Tiêu Nam Chúc bên này vừa ra khỏi nhà, Thanh Minh đầu kia đã quạu đến ném luôn giẻ lau trong tay. Vì vốn có tính khiết phích nghiêm trọng, nên cậu sầm mặt nhìn Tiêu Nam Chúc quẳng hết việc nhà lại cho mình, trong lòng cũng chẳng thấy vui vẻ gì cho cam.
Nhưng nghĩ đến dáng vẻ xem thường mình của nam nhân kia trước khi rời đi, Thanh Minh lại tức khắc nổi ý so kè, cắn răng nhặt cây lau nhà rơi trong phòng tắm lên. Mà ngay khi cậu bất mãn lau sàn trong phòng khách, thì Thanh Minh xưa nay chưa từng làm những việc này trước hết là bị cây lau nhà bẩn, ướt nhẹp làm dơ vạt áo, sau đó lúc đi giặt cây lau nhà lại không cẩn thận làm đổ nước trong thùng.
"Đây... đây thật là lý nào lại vậy! !"
Thanh Minh không thể nhịn nổi nữa, miệng mắng một câu, lúc này cậu trông có chút chật vật, khác với dáng vẻ cực chú trọng bề ngoài của ngày thường. Dẫu sao kể từ khi ra đời cậu vẫn luôn là thần minh có thân phận đặc thù, cho dù lúc mới bắt đầu không được người ta coi trọng, nhưng bây giờ cũng dựa vào sự cố gắng góp nhặt từng ngày mà trở thành Thanh Minh quân độc nhất vô nhị.
Vì xưa nay chỉ có người khác nhân nhượng cậu, không có phần cậu ủy khuất chính mình, nên Tiêu Nam Chúc dùng thái độ như vậy đối xử với cậu tất nhiên đã khiến cậu không mấy thoải mái. Nhưng truy cứu căn nguyên của chuyện này, lý do Thanh Minh luôn rất ghét Tiêu Nam Chúc thực ra không chỉ vì Tiêu Nam Chúc chẳng hề tôn trọng cậu như những lịch sư đời trước, mà còn vì mỗi khi lịch sư mặt mày lạnh lùng nghiêm nghị này dùng ngữ khí mất kiên nhẫn bắt đầu giáo huấn cậu, nghe thế nào cũng như ngữ khí của tết ăn cơm nguội âm hồn bất tán nào đó nói chuyện với cậu.
Cái gọi là tết ăn cơm nguội, thực chất là tết Hàn thực sau Thanh minh một ngày, ăn cơm nguội là sự mỉa mai đơn phương của Thanh Minh đối với Hàn Thực, mà Hàn Thực lại chưa từng có bất kỳ đáp trả nào trước chuyện này. Truy cứu về nghiệt duyên của hai người họ, thực ra từ thời Xuân Thu, hai người này đã luôn là hai ngày lễ nương tựa lẫn nhau.
Nói đến ngọn nguồn của tết Hàn thực, thực ra xuất phát từ sự sùng bái lửa của nhân loại thời viễn cổ. Đời sống của loài người trong xã hội nguyên thủy không thể tách rời lửa, điều này cũng được thể hiện trong các loại truyền thuyết, thần thoại. Trong những câu chuyện truyền thống của Trung Quốc có sự tồn tại của Hỏa thần Chúc Dung, trong truyền thuyết Hy Lạp cũng có chuyện Prometheus ăn trộm mồi lửa. Thế nhưng, ngọn lửa có thể mang cho người ta ấm áp, xua đuổi dã thú lại thường hay tạo thành tai họa cực lớn cho nhân loại. Con người một mặt cần nó, một mặt lại e ngại nó, xuất phát từ tâm lý này, cổ nhân đã cho rằng lửa là thần linh, phải thờ lửa. Ngọn lửa được thờ trong mỗi nhà, hàng năm phải dập tắt một lần, sau đó lại nhóm lên lửa mới lần nữa, gọi là thay lửa. Lúc thay lửa, giữa các bộ lạc phải cử hành hoạt động tế lễ long trọng, đốt cháy vật tượng trưng của Cốc Thần Tắc(1), gọi là tế người. Tương duyên thành tục, đã hình thành lễ cấm lửa sau này.
Nhưng lễ cấm lửa chỉ duy trì một khoảng thời gian rất ngắn, bởi vì nó đã sớm chuyển hóa thành tết Hàn thực trong quá trình lịch sử. Trong tất cả các câu chuyện truyền thuyết lịch sử, điển cố sớm nhất của tết Hàn thực là lấy ngày này để tưởng niệm danh thần Giới Tử Thôi của nước Tấn thời Xuân Thu.
