Bọn họ bày binh là để thu hồi đất Ngô, Ngô vương đương nhiên chỉ có một con đường chết.Trần nhị tiểu thư và Ngô vương nói để cho quan viên triều đình tiến vào, đối chứng và giải thích chuyện thích khách là do người khác hãm hại, Ngô vương sẽ nhượng bộ cầu hòa, sau đó triều đình sẽ lui binh mã.Đây đều là những gì mà Trần nhị tiểu thư và Ngô vương nói, nhưng triều đình lại chưa từng nghĩ qua."Bệ hạ không muốn điều này, là dưới tình huống Ngô vương không thuận theo Thừa Ân lệnh, còn muốn trước tiên thảo phạt thanh quân trắc." Thiết Diện tướng quân nhìn quyển trục có vương ấn của Ngô vương này: "Trong chư hầu Đại Hạ, Ngô vương là tồn tại cường đại nhất.
Bệ hạ cũng không nghĩ tới Ngô vương sẽ hòa đàm với triều đình.”Vị trí của Ngô quốc hiểm yếu, trăm năm giàu có, không tai ương không chiến tranh, có mấy trăm ngàn binh mã, lại còn có một vị Trần Thái phó trung thành tận tâm lại thiện chiến, cho nên Thái tử nói nếu muốn diệt trừ Ngô quốc, trước tiên phải diệt trừ Trần Thái phó, cách xử lý này đã lập tức được Hoàng đế đồng ý.Nhưng hiện tại Trần thái phó vẫn còn, quân cờ của Thái tử lại bị Trần nhị tiểu thư diệt trừ, còn lôi kéo Ngô vương bằng lòng hòa đàm nhượng bộ cùng Hoàng đế, điều này không thể không khiến mọi người suy nghĩ nhiều hơn."Thuộc hạ đã tự mình gặp Ngô vương, ngôn hành cử chỉ của người này, liên quan nhiều đến thuật của Hoàng lão [1]." Vương tiên sinh nói: "Có vẻ như coi trời bằng vung nhưng lại giống như trong đầu chả suy nghĩ gì --"[1] Hoàng Lão Đạo: Là tiền thân của Thái Bình Đạo, một giáo phái của Đạo giáo.
Hoàng là Hoàng Đế, Lão là Lão Tử.
Tư tưởng Hoàng Lão bắt nguồn từ các Đạo gia thuộc học phái Tắc Hạ thời Chiến Quốc, đến đầu đời Tây Hán nó biến thành một trào lưu triết học và chính trị mạnh, chủ trương thanh tĩnh vô vi, cho dân nghỉ ngơi, nới tay trị dân.
Đến đời Đông Hán, học phái này trở thành tôn giáo, thờ Hoàng Đế và Lão Tử.
Chịu ảnh hưởng của Hoàng Lão Đạo, Trương Giác nổi lên, tự xưng là «Đại Hiền Lương Sư», sáng lập Thái Bình Đạo, phát động khởi nghĩa gọi là Hoàng Cân khởi nghĩa mà sử gọi là giặc Khăn Vàng.
(Trích từ wikipedia)"Cho nên, ta muốn nói chuyện một chút với Bệ hạ." Thiết Diện Tướng quân nói: "Nếu Ngô vương chịu nhượng bộ, không cần giao chiến mà đã có thể khiến binh lính quy phục, dân chúng tránh được nỗi khổ của việc chiến tranh, đối với triều đình mà nói thì đó là chuyện may mắn.”Điều này đương nhiên là tốt, nhưng Vương tiên sinh vẫn cảm thấy không cần thiết."Chúng ta có thể đánh thắng." Hắn ý tứ sâu xa, nhấn mạnh hai chữ "chúng ta": "Tướng quân, công lao đánh thắng, với công lao hòa đàm là không giống nhau.”"Ngươi cảm thấy, Ngô vương hiện tại có giống với Yến vương, Lỗ vương, Tề vương, Chu vương không?" Thiết Diện Tướng quân hỏi.Vương tiên sinh lắc đầu: "Hoàn toàn không giống, đừng nói không giống Chu vương Tề vương, mà cũng hoàn toàn khác với lão Ngô vương (cha của Ngô vương hiện tại).”Nếu nói các chư hầu vương kia đều là những kẻ điên, thì Ngô vương chính là một kẻ ngốc trong thế hệ này.Thiết Diện Tướng quân nhìn vào quyển trục trên bàn: "Đối xử với kẻ điên và kẻ ngốc là không giống nhau, hơn nữa ..."Vương tiên sinh cảm thấy ánh mắt sau tấm mặt nạ sắt dừng trên người hắn.
