngoài hành lang chiếu vào.

Tầm nhìn chính của bức tranh là nơi trong cùng của phòng bệnh. Từ vị trí này, nhìn thấy có một bóng người trên rèm giường bệnh ở giữa phòng.

Người đó đứng bên giường bệnh, nhưng hướng đang cúi mặt nhìn chăm chú không phải là giường bệnh, mà là bên cạnh giường bệnh.

Mép dưới của rèm giường cách nền nhà một khoảng trống, có thể nhìn thấy chân của giường bệnh, cũng có thể nhìn thất chân của giường tiện lợi (giường xếp nuôi bệnh).

Vị trí của bóng người đó vô cùng kì lạ.

Khoảng trống của hai giường bệnh rõ ràng đã bị giường tiện lợi chiếm trọn. Nhìn vị trí của bóng người thì giống như đang đứng trên giường tiện lợi. Những nếu thế thì người này lại quá thấp.

Trong phần bình luận ai cũng nói bệnh viện có ma ám, đáng sợ các loại.

Những cư dân mạng, fan thì khen ngợi kĩ thuật vẽ và sức tưởng tượng của Bạch An, tôi lại cảm thấy ớn lạnh trong lòng.

Không phải vì sợ, mà vì đồng cảm.

Bạch An có thể đang không ngừng mơ thấy những cảnh tượng kinh dị, thấy ác mộng mỗi đêm, không thể thoát ra.

Có thể anh ta đang gánh chịu tác dụng phụ nặng nề. Có thể không hề biết những ác mộng này tượng trưng cho điều gì.

Đâu phải ai ai nhìn thấy ma cũng sẽ đến tìm chuyên gia nhờ giúp đỡ, cũng đâu phải người nào đi tìm sự giúp đỡ cũng đang tìm đến đối tượng đúng đắn, giải quyết được vấn đề.

Vừa nghĩ đến đây, tôi lại thấy buồn bực trong lòng.

Cảm giác bất an ấy trở nên càng mãnh liệt hơn, tôi cũng không biết đây có phải là giác quan thứ sáu, có phải là Tiểu Bạch hoặc Diệp Thanh đang cảnh báo tôi chuyện gì đó hay không.

Tôi bồn chồn nhấp nhổm suốt mấy ngày liền, bị đám Tí Còi và cả cha mẹ hỏi han, nhưng tôi cũng chẳng thể giải thích tại sao.

Đến thứ sáu, Lưu Chí Quốc và Lưu Chí Quân báo cho tôi biết, đài truyền hình đã liên lạc với họ, cuối tuần sẽ xuất phát.

Gần như cùng lúc, Ngô Linh cũng gửi tin, bảo hành trình đã lên lịch xong xuôi.

Tôi và Ngô Linh, Lưu Miểu sẽ lên thuyền của nhân viên công tác đài truyền hình, đến đảo Cụt Đầu.

trước sau
Bình luận văn minh lịch sự là động lực cho tác giả. Nếu gặp chương bị lỗi hãy "Báo lỗi chương" để BQT xử lý!
Sử dụng gói vip bạn sẽ được phép tắt hết quảng cáo khi đọc truyện