*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.3
Vương Tử Chu không chắc đó có phải một bí mật hay không.
Khi đến cửa hàng ramen, kể cả trong lúc đứng xếp hàng, cô vẫn không ngừng nghĩ về điều đó.
Phía trước có khoảng năm sáu người cầm vé từ máy tự động, cười nói chờ đến lượt, chắc là đi cùng nhau, chỉ có mình cô đang nghiêm nghị suy xét với tấm thẻ tích điểm trên tay.
Đồng hồ thông minh rung lên.
Đưa tay lên xem, màn hình hiển thị:
Vương Tử Chu lấy điện thoại trong túi quần thể thao, nhanh chóng trả lời: “Chưa.”
Tưởng Kiếm Chiếu: Rốt cuộc là sao? Nếu gấp thì tao gửi mày cho nó add nhé.
Vương Tử Chu ngẫm nghĩ, trả lời: “Thôi kì lắm.”
Tưởng Kiếm Chiếu: Kì cái gì? Bảo tao nhắn cho bố nó, nhờ bố nó bắt nó add mày còn được nữa là.
Vương Tử Chu:…
Từ năm nhất, Vương Tử Chu đã biết bố Trần Ổ là thầy chủ nhiệm cấp 3 của Tưởng Kiếm Chiếu.
Tưởng Kiếm Chiếu từng kể: “Giáo viên dạy sử cấp ba của tao đỉnh lắm. Giờ tao học khoa Sử ĐH J, 80% là vì hồi đó thầy dạy sử bánh cuốn quá.”
Nó còn bảo: “Con thầy học cùng khóa với tao mà học lớp chọn, nó lạ lùng lắm, giờ cũng đang học khoa Toán trường mình này, nào gặp tao giới thiệu cho mày xem.”
Nói thì nói thế chứ xưa nay cô và Tưởng Kiếm Chiếu làm này làm kia ở chỗ này chỗ nọ nhưng chưa bao giờ chạm mặt cậu nữa là giới thiệu.
Tuy nhiên, rất lâu trước khi Tưởng Kiếm Chiếu nói câu đó, Vương Tử Chu đã gặp cậu.
Vào năm nhất, khi CLB Thiên văn học tuyển thành viên.
Kể cũng lạ, cậu ấy chưa chính thức gia nhập mà đã xin rời CLB rồi.
Với lí do là định hướng tuyên truyền tuyển thành viên của CLB Thiên văn có vấn đề.
Vương Tử Chu vẫn nhớ năm ấy trên áp phích tuyên truyền có một câu rằng: Muốn dẫn em gái mưa đi ngắm mưa sao băng? Hãy gia nhập CLB Thiên văn ngay.
Ừ lạ lùng thật.
Ý Vương Tử Chu là câu bên trên.
Nên cô cũng xin rời CLB.
Một thời gian sau, có lần Vương Tử Chu xem người ta cãi nhau trên Renren – mạng xã hội cho sinh viên phải đăng ký bằng tên thật. Drama khá nhạt, giờ chắc cũng chẳng ai còn nhớ. Nhưng điều khiến Vương Tử Chu ấn tượng không phải là nội dung của drama mà vì khi ấy, bằng một cách nào đó ID “Trần Ổ” bị đẩy lên trang chủ của cô qua những bài share.
Trong giây phút đó, Vương Tử Chu trở thành một tên nô lệ bị thống trị bởi trí tò mò.
Cô nhấp vào tên, lần đầu tiên được thấy “khuôn mặt online” của “Trần Ổ”, tất nhiên không thể không vào xem album ảnh.
Chất lượng hình ảnh ở mức trung bình, hầu hết được chụp bằng điện thoại di động. Ưu tiên định dạng hình vuông 1:1, bố cục hoàn hảo, chỉn chu, độ tương phản và độ bão hòa màu thường được giảm xuống một cách có chủ ý, tạo cảm giác trật tự, u ám cho đời thường. Trong số hàng trăm bức ảnh có phong cách tương tự, Vương Tử Chu tinh ý bắt được một tấm khác biệt.
Vì nó có watermark.
Là một ID Weibo.
Trần Ổ là một người rất thận trọng, đến giờ Vương Tử Chu vẫn không hiểu sao cậu có thể đăng nhầm ảnh có watermark ID Weibo lên Renren, nhầm lẫn gì chăng?