Chuyện kể rằng, trong lúc Tấn Văn Công – Trùng Nhĩ lưu vong, Giới Tử Thôi đã từng cắt thịt cho người lót dạ. Sau khi Tấn Văn Công về nước làm vua, lúc phân phong quần thần lại quên mất Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi không muốn khoe công tranh sủng, đưa mẹ già vào Miên Sơn ẩn cư. Sau này Tấn Văn Công đích thân đến Miên Sơn cung thỉnh Giới Tử Thôi, Giới Tử Thôi không muốn làm quan, trốn trong núi. Tấn Văn Công ra lệnh phóng hỏa đốt núi, ý định ban đầu vốn là muốn ép Giới Tử Thôi xuất hiện, kết quả Giới Tử Thôi đã ôm mẫu thân chịu chết cháy dưới một gốc cây đại thụ. Tấn Văn Công thấy vậy đương nhiên trong lòng hối hận không thôi, bởi thế về sau, để tưởng niệm vị trung thần nghĩa sĩ này, bách tính dân gian sẽ không nhóm lửa nấu cơm, ăn món ăn lạnh vào ngày Giới Tử Thôi tử nạn, gọi là tết Hàn thực.
Cái chết của Giới Tử Thôi và mẫu thân ông đã trợ sản cho sự ra đời của tết Hàn thực, vị Thần Quân này từ khi sinh ra đã mang theo mùi cao quý do hoàng tộc khâm thưởng, tất nhiên khác xa với các ngày lễ thông thường lúc đó. Vì không có lấy một tí mùi khói lửa thuộc về nhân gian, nên Hàn Thực quân nhìn từ bề ngoài cũng là dáng vẻ lạnh như băng tuyết, người sống chớ lại gần. Rõ ràng người bình thường đều có một mái tóc đen bình thường, nhưng vị Thần Quân này lại có một mái tóc trắng trời sinh, trông thấy cũng khiến lòng người sinh ra sợ hãi, đây dường như là để tăng thêm vài phần thần bí nghiêm nghị cho vị Thần Quân lãnh tâm lãnh tình này. Mà vào lúc phong tục tập quán của tết Hàn Thực dần được hình thành, một ngày nọ vị Thần Quân này bỗng chợt phát hiện sau mình một ngày cũng có một ngày lễ khác đã chào đời.
Hài tử thẹn thùng với khuôn mặt non nớt, bạch y sạch sẽ, đầu buộc khăn vải xanh có cái tên rất dễ nghe, gọi là Thanh Minh. Lần đầu Hàn Thực trông thấy cậu thiếu niên này đã cảm thấy rất thú vị, trong ánh mắt trước sau không hề gợn sóng cũng có vài tia khói lửa, mà ngay khoảnh khắc vị tiểu Thần Quân không nơi nương tựa, có thể tùy tiện biến mất vào ngày nào đó này gặp được Hàn Thực, cậu cũng bỗng hiểu được cái gì mới gọi là thần minh chân chính.
Bây giờ nghĩ kỹ lại, đó có lẽ là mấy trăm năm chung sống vui vẻ nhất của hai người họ. Vì Thanh Minh khi đó vẫn chỉ là một ngày giỗ mang tính phụ thuộc được sinh ra theo Hàn Thực, đừng nói gì đến được gọi là ngày lễ truyền thống, có lúc mọi người còn căn bản không ý thức được ngoài Hàn Thực còn có sự tồn tại của Thanh Minh. Dẫu sao tết Hàn Thực trước sau cũng đã kéo dài hơn hai nghìn năm, từng được gọi là "dân gian đệ nhất đại tế nhật", là ngày lễ duy nhất trong các ngày lễ truyền thống của dân tộc Hán lấy tập tục ẩm thực để đặt tên, càng có vẻ đặc biệt của đặc biệt. Mà Thanh Minh chỉ là vì cách Hàn Thực khá gần, nên mọi người mới hợp Hàn Thực và Thanh Minh lại với nhau, và đây cũng đã trở thành cái gai mắc trong lòng Thanh Minh suốt bao năm qua, bất kể thời gian trôi qua bao lâu, cậu đều không thể dễ dàng buông bỏ.
Từ mười năm đến trăm năm rồi lại đến nghìn năm, cậu ngốc nghếch đi theo