Ngoại trừ phương pháp phân loại nhóm máu này ra, còn có một loại biện pháp phân loại khá thông dụng là RH. Vào năm 1940, nhà khoa học phát hiện, trong hồng cầu của phần lớn mọi người đều chứa một loại kháng nguyên gọi là RH ( lại trở thành kháng nguyên nhóm máu D).
Trên y học, đối với người trong hồng cầu có kháng nguyên RH nhóm máu trở thành RH dương tính. Mà những người trong hồng cầu không chứa đựng kháng nguyên RH lại là RH âm tính. Trong đó người có nhóm máu RH dương tính có thể nhận máu cúa người có nhóm máu RH âm tính. Nhưng người có nhóm máu RH âm tính lại không thể nhận máu của người có nhóm máu RH dương tính.
Nhóm máu RH phân loại không chỉ đơn giản phân chia nhóm máu người ra thành nhóm máu RH âm tính và nhóm máu RH dương tính. Loại phương pháp phân loại này còn kết hợp với hệ thống phân loại nhóm máu ABO, tách ra thành nhóm máu A- RH dương tính, nhóm máu B- RH dương tính, nhóm máu O - RH dương tính, nhóm máu AB- RH dương tính và nhóm máu A- RH âm tính,, nhóm máu B- RH âm tính, nhóm máu O - RH âm tính, nhóm máu AB- RH âm tính. Tất cả là tám loại nhóm máu.
Người Trung Quốc, nhóm máu RH dương tính là tuyệt đại bộ phận. Tỉ lệ cao tới 99,7%, mà nhóm máu RH âm tính chỉ chiếm được 0,3%. Trong đó 0,3 % người có nhóm máu RH âm tính, lúc này lại chia thành các loại RH âm tính theo nhóm máu A, B, O, AB với tỉ lệ lần lượt là 33:1. Nói cách khác, người có nhóm máu AB- RH âm tính như Triệu Trường Phong, ở Trung Quốc chỉ chiếm tỉ lệ một phần vạn. Có thể thấy được nhóm máu này hiếm tới mức nào!
Trước Triệu Trường Phong, kho máu tỉnh Trung Nguyên chỉ phát hiện ra hai người có nhóm máu AB – RH âm tính trong những người đã hiến máu. Lần này phát hiện Triệu Trường Phong cũng là người có nhóm máu AB - RH âm tính AB, tất nhiên giống như lấy được chí bảo, nên bọn họ nhớ kỹ tất các các tư liệu về Triệu Trường Phong.
Đương nhiên, cho dù người hiến máu bình thường. Trong kho máu sẽ thành lập hồ sơ lưu trữ. Chỉ có điều hồ sơ lưu trữ sẽ không tỉ mỉ giống như Triệu Trường Phong mà thôi.
Chuyện nói tới đây, liền miêu tả sinh động hơn vì sao Bác sĩ Trương của kho máu tỉnh Trung Nguyên tìm Triệu Trường Phong. Kho máu nhất định là cần dùng máu của Triệu Trường Phong để cứu người. Hơn nữa người cần cứu nhất định có quan hệ với cô gái mặc áo khoác da chồn tên là Lâm Hân Bình kia.
Năm nay Lâm Hân Bình hai mươi hai tuổi, là nghiên cứu sinh của trường đại học sư phạm Trung Nguyên chuyên khoa lịch sử khảo cổ, có thầy là Chu Hoành Xương, giáo sư chuyên gia giám định văn vật nổi tiếng cả nước, chủ công giám định văn vật.
Lâm Hân Bình là con gái một, gia cảnh giàu có. Cha cô là Lâm Đông Phong. Cuối thời kì những năm 80 ông ta đã dẫn theo vợ tới thường trú tại Hắc Long Giang thành phố Hắc Hà, kinh doanh buôn bán với người Nga ở vùng sát biên giới. Tài sản trong tay đã sớm hơn triệu.
Bởi vì buôn bán với biên giới lợi nhuận rất lớn, vợ chồng Lâm Đông Phong cũng vui mừng mà quên trở về, giao Lâm Hân Bình cho ông nội là Lâm Mãn Đường sống ở thành phố Trung Châu chiếu cố giúp. Cũng may lúc ấy Lâm Hân Bình đã bắt đầu học đại học, cũng không cần Lâm Mãn Đường phải lo lắng nhiều. Về phần tiền tài, vợ chồng Lâm Đông Phong không lúc nào tiếc với Lâm Hân Bình. Lâm gia lúc này chỉ có một mình nàng độc đinh a.
Thân thể của Lâm Mãn Đường vô cùng khỏe mạnh. ngày thường ngay cả đau đầu nhức óc đều rất ít thấy. Nhưng trưa hôm nay sau khi ăn cơm xong, Lâm Mãn Đường đột nhiên bắt đầu hộc máu. Điều này đã khiến Lâm Hân Bình cảm thấy sợ hãi. Cô và vú nuôi vội vàng gọi 120 kêu xe cứu thương tới đưa ông nội đến bệnh viện. Đến bệnh viện, sau khi bác sĩ làm kiểm tra, nói cho Lâm Hân Bình biết, Lâm Mãn Đường bị chảy máu dạ dày cấp tính, cần phải lập tức truyền máu.
Lâm Hân Bình quát vào mặt người bác sĩ kia:
- Vậy còn không mau