Nguyên văn quẻ bói:
Hoán; hanh.
Vương cách hữu miếu, lợi thiệp đại xuyên, lợi trinh.
Dịch văn:
Lìa tan: hanh thông.
Vua tới nhà Thái miếu, vượt qua sông lớn thì lợi, giữ đạo chính thì lợi.(*)
(*) Theo nguồn Tử Vi Cổ Học.
Giải nghĩa:
Quẻ Hoán có tượng gỗ trôi trên nước, gió thổi trên nước, thuyền ở trên nước, tức tan rã, ly tán.
Nhưng hành sự tuỳ cơ, vua đến nhà Thái miếu, mạo hiểm vượt qua sông lớn, chỉ cần giữ đạo chính thì lợi.
"Boang boang boang! Giờ Sửu canh bốn, trời lạnh đường trơn!" Người gõ trống canh cầm mõ đi qua đường Thiên Tuyền thì bất chợt có hai con ngựa lao tới từ phía trước, người nọ hoảng sợ chạy lên định cản lại, "Ai đó? Thời gian giới nghiêm mà dám..."
Chưa dứt lời, người cưỡi trên con ngựa phía sau bỗng vung roi, cuốn hắn lên.
Người canh phu nhắm tịt mắt lại, thầm nhủ mình sắp toi đời rồi.
Thế nhưng một giây sau, cơ thể nhẹ bẫng, hắn nhận ra mình đang đứng bên vệ đường, người không có chút thương tổn nào.
Đến khi hắn nhìn lại thì hai người kia đã cưỡi ngựa đi xa rồi.
Canh phu vội vàng cất mõ vào, chạy đi báo với đội quân tuần đêm, bọn họ lập tức cho người lục soát toàn thành.
Mà giờ phút này, hai con ngựa kia đã qua rừng Vạn Dục, chạy thẳng lên núi Tuế Hàn, cuối cùng dừng lại trước cửa Đào Hạc sơn trang.
Bấy giờ là tháng năm năm Hoa Trinh thứ sáu, cách ngày Tạ Trường Yến đi Trình vừa tròn một năm.
Tuyết đọng trên núi mới tan, đêm đã khuya, hơi lạnh thấm vào lạnh thấu xương.
Trước cửa sơn trang, Tiêu Bất Khí đang khom người chờ đợi, thấy hai người đến thì dắt ngựa qua một bên, quay đi dẫn đường.
Chương Hoa cởi áo choàng ra, trên mặt không giấu hết nỗi lo lắng, vừa vào phòng đã hỏi: "Rốt cuộc chuyện là thế nào?"
Tiêu Bất Khí dẫn họ vào một căn phòng nhỏ ở trong góc vắng.
Trong phòng, một người quỳ bên cạnh một người khác, chính là Mạnh Bất Ly và Phong Tiểu Nhã.
Phong Tiểu Nhã ra hiệu với Mạnh Bất Ly đừng động đậy rồi quay đầu nhìn sang Chương Hoa: "Bệ hạ, ngồi xuống trước đã."
Chương Hoa hít sâu một hơi, ổn định nhịp thở, ngồi xuống đối diện Phong Tiểu Nhã.
"Bất Ly không giỏi lời ăn tiếng nói nhưng chuyện hắn muốn nói rất phức tạp, thế nên sau khi về kinh thì tìm đến ta, để ta bẩm tấu lại với bệ hạ." Phong Tiểu Nhã ra hiệu cho Tiêu Bất Khí rót trà, chờ Chương Hoa cầm ly trà trong tay rồi mới nói, "Tạ cô nương...!mất tích rồi."
Răng rắc, ly trà trong tay Chương Hoa nứt ra, nước nóng bên trong lập tức bắn ra ướt hết người chàng.
Cát Tường sau lưng Chương Hoa hớt hải lấy khăn tay định lau cho chàng nhưng Chương Hoa tỏ ý không cần.
Chàng quay đầu nhìn Mạnh Bất Ly đang quỳ dưới chân Phong Tiểu Nhã, thấp giọng nói: "Thuật rõ lại toàn bộ quá trình xem."
"Để ta nói thay hắn." Phong Tiểu Nhã ngồi trên ghế, đắp một tấm nỉ lót dày dày trên chân, sắc mặt còn tái hơn ba năm trước.
Tiêu Bất Khí lấy ra ba món đồ đặt lên bàn.
Món thứ nhất là bản đồ của Trình quốc.
"Ta kể lại từ đầu vậy.
