ược như ý
Trans: Nhật Nguyệt Phong Hoa
***
Mùng ba tháng ba, hoa thược dược nở.
Từ sáng sớm thức dậy Tạ Trường Yến đã không thấy mẹ đâu.
Nghe người lái thuyền bảo có lẽ phu nhân lên chợ mua đồ rồi, vì xe ngựa cũng không còn đấy.
Tạ Trường Yến bèn không bận tâm nữa, bắt đầu chuẩn bị sửa soạn trang điểm.
Nàng rút một chiếc hộp trong ngăn kéo ra, bên trong là một cây trâm gỗ.
Gỗ xưa thoáng hương trầm hương, điêu khắc thành tạo hình phượng trên cây ngô đồng, loại gỗ là gỗ tốt, kỹ thuật chạm khắc cũng rất xuất sắc, quan trọng nhất đây là món quà do chính tay cha gọt đẽo tặng cho mẹ làm quà gặp mặt năm đó.
Mẫu thân mang nó đến Ngọc Kinh rồi lại mang về Tân Châu.
Lúc khó khăn nhất cần bán trang sức cũng không nỡ đem bán cây trâm này.
Lễ thành niên hôm nay, trước mộ của cha, mẹ sẽ tận tay đeo chiếc trâm này lên cho nàng.
Nếu cha trên trời có linh thiêng, nhìn thấy cảnh này chắc hẳn cũng sẽ thấy được an ủi.
Tạ Trường Yến lau chùi chiếc trâm cẩn thận rồi cất nó trở lại hộp, lòng ngập tràn mong chờ.
Guồng nước chuyển động lọc cọc, phía bên đầm nước, một khóm hoa thược dược lặng lẽ nở rộ, vài chú bướm đậu trên cành hoa, vung vẫy đôi cánh xinh đẹp.
Chương Hoa mệt mỏi từ buổi chầu sáng quay về, không thay áo như mọi khi mà đi thẳng vào phòng bướm.
Tà áo chàng bay lên làm nổi gió kinh động đến bướm, chúng hoảng loạn bay đi, đợi khi chàng ngồi xuống, mãi không thấy nhúc nhích chúng mới bay trở lại.
Chương Hoa chìa ngón tay ra, một con bướm chầm chậm bay tới đậu lên tay chàng.
Chương Hoa nhìn nó chăm chú, tấm mặt nạ bình lặng dần tách rời, lộ ra những biểu cảm chân thực phía dưới, có chút hoang mang, chút hoài niệm và một chút bi thương khó nói thành lời.
"Mười lăm năm rồi." Chàng lẩm bẩm, "Tạ tướng quân."
Đây là năm thứ mười lăm từ khi Tạ Trường Yến chào đời.
Cũng là năm thứ mười lăm Tạ Duy Thiện rời khỏi thế gian này.
Còn là năm thứ mười lăm chàng lột xác từ một đứa bất tài thành Gia Ngôn.
"Thần đến rồi." Người nọ mỉm cười với chàng, hệt như cơn gió ấm áp có thể xua tan mọi nỗi sợ hãi và giá lạnh, "Điện hạ, đừng sợ."
Mười lăm năm qua, câu "đừng sợ" đó vẫn luôn vang vọng bên tai, khích lệ chàng dũng cảm bước về phía trước, không gì sợ hãi.
Tạ Trường Yến không hề biết, trong ba mươi người con gái của Tạ gia tại sao Chương Hoa lại chọn trúng nàng.
Trói buộc của vận mệnh đã viết nên từ mười lăm năm trước rồi.
Năm tháng như nước chảy, một ly xuân lộ lạnh như băng(*).
(*) Một câu trong bài thơ Yết Sơn của Lý Thương Ẩn.
Mượn điển cố Ma Cô thương hải tang điền để chỉ tốc độ biến hoá của vũ trụ.
Tạ Trường Yến chờ trên thuyền hồi lâu mãi đến khi mặt trời nhích từ đầu thuyền bên này sang đầu bên kia rồi mà Trịnh thị vẫn chưa về.
Cuối cùng Tạ Trường Yến cũng cảm thấy có gì đó không ổn, nàng lệnh cho các thuyền phu tẻ ra khắp nơi tìm kiếm.
Bản thân cũng chẳng rảnh rang, vội vã chạy đến chợ tìm người.
Chợ ở Tân Châu là chợ sớm, bắt đầu từ giờ Dần, bây giờ đã gần giờ Ngọ, chợ đã tan tầm gần hết.
