Nhắc nhở xíu là Điệp Cách theo chế độ một vợ, một chồng, tức là Hoàng chỉ có duy nhất một vợ là Hậu thôi, nên hoàng thất có thứ tự vương tử, vương nữ dựa theo thứ tự sinh trong cả tông tộc.
Về những thông tin về bối cảnh chính trị của Điệp Cách - và các chi tiết cần lưu ý - thì chỉ cần xem lại chương 73.
.
"Ngươi chuẩn bị đi." Quốc sư rút tay về, cầm ý chỉ đưa gã.
Sầm Canh phớt lờ: "Vì sao chọn ta? Nhìn ta có chỗ nào giống người Điệp Cách để dẫn đầu sứ đoàn đại diện cho dân tộc ngươi à? Ngươi ăn nói úp úp mở mở, ai biết có phải âm mưu làm việc xấu xa. Không, ta không đi."
Gân xanh trên trán Thủy Nguyện nhảy lên, gã nô ɭệ này cãi chủ chem chẻm, khó chiều hơn cả đàn bà, hắn đã hao tài tốn của mang về cho gã cánh tay giả từ tận bên kia biển, thái độ rất ôn hòa rồi, vậy mà gã còn làm giá! Quốc sư thở sâu, lạnh lùng nói: "Chớ có vờ vĩnh với ta, ngươi đều đã xem qua hết các tấu sớ, còn cái gì mà chưa biết?"
Quan viên dâng tấu sớ thường để một nhành lá thiên tuế vào trang có nội dung quan trọng cần bẩm, nếu bề trên không chấp thuận thì sẽ bẻ lá trả về cho người viết. Nhược bằng chấp thuận thì giữ lại nhành lá, lúc thượng triều gởi cho viên chức để họ trình bày trước triều đình. Mà trong một cuốn tấu tháng trước Quốc sư chưa hề mở, đã rơi ra nhành lá thiên tuế bị gãy - dấu vết lộ liễu, lớn mật vậy chỉ có thể là gã khốn này!
Gã nô ɭệ to lớn nhìn xuống con người quyền khuynh triều dã vương cung, dưới đáy mắt đen như giếng cổ hồ có gợn sóng lao xao, chợt giữa mi gian gã lộ ra sự day dứt: "Thủy Nguyện, ngươi cứ không buông được cố chấp này?"
"Buông, bỏ?" Giọng hắn vút cao, run bần bật vì giận dữ, tóm lấy cổ gã, "Ngươi nói ta buông thế nào! Ngươi có từng nhìn thấy em trai, em gái mình nổ tung ngay trước mắt sao! Ngươi từng nhìn thấy mẹ mình gục ngã giữa vũng máu sao! Ngươi có từng nếm trải nỗi đau mất hết thân nhân trong một ngày sao! Ngươi có đêm đêm mơ thấy ác mộng, bị âm thanh hấp hối của người thân quấy nhiễu sao! Ngươi nói ta buông thế nào? Ta đặng lòng buông thế nào?"
Quyền trượng rơi xuống đất, thắt lưng Thủy Nguyện đập vào cạnh bàn, đầu gối đau tới mức cẳng chân run rẩy. Sầm Canh để mặc đôi bàn tay trên cổ mình bóp chặt, đặt tay vào hông hắn giữ người khỏi ngã. Hắn bấu lấy cánh tay gã, năm móng tay cắm sâu vào da thịt thô ráp, mệt mỏi nói: "Hai mươi năm, ròng rã hai mươi năm. Sầm Canh, dân tộc này đã tước đi non nửa sinh mạng của ta, của cha mẹ, của các em... ta không thể buông."
Cái chết của mẹ và các em của Thủy Nguyện là một tấn thảm kịch. Đó là một cuộc bạo loạn diễn ra vào năm thứ ba*, phát sinh như hệ quả tất yếu của cuộc tranh đấu giữa Hoàng và Hậu. Khởi sự từ một câu nói từ điện Tư tế, rằng: cứ như thế này, vương thành sẽ đi tới bờ vực diệt vong.
* Năm thứ ba tính theo thời hạn bốn năm của bé Sen.
Đó là một nhận định không sai, nhưng chớ nên được thốt ra từ miệng của một Tư tế. Tín ngưỡng Điệp Cách là khuôn vàng thước ngọc của luân thường đạo lý, có sức ảnh hưởng mạnh đến toàn tộc. Do đó, trước tình hình triều đình bất ổn kéo dài khiến xã tắc lầm than - lời nói lỡ làng ấy trở thành chất xúc tác làm lòng dân 'tức nước vỡ bờ'.
Vì vương thành tọa lạc tại vùng trũng nên kiến trúc tháp cao được xem là sang quý, các tòa tháp đỉnh nhọn lợp ngói lưu ly nhiều màu là biểu tượng quyền lực của Điệp Cách. Vào năm thứ ba bi kịch ấy, Hoàng và Hậu cùng về tộc Cao Yên ăn Tết, thông gia hoàng tộc đang cạn chén trên tòa tháp trung tâm thì cuộc đảo chính diễn ra. Bầy lũ cầm đầu dân bao vây Cao Yên thị bức vua thoái vị.
