Trans: Nhật Nguyệt Phong Hoa
***
Tạ Trường Yến thầm mắng mình chuyện nên hỏi thì không hỏi đi hỏi chuyện không đâu.
Chỉ vì bản thân cảm thấy Phong Tiểu Nhã không như lời đồn mà quên mất "chiến tích lẫy lừng" của y.
Sở dĩ nàng cảm thấy y chính trực uy nghi là vì thân phận đặc biệt.
Còn đối với những cô nương khác, y vẫn là chàng công tử gieo hoạ "Cô nương chớ hoài mong ngóng" đấy thôi.
"Ta..."
"Ta..."
Tạ Trường Yến và Thương Thanh Tước đồng thời cất tiếng, sau đó cũng đồng thời dừng lại.
Thương Thanh Tước cười nói: "Đôi lúc phu quân hành sự không hợp lẽ, mong cô nương đừng trách cứ chàng.
Tuy hôm nay chàng không đến nhưng đã sắp xếp mọi thứ ổn thoả cho cô nương, tuyệt đối không có chuyện làm lỡ dở việc học của cô nương."
"Đâu có.
Phu nhân không trách ta mạo muội quá lời là tốt lắm rồi.
Còn về sư huynh..." Tạ Trường Yến áy náy xong thì lòng hiếu kỳ trỗi dậy, "Tân nương tử là ai thế?"
"Ta cũng chưa được gặp bao giờ.
Nghe nói là con gái của một nhà bán rượu, họ Thu."
Tạ Trường Yến nghĩ thầm: Ồ, con gái nhà bán rượu à...!sư huynh không kén chọn lắm nhỉ...
Cuộc nói chuyện vừa đến đó thì xe ngựa dừng lại, Như Ý ở ngoài xe nói: "Đến rồi, xuống xe đi."
Tạ Trường Yến vén rèm xe ra, nhìn thấy ba chữ Cầu Lỗ Quán.
Không giống những bức hoành treo trên cửa thông thường, ba chữ này được khảm hẳn lên cánh cửa, tạo hình của chữ cũng vô cùng độc đáo.
Một nét trên chữ Cầu là hình chiếc rìu.
Nửa trên chữ Lỗ là một con cá nhảy nửa thân ra khỏi chậu.
Phần bên trái chữ Quán vẽ thành một căn nhà đẹp mắt, hai bộ Khẩu(*) bên phải là hai cánh cửa nhỏ.
(*) Chữ Quán: 馆
Cầu Lỗ Quán: 求鲁馆
Tạ Trường Yến đang không hiểu hai cánh cửa nhỏ đó dùng để làm gì thì thấy Như Ý nhảy xuống xe, bước đến gõ lên cánh cửa nhỏ, cao giọng gọi: "Phụng mệnh bệ hạ đến thị sát Lỗ Quán.
Mở cửa."
Lời vừa dứt, chiếc rìu trên chữ Cầu bắt đầu chuyển động đến đầu con cá đang nhảy khỏi chậu, thân cá tách làm hai, mỗi bên rơi vào mỗi cánh cửa nhỏ.
Ngay sau đó, lẹt kẹt một tiếng, cánh cửa cao lớn tự động mở ra.
Chỉ chứng kiến cơ quan trên cánh cửa này thôi đã đủ làm người ta trợn mắt há mồm.
Tạ Trường Yến kinh ngạc không thôi, Thương Thanh Tước nắm tay nàng nói: "Xe ngựa không tiện đi lại trong Cầu Lỗ Quán, chúng ta xuống xe đi."
Tạ Trường Yến bèn dìu nàng ấy đi xuống.
Chân Thương Thanh Tước đi khập khà khập khiễng nhưng thần thái tự nhiên trang nhã, không bởi thân mang thương tật mà xấu hổ.
Thấy thế Tạ Trường Yến cũng yên tâm, nàng tập trung quan sát mọi thứ trong Lỗ Quán.
Cuối cùng nàng đã hiểu vì sao xe ngựa không thể đi lại trong quán, bởi vì quá lộn xộn.
Đông Tây Nam Bắc đều là phòng ở, chính giữa là đình viện rộng lớn, bùn cát chất thành đống cao đống thấp, phía trên còn đặt guồng nước cỡ lớn với kết cấu phức tạp mà mới mẻ, rất khác những guồng nước thông thường.
Một tốp người mặc áo xanh, đầu quấn khăn trắng đang bò lên bò xuống gõ gõ đóng đóng, người người bận bịu chuyện của mình không ai để mắt tới sự xuất hiện của ba người.