Tháng sáu năm ngoái, Bất Ly theo Tạ cô nương đi Trình quốc, trên đường gặp gió lốc, hải tặc, sau đó gặp được Nghi thương Hồ Trí Nhân nên kết bạn cùng đến Lô Loan.
Ở đó, nàng ấy tạm biệt Hồ Trí Nhân, gửi nhờ thuyền rồi dẫn Bất Ly cưỡi ngựa du ngoạn.
Trải nghiệm sau đó đều được viết trong quyển Triều Hải Mộ Ngô Lục ba này, chắc hẳn bệ hạ đã xem qua."
Món thứ hai là Triều Hải Mộ Ngô Lục quyển thứ ba.
Phong cách trong quyển này không giống với hai quyển trước hài hước thú vị, quyển này viết rất nghiêm khắc, dùng từ không thêm bất cứ quan điểm cá nhân nào, so với những sự việc bi thảm được miêu tả trong sách, trong bút pháp còn cho thấy một sự dịu dàng và từ bi.
Đương nhiên Chương Hoa đã đọc qua, thậm chí còn đọc sớm hơn tất cả mọi người.
Bởi vì Tạ Trường Yến viết xong mỗi một phần sẽ gửi trước cho chàng rồi mới tổng kết.
Trong đó có một đoạn như thế này: "Sơn bắc có một thôn tên là Nam Oa, nhà nhà đời đời đều chỉ sinh con trai.
Do không có con gái nên đến cuối năm sẽ có một phong tục là tìm vợ, ý chỉ tìm một cô vợ về nhà đón tết.
Những cô gái ở châu huyện lân cận đều đóng cửa không đi đâu, sợ bị bắt đi.
Trong thôn có một con suối tên Sinh Tử, dưới suối chất đầy xương cốt của trẻ sơ sinh là con gái."
Trong đó cũng có một đoạn thế này: "Trong tháng hai, huyện Đông Sinh có lễ tế Trùng Sinh, tất cả nam giới thành niên đều phải cởi hết quần áo, nhảy vào hồ băng Phong Cốc ở cạnh chùa Đông Sơn để nước băng gột rửa cơ thể, sau đó chất gỗ đồng thành đài cao, đốt lửa rồi rải muối và vừng để lửa tịnh hoá cơ thể, mong cầu cho một năm mới mưa thuận gió hoà, con cháu bình an.
Ngoài ra, lễ tế cũng thật ly kỳ, giày vò trong băng lạnh như thế mà không một ai đổ bệnh."
Trong đó còn có một đoạn thế này: "Nam giới ở huyện Vĩnh Bình khi thành niên cần giết thú lấy đầu treo trên cửa.
Thú càng dữ thì người dân càng kính nể.
Đến nay người mạnh nhất là người giết được cá mập, xương cá mập dài tận năm trượng, mỗi năm đón tết phụ nữ trong huyện sẽ dẫn con cháu trong nhà đến bái lạy trước cửa, cầu an khang khoẻ mạnh."
Một năm qua, Tạ Trường Yến thực hiện đúng như lời nàng đã nói: "Ta muốn đi xem nhân tình thế thái của họ, ta muốn xem xem tại sao vùng đất đó lại nuôi dưỡng nên loài hoa tà ác." Nàng đi qua rất nhiều nơi, nhìn thấy rất nhiều tội ác và bất công.
Tổng thể mà nói Trình quốc là một quốc gia tôn sùng kẻ mạnh, trọng nam khinh nữ, không biết bao nhiêu bé gái vừa ra đời đã bị dìm chết, sau khi nam giới trưởng thành, vì không có vợ để cưới nên phải đến nơi khác mua, xúc tác cho nạn mua bán người lúc đầu.
Tội ác của nước họ có thể lây lan sang nước khác.
Nhưng ngay từ đầu năm, Yên vương ban phát pháp lệnh mới, cấm người dân buôn bán nhân khẩu, nếu bị phát hiện, dù cho là bán hay chưa đều bị phán hình phạt đóng đinh, người thu mua nắm rõ tình hình cũng xử cùng tội, kẻ không biết thì phán lao động khổ sai, người tố giác thưởng ba xấp vải lụa.
Buôn bán trẻ em dưới mười tuổi, bất kể cha mẹ có tự nguyện hay không đều phạt tội.
Pháp lệnh vừa ban hành, những châu huyện giáp biển trở thành khu vực tiêu diệt trọng điểm.
Trong vòng vỏn vẹn ba tháng, tra xét và bắt được bảy mươi con thuyền mua bán người, tra ra ba mươi kẻ gian.
Điều khiến người ta đau xót hơn hết là trên những con thuyền đó