Lúc đó Thủy phu nhân và các em của Thủy Nguyện cũng bị bao vây ở tòa tháp khác, hắn dự tính đưa Cửu Điệp tới nơi an toàn rồi cứu gia đình song y rút tay khỏi tay hắn, đôi mắt xanh sáng trong, nói: "Ngươi muốn đi xem bệ hạ thì cứ đi đi, ta sẽ đến chỗ phu nhân."
Quả thực Thủy Nguyện cũng muốn đến chỗ bệ hạ, vì Hoàng đang mắc kẹt cùng với đám Cao Yên thị, ai biết chúng có trở mặt không, phần vì hắn cố nhiên tin tưởng vào năng lực ứng đối của mẹ mình - vả lại, Sầm Canh đang ở gần bà. Vậy nên hắn lập tức đồng ý, để cho Cửu Điệp tới chỗ Thủy phu nhân còn bản thân thì đi hộ giá vương hoàng. Song, chỉ chưa đầy hai khắc sau, một tiếng nổ lớn vang lên - nền móng tòa tháp hắn đang đứng rung chuyển và liền sau là âm thanh nứt vỡ gai góc.
Thủy Nguyện mục kích một cảnh tượng kinh hoàng: tòa tháp nguy nga sụp đổ hoàn toàn trong giây lát, giữa những tiếng ầm ầm và la hét hỗn loạn như diệu vợi, hai tai hắn ù đi và ý thức đông cứng tại khoảnh khắc ánh mắt bắt gặp khuôn mặt các em trên lan can tòa tháp đứt gãy. Đầu Thủy Nguyện rỗng tuếch. Bất quá chỉ trong một cái chớp mắt, hắn không biết mình lao đến đống hoang tàn như thế nào. Ở đó hắn thấy Cửu Điệp và người của Hoan Lạc cốc.
Cửu Điệp tái nhợt, hoảng hốt gọi hắn. Nhưng dưới ánh mắt Thủy Nguyện là làn sóng hoài nghi: A Dao, Đồ Mi, Y Nhã... Các trụ cột của Hoan Lạc cốc làm gì ở đây?
Ý nghĩ đầu tiên của Thủy Nguyện là: Cửu Điệp nuốt lời, chưa đến bốn năm mà y đã định rời đi. Suy nghĩ này như nọc độc bọ cạp, nhanh chóng ngấm sâu vào cốt tủy, ăn mòn phủ tạng làm đảo lộn ruột gan, sự phẫn nộ bịt tai, che mắt hắn khỏi nỗ lực biện bạch của y. Hắn đã hấp tấp cho rằng cuộc bạo loạn này có sự nhúng tay của Hoan Lạc cốc để đưa Cửu Điệp rời khỏi mình.
Mọi chuyện tiếp theo là ký ức không thể vãn hồi. Sầm Canh bò dậy từ dưới tàn tích, trước ánh mắt bàng hoàng của hắn, lao đến như một mũi tên kéo y ra khỏi làn nước Khô Lâu đen đỏ, khản tiếng hét to: "Không phải tại y!" Rồi đổ sụp xuống như chết.
Vỡ lẽ... Đúng vậy, nếu y muốn rời khỏi thì y có thể im lặng rời khỏi, cần gì phải thế này? Y sẽ không bao giờ lôi người trong cốc vào vấn đề của Địa thành. Thủy Nguyện đã không nghe Cửu Điệp giãi bày, ngay từ ban đầu hắn chưa từng tin tưởng y. Sau khi bạo loạn kết thúc, hắn có công hộ giá bệ hạ, một bước lên mây. Hắn điên cuồng lao đầu điều tra về Tư tế đã thốt ra lời đó nhưng hoàn toàn vô ích. Không dấu vết, không manh mối. Vị 'Tư tế' kỳ bí nọ như bốc hơi.
Thủy Nguyện chỉ biết chắc là tông tộc Tư tế tuyệt đối không tránh khỏi liên quan. Song dù Cao Yên thị sụp đổ tan tành thì Nạp Lan thị vẫn cứ đứng vững.
Tựa như năm đó Nạp Lan thị từng đưa Cao Yên thị lên làm vương hậu để đối phó với Cửu công chúa thì lần này bọn họ vẫn cầm trịch sợi dây sau màn, phá tan vỡ mối quan hệ giữa Thủy Kính trang và Hoan Lạc cốc, đồng thời xô Cao Yên thị ra gánh toàn bộ lỗi lầm. Mà bản thân Nạp Lan thị chỉ cần đóng cửa sám hối, chờ đợi thế thời nguôi ngoai để tái khởi. Thủy Nguyện làm sao chấp nhận được điều đó? Lẽ nào lại chẳng có cách lật đổ Nạp Lan thị?