Tạ Trường Yến đang xem rất thích mắt thì nghe một tiếng ầm lớn vang lên từ căn phòng ở hướng chính Bắc.
Mặt đất chấn động theo, đất cát chất thành đống cũng rào rào đổ ập, mọi người hốt hoảng đi cứu vớt.
Như Ý la lên một tiếng rồi ôm đầu ngồi xổm xuống, gọi Tạ Trường Yến và Thương Thanh Tước: "Mau ngồi xuống ngồi xuống!"
Tạ Trường Yến kéo Thương Thanh Tước ngồi xuống.
Động đất chỉ kéo dài chừng nửa tuần trà(*) thì ngưng.
(*) Khoảng 7 8 phút.
Một nam thanh niên mặt mày dính toàn bụi cát bước ra từ căn phòng hướng Bắc đó.
Mọi người quay đầu sang hỏi: "Thế nào rồi?"
Người nọ lắc đầu, mặt ủ rũ: "Không thành."
"Haizz." Mọi người lắc đầu thở dài rồi tiếp tục bận việc của mình.
Như Ý ra hiệu cho Tạ Trường Yến đứng dậy rồi đi đến chỗ người nọ: "Oa lão đâu? Phụng mệnh bệ hạ đưa...!ừm đưa Tạ cô nương đến bái phỏng Oa lão."
"Đang ở trong phòng.
Nhưng mà thời điểm này đừng vào thì hơn, thầy lại thất bại nữa rồi, đang sốt ruột dậm chân trong phòng kia kìa." Người nọ phủi sạch bụi trên người rồi hành lễ với Tạ Trường Yến, "Vãn sinh Mộc Gian Ly là đại đệ tử của Cầu Lỗ Quán.
Nếu người không chê thì hãy để ta đưa người đi tham quan nơi này."
Tạ Trường Yến tò mò: "Oa lão đang làm gì vậy?"
"Thầy đang nghiên cứu lửa xanh của Bích quốc, muốn dùng nó để khai thông đường núi."
Lửa xanh là loại lửa chỉ có ở Bích quốc, nổi danh nhờ ngọn lửa có thể bắn xa và màu sắc rực rỡ, nhưng chẳng ngờ còn có công dụng khác.
"Khai thông thế nào?"
"Bệ hạ hạ chỉ khai thông kênh đào Ngọc Tân nhưng suốt chặng có nhiều núi, nếu dựa theo cách trước nay là mở một đường ống dẫn trong núi rồi bỏ củi vào đốt, sau đó rưới nước lạnh để nham thạch nứt ra.
Nhưng cách này quá chậm, ba năm cũng chưa chắc đã hoàn thành.
Bởi vậy thầy và chúng ta đang nghĩ cách.
Xin mời đi bên này." Mộc Gian Ly vừa nói vừa dẫn đường.
Trên khắp các vách tường vẽ một bức tranh dài vô tận, nhìn kỹ lại hoá ra là hình kênh đào Ngọc Tân.
Trên tranh có thể thấy rõ từng nhánh từng nhánh sông của Vị Hà(*) và Hoàng Hà liên kết lại với nhau.
(*) Vị Hà hay còn gọi là Vị Thuỷ, đây là con sông ở Tây Trung Bộ Trung Quốc và là phụ lưu lớn nhất của Hoàng Hà.
Tạ Trường Yến nhìn sang những chiếc guồng nước lớn trong viện, hỏi: "Vậy những guồng nước này cũng để phục vụ cho kênh đào?"
"Chúng lợi dụng sức gió đẩy guồng chuyển động, dùng để thoát nước ở các hồ thuộc nhánh Vị Hà.
Nhưng mà tình hình trước mắt là vẫn chưa làm tốt như mong đợi.
Ngoài ra, chúng ta còn tạo guồng xe chuyên dụng cho nước phù sa..."
Tạ Trường Yến vừa nghe vừa cảm thấy chấn động lòng người không lời nào tả hết.
Không thể phủ nhận rằng sau khi đến Ngọc Kinh, những gì được nghe được thấy vượt xa những điều được học suốt mười ba năm qua.
Ở Tạ gia, nàng học thơ văn lễ pháp, theo đuổi thuyết tự nhiên Vô Vi đạo.
Giả sử như đối với việc xây kênh đào Ngọc Tân lần này, Tạ Hoài Dung đánh giá như sau: