Editor: Senhh
Phần mộ tổ tiên của các gia tộc quyền quý đều được xây ở những nơi có phong thủy cực tốt, phong cảnh cũng tuyệt đẹp.
Ngôi nhà tranh nằm ở dưới chân núi là nơi ở của Lâm gia trong quãng thời gian giữ đạo hiếu, vào mùa thu cũng là "Thái cúc đông ly hạ, Du nhiên kiến Nam sơn.
"
* "Thái cúc đông ly hạ,
Du nhiên kiến Nam sơn.
"
Dịch nghĩa:
"Hái hoa cúc giữa mảnh giậu phía đông,
Thong dong, nhàn nhã ngắm nhìn núi Chung Nam."
Hai câu thơ nằm trong bài thơ "Ẩm Tửu Kỳ 5" của Đào Tiềm, thời kỳ nhà Tấn.
(Nguồn: Thư Từ Trung Quốc)
Nếu là trước kia, ngoại trừ một ngày ba bữa thì toàn bộ thời gian còn lại Lâm Như Hải sẽ đọc sách và chép kinh Phật, còn Giả Mẫn sẽ chép cùng hắn hoặc ngồi bên cạnh may vá thêu thùa.
Hai người ai làm việc nấy, thi thoảng sẽ ngẩng đầu nhìn đối phương một cái trong lòng liền cảm thấy yên tâm, ấm áp.
Nhưng Nhan Hoa rất lo lắng cho sức khỏe của phu thê hai người.
Vốn đã ngày ngày ăn chay lại còn không vận động rèn luyện thân thể, cơ thể suy nhược cũng không phải không có nguyên nhân.
Hơn nữa một người mất con, một người vừa mất mẹ vừa mất con dẫn đến tâm tình tích tụ lại, hàng ngày ngây ngốc ở trong phòng cũng không tốt cho cảm xúc của hai người.
Nhan Hoa mở cửa sổ, nhìn ra ngoài.
Chỉ thấy trước ngôi nhà tranh có một cái sân rộng, chủ tử là người đọc sách nên hai người hầu cũng không dám trồng rau trồng dưa trên mảnh đất này.
Nhưng họ đang trong thời gian giữ đạo hiếu không thích hợp trồng hoa cho nên vẫn luôn để trống.
Phong cảnh ngọn núi phía xa tựa chốn tiên cảnh, đằng trước là dòng suối uốn lượn chảy qua, non xanh nước biếc, chim hót hương rừng, nông gia tiểu viện...!Chẳng phải hoàn cảnh như vậy rất thích hợp để sống một cuộc sống điền viên hay sao?
Đã từng có văn nhân Đào Tiềm tiên phong ẩn cư tại chân núi Lư Sơn, mà còn có thể tự rèn luyện thân thể.
Vì thế hàng ngày Lâm Như Hải và Nhan Hoa cùng nhau đi dạo dọc bên bờ suối.
Lúc đầu Nhan Hoa nói về thi nhân Đào Uyên Minh, hai người vừa đi vừa trò chuyện bất giác liền nói đến cuộc sống điền viên.
Bây giờ, Lâm Như Hải cũng chỉ mới đôi mươi, vẫn còn có sự hiếu kỳ và háo hức muốn xông pha của tuổi trẻ.
Hơn nữa, thay vì mang người hầu kẻ hạ theo giữ đạo hiếu, hắn càng nguyện ý tự thân làm việc, ăn bữa cơm canh đạm bạc hơn.
Vậy nên hai người tham khảo ý kiến từ những người hầu có kinh nghiệm, cũng không miễn cưỡng khiến cho bản thân quá mức mệt nhọc.
Thỉnh thoảng phu thê bọn họ làm một mảnh đất nhỏ, sau đó trồng rau và hoa quả theo mùa.
Qua một thời gian là đến mùa hè, Nhan Hoa mới nhớ tới trên ngọn núi hoang phía nam cứ mỗi mùa hè là sẽ mọc lên một loại quả dại màu đỏ tươi.
Đó là loại quả mà kiếp trước cô thích hái về ăn nhất, còn ngon hơn cả dâu tây trên thị trường.