Nhưng chính nhờ sự nhầm lẫn ấy mà Vương Tử Chu tìm ra weibo của cậu.
Mỗi người ở những mạng xã hội khác nhau thường có cách thể hiện bản thân khác nhau. Đặc biệt là Renren và Weibo vốn khác nhau về bản chất – thế giới của người quen và thế giới của những người xa lạ, tạo ra một ranh giới hoàn toàn khác biệt, cho phép người ta có thể hay không thể đăng những gì.
Tuy nhiên, Trần Ổ lại nhất quán từ trong ra ngoài.
Những gì cậu ấy đăng trên Weibo gần như không khác gì trên Renren. Vẫn là những bức ảnh ấy, những caption thận trọng ấy, gần như không tiết lộ bất kì một thông tin cá nhân nào.
Cậu chọn góc rất cẩn thận, thường chỉ là một bộ phận trong tổng thể. Ví dụ như chụp đồ ăn trong căng tin của trường, người khác có thể vô tư để lộ dòng chữ “Căng tin ĐH J” còn cậu sẽ cố tình tránh dòng chữ trên khay, chỉ chụp nửa còn lại, thậm chí là ki bo đến mức chỉ 1/4 được phép lên hình.
Lúc ấy Vương Tử Chu từng nghĩ, cậu ta không tin vào thông tin kỹ thuật số hay cư dân mạng.
Thế tại sao phải chia sẻ chúng?
Vương Tử Chu không hiểu nổi.
Nói chung là Vương Tử Chu đã ghi nhớ ID ấy.
Cô không theo dõi cậu bởi cô cũng không tin vào thế giới dữ liệu.
May mà Trần Ổ rất chung tình, chỉ dùng một tài khoản từ khi đăng ký đến giờ, thậm chí còn không đổi tên. Thỉnh thoảng nghĩ tới, Vương Tử Chu sẽ đi tìm ID của cậu xem hiện tại cậu sống ra sao, sinh hoạt thế nào. Cô có thể cảm nhận được sự thay đổi ở cậu chỉ bằng trực giác. Nhưng đã năm, sáu năm rồi, đổi thay cũng là chuyện bình thường.
Tuy nhiên có một điều khiến Vương Tử Chu luôn canh cánh trong lòng bấy lâu.
Đó là vào năm thứ ba đại học, khi cô đến ĐH K với tư cách là sinh viên trao đổi.
Trên Weibo, cô bất ngờ phát hiện ra một thân phận khác của Trần Ổ.
Một người luôn nhất quán từ trong ra ngoài bỗng xuất hiện một khuôn mặt mới nhưng “khuôn mặt” này không được thể hiện trên Renren. Cơ mà bấy giờ, gần như không còn ai dùng Renren nữa, nhiều người cứ để tường nhà mình như thế, không đăng nhập, không cập nhật. Cho nên khó có thể nói rằng cậu chỉ tiết lộ một thân phận khác trên Weibo là đồng nghĩa với “trong ngoài bất nhất”.
Vương Tử Chu chưa bao giờ nói điều này với bất kỳ ai.
Tất nhiên, cô cũng chưa bao giờ nghe ai nhắc đến điều đó.
Cô muốn xác nhận một lần nữa rằng:
Đối với Trần Ổ, thân phận này có phải là một bí mật không thể bật mí với thế giới của người quen không?
Cầm điện thoại di động, cô hỏi Tưởng Kiếm Chiếu: “Mày biết bao nhiêu về Trần Ổ?”
Có lẽ vì câu hỏi này khá đột ngột và kỳ lạ nên Tưởng Kiếm Chiếu không trả lời ngay lập tức. Vương Tử Chu đợi một lúc thì nhân viên phục vụ bỗng mời cô vào. Hóa ra là đã đến đầu hàng, Vương Tử Chu theo sau vào trong, ngồi xuống, đưa thẻ tích điểm cho phục vụ.
Sau khi hỏi những thứ không ăn, nhân viên phục vụ rời đi, Vương Tử Chu tiếp tục kiên nhẫn chờ đợi.
Tưởng Kiếm Chiếu gửi tin nhắn đến.