Trịnh thị ngồi xe ngựa cỡ to đi, vốn dĩ rất dễ nhận biết nhưng hỏi thăm một vòng ai cũng bảo không thấy chiếc xe nào như vậy.
Cuối cùng, nhờ Hồ Trí Nhân chạy đến, phát động tất cả thủ hạ đi tìm mới nghe ngóng được tin, đúng là có một chiếc xe ngựa như thế nhưng không phải chạy lên chợ mà ngược hướng đi ra biển.
Tạ Trường Yến lập tức nghĩ đến một khả năng, nàng bèn hỏi mượn Hồ Trí Nhân một con ngựa rồi vội vàng thúc ngựa chạy đi.
Tân Châu ba mặt giáp biển, con thuyền bệ hạ tặng dừng ở biển phía Bắc.
Ngoài ra còn hai phía Tây và Nam, phía Tây giáp hai nước Bích Nghi, trao đổi mua bán hàng hoá, cực kỳ phồn hoa.
Phía Đông thông ra biển ngoài, chủ yếu để các ngư phủ ra biển đánh bắt cá, phía bờ biển bên kia là Trình quốc nên nơi này thường hay xảy ra chiến sự.
Mộ của Tạ Duy Thiện nằm ở phía Đông.
Tạ Trường Yến cưỡi ngựa nhắm thẳng đến đó, một tuần trà sau thì đến trước bia mộ của cha.
Quả nhiên xe ngựa cỡ to đang dừng bên mộ.
Một người ngồi cạnh đó, quay lưng lại với nàng, chính là Trịnh thị.
Tạ Trường Yến thở phào nhẹ nhõm, bấy giờ mới cảm nhận được mồ hôi lạnh túa đầy trên lưng.
Nàng nhảy xuống ngựa, đi về phía Trịnh thị: "Mẹ."
Trịnh thị quay đầu lại, gương mặt kinh ngạc như người vừa tỉnh mộng: "Vãn Vãn?"
"Sao mẹ không chờ con mà đến đây trước vậy?" Tạ Trường Yến bước qua nắm lấy tay Trịnh thị, phát hiện hai bàn tay bà lạnh như băng.
"Mẹ...!đêm qua mẹ chợt nhớ, sinh nhật của con vào hôm nay nhưng cha con đi trước nửa ngày, nên mẹ muốn đến đây trước thăm ông ấy, ngắm mặt trời mọc với ông ấy.
Ai ngờ đợi mãi rồi bất tri bất giác ngủ quên mất." Trịnh thị đứng dậy, vuốt thẳng nếp nhăn trên áo, "Xin lỗi, để con lo lắng rồi."
Tạ Trường Yến bĩu môi nói: "Mẹ quá đáng thật đó, sao không kêu con đi cùng? Con cũng muốn ngắm mặt trời mọc với cha mà."
Trịnh thị bật cười: "Con đến Tân Châu tế bái cha con nhiều lần, ngắm từ lâu rồi, còn mẹ mới là lần đầu tiên đến."
"Biết rồi biết rồi mà, mẹ muốn ở riêng với cha chứ gì.
Nhưng mà lần sau nhớ nói trước một tiếng tránh để ngủ quên mất làm con tìm khắp nơi."
"Được được được." Trịnh thị đáp.
Tạ Trường Yến nhìn xung quanh: "Lạ thật."
"Lạ cái gì?"
"Tuy nơi này không náo nhiệt bằng phía Nam nhưng trước nay cũng có thuyền bè ra ra vào vào, người đi lại không ít, tại sao hôm nay vắng vẻ thế này, một bóng người cũng không thấy đâu?"
Trịnh thị sững người một lát: "Khi mẹ đến cũng đúng lúc có một nhóm ngư dân ra biển, chắc là vẫn chưa về."
"Có khi nào trên biển nổi gió to rồi không? Ối không không, cái miệng quạ này của con thật là!" Tạ Trường Yến vội vái ba lạy trước mộ Tạ Duy Thiện, "Cha phù hộ, đại cát đại lợi, để họ bình an trở về."
Trịnh thị thấy thì giờ cũng không còn sớm bèn đề nghị: "Con đã đến rồi thì nhân lúc yên tĩnh, chúng ta bắt đầu đeo trâm luôn đi."
"Vâng ạ." Tạ Trường Yến mò tay áo, "Á, đi gấp quá quên mang theo trâm rồi.
Mẹ đợi một lát con quay về lấy ngay, nhanh thôi!"
Trịnh thị