Chạng vạng hôm nọ, cô lôi kéo Lâm Như Hải đi vào núi liền phát hiện một khu vực lớn mọc loại quả này.
Hai người cùng nhau hái nhưng không có đồ đựng nên đành dùng khăn tay của Nhan Hoa và mấy cái lá cây lớn bọc lại.
Cuối cùng vì chiều theo ý nương tử nên Lâm Như Hải đã hoàn toàn dứt bỏ rụt rè, hắn vén vạt áo lên đựng đầy đống quả vào đó.
Buổi tối sau khi rửa bằng nước sạch xong, hai người ngồi ở đầu giường vừa nói chuyện trên trời dưới biển vừa ném từng quả một vào trong miệng, bất tri bất giác ăn đến no căng bụng.
Hai người không dám nói ra, sợ bị hai vị lão nhân gia cách vách chê cười.
Đôi phu thê nằm trên giường nhìn nhau một lúc lâu, cuối cùng không nhịn được cười ra tiếng.
Đêm nay, Lâm Như Hải phát hiện thê tử của hắn không chỉ là một thiên kim tiểu thư có khí chất tao nhã, mà nàng còn biết tới loại quả dại này, cũng rất tham ăn nữa.
Nhan Hoa nhận ra người "phu quân" này không đoan chính và cẩn trọng như cô tưởng tượng, dù sao thì tuổi trẻ là thời điểm mang nhiều hoài bão, cũng sẽ không quản được miệng của bản thân.
Sau này cả hai đã rút ra được bài học là không nên tham lam.
Nếu muốn ăn thì chỉ hái một ít, còn lại đều chia cho lão ma ma và lão quản gia.
Nỗi đau buồn tích tụ trong lòng dần dần tiêu tan, hơn nữa còn thường xuyên trồng trọt rèn luyện thân thể cho nên vẻ mặt tái nhợt của Nhan Hoa đã trở nên tốt hơn, thậm chí Lâm Như Hải cũng mạnh mẽ hơn rất nhiều.
Dưa hấu trong viện đã chín, tuy rằng quả to thì cũng chỉ lớn như đầu của đứa trẻ con, quả nhỏ thì gần bằng nắm tay Lâm Như Hải.
Nhưng do trước nay hai người không chăm bón gì nhiều mà vẫn có quả nên vẫn rất vui vẻ thu hoạch.
Vào những đêm hè, đôi phu thê dựa vai nhau ngồi ở trong viện, mỗi người chọn một quả lớn nhất ngọt nhất sau đó cắt đi phần đầu rồi dùng muỗng xúc ăn, chỉ cần ngửa đầu lên liền nhìn thấy cả bầu trời đầy sao.
Cho đến khi hoa màu đã chín vàng thì mùa thu cũng đã đến.
Trên núi có những cây bạch quả hai ba trăm năm tuổi, tán cây vàng rực.
Mỗi khi gió thổi qua là từng lá vàng sẽ nhẹ nhàng rụng xuống, trên mặt đất cũng trải đầy lá.
Lâm Như Hải dẫn theo Nhan Hoa đi vào trong rừng vẽ tranh, đến khi bọn họ trở về lão ma ma đã xào bạch quả nóng hổi.
Ở đây có một phong tục, vì trong bạch quả có độc nên bao nhiêu tuổi chỉ được ăn bấy nhiêu quả.
Lão ma ma dựa theo tuổi của bọn họ để xác định số lượng, không thừa không thiếu một quả.
Cách làm của lão ma ma khiến cho Lâm Như Hải nhớ lại chuyện xưa nên hắn vừa bóc vỏ bạch quả vẫn còn nóng hổi, vừa kể cho Nhan Hoa nghe những câu chuyện thú vị về thời thơ ấu của hắn.
Sau một vài cơn mưa mùa thu, thời tiết trở nên lạnh hơn.
Trong trí nhớ của Giả Mẫn, dường như nó còn muốn nhanh chóng bước sang mùa đông sớm hơn cả phương bắc.
Ban đêm tuyết lặng lẽ rơi, buổi sáng nhìn lên cánh đồng trên núi chỉ thấy một mảnh trắng xóa.
Lão quản gia nhìn những củ khoai lang đã được đào về trong