Tưởng Kiếm Chiếu: Ý mày là sao?
Vương Tử Chu cầm máy.
Mì ramen được bưng lên, phục vụ mời cô thưởng thức đồng thời tặng thẻ tích điểm mới.
Vương Tử Chu gật đầu, cầm điện thoại di động suy nghĩ cẩn thận rồi hỏi Tưởng Kiếm Chiếu:
*Bilibili hay B Trạm là một trang web chia sẻ video tương tự như Youtube.Vương Tử Chu không trả lời.
Vương Tử Chu vốn định chụp ramen cho nó nhưng chụp hai tấm liền mà cứ thấy sai sai. Bởi nếu không chụp chính diện vuông góc, bát mì ramen không phải là một hình tròn hoàn hảo. Vậy nên cô quyết định đứng hẳn dậy chụp, có người thấy vậy cũng nhìn sang nhưng cô chỉ mau mau bấm chụp rồi ngồi về chỗ, gửi ảnh cho Tưởng Kiếm Chiếu.
Tưởng Kiếm Chiếu: Lại ramen, còn chẳng có nổi cọng rau.
Thường thì có thể kết thúc cuộc trò chuyện ở
đây, không cần trả lời nữa, cô nên tắt điện thoại tập trung ăn mì nhưng Vương Tử Chu lại bấm vào xem bức ảnh ramen mình đã chụp đi chụp lại ấy.
Đường tròn trên miệng bát vừa vặn tiếp giáp với bốn cạnh của bức ảnh.
Đây là bố cục quen thuộc của Trần Ổ.
Một cách vô thức, thế thôi.
Vương Tử Chu lại mở Weibo, vừa lướt tường nhà Trần Ổ vừa ăn mì.
Lướt lướt một lúc thôi là ta có thể chứng kiến cuộc sống được một người tự tay xây dựng.
Nhìn cậu ấy viết “Đổ rác kiếm tiền”, cô phóng đại xem tấm ảnh đính kèm, mất một lúc mới nhận ra thùng rác của Higashitake-ryo. Higashitake tuyển người xử lý rác mà cũng có tiền lương cơ á? Cô nghĩ.
Cậu còn đăng “Nhặt đồ miễn phí” và hình ảnh đi kèm là một chiếc ghế dài, chỉ những người đã từng đến Higashitake mới biết bức tường làm nền trong ảnh ở sân trong của Higashitake.
Một status rằng “Đổi món ăn kèm”. Mặc dù chỉ có khay đựng thức ăn chứ không chụp toàn cảnh nhưng hẳn là ở căng tin của Higashitake. Chị khoá trên nói rằng Higashitake-ryo toàn dùng lại khay dĩa của căng tin. Khay trong ảnh nhìn khá giống loại ở căng tin chính của ĐH K, có điều trông cũ hơn thôi.
Trước kia, nhìn những hình ảnh này, cô chưa bao giờ nhận ra rằng chúng được chụp ở Higashitake-ryo.
Cho đến hôm qua khi biết cậu ấy sống ở Higashitake, xem lại mới vỡ ra vài điều.
Nhìn thì có vẻ sống khá ổn đấy.
Tích cực hòa nhập vào những khoảng lặng trong cuộc sống.
Nhưng Vương Tử Chu nắm bắt được một loại cảm giác phiêu diêu lạ lùng.
Cậu ấy đang tường thuật nhưng không có cảm xúc. Khi một người trò chuyện với bạn với khuôn mặt vô cảm, bạn sẽ rất khó xác định được người đó đang nghĩ gì, rốt cuộc là muốn biểu đạt sự thích thú hay chán chường?
Vương Tử Chu còn nhớ hồi năm 3 đại học, ở căng tin ĐH K, lúc lướt đến bài quảng cáo sách mới, thậm chí cô còn không biết cậu đăng sách của ai.
Trong nhận thức của Vương Tử Chu, nếu người đó chính là tác giả, ít ra cũng phải nói một hai câu, chẳng hạn như “Cuối cùng cũng xuất bản! Cảm ơn sự ủng hộ của mọi người!” hoặc múa bút viết hẳn một đoạn văn biểu cảm về tâm trạng khi in sách. Nếu giới thiệu sách hay cho bạn bè hoặc một cuốn sách mà bản thân rất tâm đắc thì ít nhất cũng nên giới thiệu nội dung cơ bản hoặc vài trích dẫn bay bổng chứ. Ấy thế mà, lúc đó, cậu chỉ đăng mỗi cái bìa, thậm chí còn không có lời giới thiệu.