Vậy chẳng bằng hắn sẽ dùng chính cách thức của họ đối phó với bọn họ.
Chuyện Nạp Lan Khan* là do Thủy Nguyện giật dây.
* Chương 113.
Từ sau tấn bi kịch, Sầm Canh luôn luôn bị Thủy Nguyện kiếm cớ đuổi khỏi vương thành. Gã lớn xác nhưng không phải kẻ thiếu đầu óc, dù biết rõ Quốc sư vì tình hình vương thành bất ổn mà đưa Thánh tử hạ giáng đến Tây Minh để hòa giải dân với hoàng tộc, song ngay từ việc Thủy Nguyện 'chủ động' đề cập chuyện này với Mạc Tử Liên là gã đã thấy kỳ quặc.
Một tông tộc đông đúc dĩ nhiên sở hữu nội bộ vô cùng phức tạp, không ai có đãi ngộ như ai, trước quyền thế, phú quý, lòng người rất dễ dao động. Nạp Lan Khan vốn tham hư vinh, trước đây thường gièm pha bên tai Tam vương tử Ô Thù, Thù ngã thì gã nhanh chóng đi nịnh nọt tôn thất khác. Sau khi Thánh tử hạ giáng, vương tôn, tử, nữ mấy ai lại chẳng động lòng với ngai vàng, Quốc sư chỉ việc để lộ ra vài ý đồ bóng gió lập Thánh tử mới là Khan cắn câu liền.
Mà trước dã tâm của bọn chúng, Quốc sư kiên nhẫn khuyên bảo vương hoàng, tung hê công lao Ô Khê ra đi vì dân, cắn chặt không nhả vị trí Thánh tử, hướng suy nghĩ của bè lũ Nạp Lan Khan sang Thương Vũ vương. Quả nhiên chúng âm mưu phá hủy danh dự của Ô Khê bằng cách vu khống cậu hạ độc Thương Vũ vương.
Trước hết, phải biết một điều là cai thành Cao Yên thị sụp đổ thì quyền 'cai thành' của bọn họ sẽ tóm vào tay Sài thị và hoàng tộc, tức là bè lũ Khan muốn duỗi tay ra khỏi vương thành thì e rằng Quốc sư đã cố ý cho phép 'lỗ hổng' xuất hiện. Thủy Nguyện đã thao túng Nạp Lan Khan như vậy.
Về vấn đề Tư quốc, lại phải nhắc tới chiến sự năm ngoái của Tư quốc với tộc Miểu, những vu sư can dự vào cuộc chiến đó chính là tư binh* của Cao Yên thị. Bởi vì sao? Bởi vì sau cuộc bạo loạn thì quân sự của vương thành bị hoàng tộc gắt gao siết lại - dĩ nhiên là Ô thị phải làm vậy - và do đó bó chặt tay chân của Cao Yên thị. Vương hậu nóng lòng, liều lĩnh cấu kết với người Miểu rồi hủy dòng dõi trăm năm. Hình xăm của Hoan Lạc cốc xuất hiện trên Lý Vụ Siêu là hòng vì mục đích này. Thủy Nguyện chẳng có lý do gì để quan tâm đến sự bình yên của giang hồ đất trong, cái mà hắn muốn là khơi dậy hoài nghi về cuộc chiến đó với Hoàng đế Tư quốc. Thế là Nạp Lan thị sẽ phạm tội giống như Cao Yên thị.
* Binh lính nuôi riêng.
Tại sao hình xăm của Hoan Lạc cốc mà có thể đánh Nạp Lan thị? Thứ nhất, chẳng nhẽ Hoàng đế Tư quốc lại ngu đến mức chỉ dựa vào một hình xăm mà bác bỏ hết bằng cớ chĩa vào Nạp Lan Khan sao? Trái lại xăm lộ liễu càng khiến sự hoài nghi nặng hơn. Thứ hai, Hoan Lạc cốc bị liên lụy thì Mạc Tử Liên sẽ phải ra tay trấn áp, với tài và lực của y - ba thế lực cùng ép chết Nạp Lan thị thì họ sống nổi sao? Thủy Nguyện hận thấu xương, muốn dồn Nạp Lan thị vào đường cùng, để một đao chém chết tất cả, như năm đó tòa tháp sụp đổ tước mất tất cả của hắn.
Thủy Nguyện hoàn toàn không lo lắng bị Tư quốc tạo áp lực. Tây Vực đất độc song là con đường giao thương quan trọng giữa ba nước Tư, Minh và Yên Hoa. Vương thành đã ký hiệp ước với Tây Minh về vấn đề ổn định Tây Vực - do đó trừ khi Điệp Cách đồ sát con dân nước Tư, Hoàng đế Tư quốc muốn động vào bọn họ thì cũng phải nể