Hắn cảm giác giống như bị kim châm đâm, không khỏi rùng mình."Ta đánh giặc cũng không phải vì công lao." Giọng nói của Thiết Diện Tướng quân giống như đao cùn mài qua mặt đá: "Đánh với người điên mới thú vị, còn với một kẻ ngốc, thì thật nhàm chán." Dứt lời ném quyển trục về phía hắn ta: "Thượng tấu với Bệ hạ.”Vương tiên sinh chỉ có thể tiếp nhận quyển trục, nhìn Thiết Diện Tướng quân đang ngồi, mà cười khổ, đánh giặc không vì công lao, mà vì có thú vị hay không, đây mới thật sự là tên điên.Thi thể của Lý Lương treo lơ lửng ở Ngô Đô, khiến bầu không khí trong thành trì cuối cùng cũng trở nên căng thẳng.Lý Lương là Đại tướng quân như vậy mà còn phản bội Ngô vương, có phải lần này triều đình thật sự muốn đánh vào hay không? Rốt cuộc lúc này mọi người mới cảm thấy chiến sự nguy cấp đã gần ngay trước mắt.Ngô vương cũng có thái độ khác thường, mỗi ngày đều hỏi thăm chiến báo của tiền tuyến về hướng đi của binh mã, còn bày ra bản đồ triển khai tác chiến ở trong vương cung, bày ra mấy chục vạn quân từ nam đến bắc ở Đô thành [2] dài cuồn cuộn như một mãng xà to lớn --[2] Đô thành: Thành chính của chư hầu vương, phân biệt với kinh thành của triều đình.Trần Liệp Hổ chỉ ra rằng làm như vậy sẽ không hiệu quả, đầu đuôi không tương ứng, khi đánh nhau rất dễ bị quân địch cắt đứt."Đây là chức trách của lão thần." Ông quỳ xuống đất xin đi giết giặc: "Lão thần nguyện ra tiền tuyến bày binh bố trận nghênh kích đám quân bất nghĩa triều đình này.”Đây không phải là lần đầu tiên ông thỉnh cầu, nhưng đã bị cự tuyệt nhiều lần, chỉ giao ông việc thủ thành.Hiện tại con trai ông đã chết trận, con rể đi theo quân địch đã bị giết, chỉ còn có lão tướng như ông có thể xuất mã.Ngô vương liếc ông một cái: "Thái phó có Trần nhị tiểu thư là đủ rồi, không cần tự mình xuất mã.”Trần Liệp Hổ nghe xong cảm thấy khó hiểu, còn sinh lòng cảnh giác, hoài nghi Ngô vương lại sinh ra tâm tư không nên có với Trần Đan Chu, trong lúc nhất thời không dám mở miệng.
Trong điện còn có thần tử khác nịnh nọt, nhao nhao xin chiến với Ngô vương, hoặc là hiến mưu bày kế, Ngô vương lại chỉ nghe, nhưng đều không chấp nhận.Trần Liệp Hổ không hiểu đầu cua tai nheo gì quay trở lại phủ Thái Phó, Trần Đan Chu nghênh đón hỏi thăm chuyện triều đình.Từ khi Trần Đan Chu trở về từ quân doanh, thì thường xuyên hỏi thăm chuyện quân sự trong triều, Trần Liệp Hổ cũng không giấu giếm, nhất nhất nói cho nàng nghe.
Trần Đan Dương đã chết, Lý Lương cũng đã chết, mà sức khỏe Trần Đan Nghiên lại không tốt, chỉ có Trần Đan Chu mới có thể tiếp nhận y bát [3] mà thôi.[3] Y bát: vốn chỉ áo cà sa và cái bát mà những nhà sư đạo Phật truyền lại cho môn đồ, sau này chỉ chung tư tưởng, học thuật, kỹ năng ...!truyền lại cho đời sau.Lúc này Trần Liệp Hổ cũng không nhiệt tình tìm một con rể cho Trần Đan Chu, ầy..."Cũng không