Vương Tử Chu mất công tìm tòi hồi lâu mới xác nhận được rằng cuốn sách mà cậu đăng do chính cậu viết.
Viết với bút danh không liên quan gì đến tên thật hay tên Weibo của cậu.
Tại sao phải giấu diếm?
Mặc dù Vương Tử Chu cũng dùng bút danh để dịch sách nhưng ở lý lịch trích ngang vẫn bao gồm tên thật và tất cả các tác phẩm mà cô đã dịch, kể cả đồng dịch hay chưa xuất bản.
Trần Ổ thì hoàn toàn ngược lại, cậu tránh bút danh này kết nối với bản thân: Danh tính tác giả của cậu là một bí mật được giữ kín với thế giới của người quen.
Vương Tử Chu đặt điện thoại xuống, vét những sợi mì cuối cùng trong bát.
Uống một hớp soda.
No nê, cô lấy ví trong túi vải, đang cất thẻ tích điểm nhân viên mới đưa thì thấy đồng một trăm yên nằm im ở ngăn trong suốt.
Nếu chỉ để trả một trăm yên này thôi thì không khó.
Bốn mươi phút trước, lúc người đó qua đường, cô có thể đuổi theo, giả vờ trùng hợp, nói: “Bạn là người ở Higashitake-ryo phải không? Hôm qua mình mua một quả trứng trà nhưng không có tiền trả. Bạn nhớ chứ?” Rồi đưa tiền cho người ta là xong.
Hay trước đó nữa, ở Higashitake-ryo, cầm trứng trà lên lầu lấy ví rồi xuống trả tiền luôn, thế cho gọn.
Nhưng cô đã không làm vậy.
Nhìn vào đôi mắt sau “Quả chanh” của Kajii Motojiro, khoảnh khắc nhận ra đó là cậu, thực ra cô muốn nói:
À, thì ra đây là người mà mình vẫn luôn theo dõi.
Dạo này cậu ra sách mới phải không?
“Công viên 3”.
Tớ đọc rồi.
Cậu ký hợp đồng đại diện bản quyền ở nước ngoài đúng không?
Tớ được mời dịch thử.
Biên tập viên hợp tác bên Trung bảo, dự án nhỏ, báo giá thấp lắm.
Thực ra dù thấp đến đâu thì cũng sẽ có người nhận thôi.
Tuy nhiên, chất lượng thì chưa chắc.
Vả lại sách của cậu, khó dịch lắm.
Cậu viết về nhiều yêu quái của Trung Quốc cổ đại quá.
Trong bản thảo đoạn trích 2.000 chữ dịch thử đã có đến tám con rồi.
Tăng giá để tìm một biên dịch bản ngữ tiếng Nhật còn chưa chắc đã xong.
Thế nên họ mới tìm đến đại diện bên Trung.
Nhờ giới thiệu một dịch giả phù hợp.
Biên tập hỏi tớ.
Có nên nhận không nhỉ?
Nếu bản dịch thử không đạt tiêu chuẩn thì mất công quá.
Tớ đang do dự thì tình cờ gặp cậu.
Tớ chưa bao giờ nhận ra rằng cậu ở Higashitake-ryo.
Thế giới mới bé nhỏ làm sao, mới trùng hợp làm sao.
Tớ mừng đến nỗi đỏ cả mặt, trong tích tắc đó ấy.
Như thể có vô vàn điều muốn nói.
Nhưng tớ không nói lấy một lời.
May mà không nói.
Nếu không, hẳn cậu sẽ sợ lắm.
Nếu không, cậu sẽ nghĩ rằng EQ của tớ siêu thấp.
Một trăm yên này là cái thang từ theo thầm dõi trộm dẫn đến thế giới thực, tớ muốn giữ cái thang này để quan sát cậu theo một cách khác, tớ quả là một kẻ bi3n thái.
Vương Tử Chu nghĩ, gập ví, cho vào túi vải, bước ra khỏi tiệm mì.