Phác họa…
Tổ trưởng tổ nghệ thuật nhìn chằm chằm danh sách rồi rơi vào trầm mặc, kinh ngạc đến nỗi không thốt nên lời.
“Tất cả các hạng mục của cuộc thi, giải nhất đều thuộc về học sinh Doanh Tử Khâm.” Một giáo viên phụ trách xét giải họ một tiếng: “Nên mới đặc biệt.”
Ở những ngày hội trước cũng xuất hiện không ít hạt giống tốt nhưng nhiều nhất các em ấy cũng chỉ ôm được ba giải về. Có một giải nhất đã là rất khó rồi, chuyện giành hết giải nhất, gần như là không thể. Dù sao mỗi môn nghệ thuật cũng khác nhau, không có ai toàn năng cả. Nhưng lần này lại xuất hiện một học sinh ôm trọn tất cả giải nhất.
Đây có còn là người không?
Giáo viên xét giải và các đại sự của giới nghệ thuật cũng đã xem, quả thật không có gì để nói.
Cho giải nhất còn là thấp đấy.
Tổ trưởng tổ nghệ thuật trầm mặc. Một lúc sau, ông ta mới ngẩn ngơ nói: “A, lát nữa dán lên bảng thông báo đi.”
Lễ khai mạc vừa kết thúc, Ngày hội Nghệ thuật lần này liền không liên quan đến phần lớn học sinh.
Rất nhiều học sinh khoác cặp sách lên, hoan hô chạy ra khỏi cổng trường. Trước khi đi, chúng còn không quên chạy đến tòa nhà dạy học của lớp 12 để huênh hoang một phen.
Học sinh lớp 12 tức đến nỗi muốn bẻ gãy bút trong tay, nhưng hết cách sắp đến kỳ thi đại học, họ chỉ có thể tiếp tục làm bài tập. Ôn Thính Lan không ở trong lớp. Cậu là học sinh Thanh Trí đặc biệt mời về nên có không ít đặc quyền. Vì cậu mà Thanh Trí từng đến huyện Thanh Thủy một lần, ngỏ ý muốn mời cậu vào lớp xuất sắc.
Chỉ cần sau này Ôn Thính Lan có thể tham gia thi đại học thì những thứ khác không thành vấn đề. Thế nên, dù Ôn Thính Lan có không thi giữa kỳ, cuối kỳ cũng được. Không phải là lớp xuất sắc không có học sinh oán giận vì chuyện này. Nhưng thế thì có làm sao chứ. Đến đề của lớp xuất sắc – đề được cả cộng đồng mạng công nhận là vô cùng khó mà Ôn Thính Lan cũng có thể đạt được điểm tối đa.
Họ là học sinh giỏi, Ôn Thính Lan là biến thái.
Họ chỉ có thể im miệng.
Thế nên lúc các học sinh khác làm bài thì Ôn Thính Lan với ông cụ Chung nghỉ ngơi ở hành lang tôn vinh các tấm gương học tập.
Ông cụ Chung đến trường lúc tám rưỡi nhưng còn chưa xem lễ khai mạc thì Doanh Tử Khâm đã bảo Ôn Thính Lan đưa đi. Tuy Ôn Thính Lan không biết tại sao chị mình lại làm vậy nhưng cậu vẫn ngoan ngoãn nghe theo.
Ông cụ Chung kê một chiếc ghế dựa, rất hài lòng mà nằm dưới bóng râm: “Tiểu Lan à, hôm ấy cháu thắng ông không ít lì xì, có phải là cháu nên đồng ý với ông một chuyện không?”
Ôn Thính Lan nhìn ông cụ với ánh mắt sâu xa.
Ông cụ Chung lấy điện thoại ra, mở Weibo lên: “Nào, theo dõi lẫn nhau đi.”
Mặt Ôn Thính Lan không chút biểu cảm: “Cháu không dùng Weibo.”
“Hả?” Ông cụ Chung lầu bầu: “Cháu còn trẻ mà không dùng Weibo à, còn lạc hậu hơn cả ông.”
Ông cụ ít đi một người theo dõi.
Ông cụ không vui. Ôn Thính Lan rủ mắt, mím môi.
Cậu rất muốn nhưng lại rất sợ tiếp xúc với thế giới bên ngoài.
“Tiểu Lan, cháu kể cho ông nghe hồi bé Tử Khâm có chuyện gì thú vị không?” Ông cụ Chung cười híp mắt: “Có lăn xuống đất khi đang ngủ không?”
Ông không nhận được câu trả lời, chỉ nhận được ánh mắt nhìn ông cụ ngốc nghếch của thiếu niên.
Ông cụ Chung hơi nghẹn lời, chỉ đành lấy điện thoại ra lướt web.
Chuyện vui nhất mỗi ngày của ông là cùng nhau hóng phốt với bạn trên mạng.
“Ồ, Ngụy Hậu làm gì vậy?” Ông cụ Chung đẩy đẩy kinh lão: “Vậy mà để đích thân Hiệp hội Nghệ thuật Thư pháp nước Hoa lên tiếng.”
Mí mắt Ôn Thính Lan nâng lên, nhìn qua.
*@Hiệp hội Nghệ thuật Thư pháp nước Hoa: Theo tổ cáo, quản lý hiệp hội @Nguy Hậu Viết Chữ Khải có hành vi cạnh tranh không chính đáng, nhận vơ tác phẩm của học sinh, tình huống vô cùng nghiêm trọng, hiệp hội quyết định khai trừ Nguy Hậu ra khỏi hiệp hội, cấm xuất hiện vĩnh viễn. Nếu sau này còn xảy ra chuyện như vậy, hiệp hội tuyệt đối sẽ không nhân nhượng!”
Bên dưới đính kèm thông báo có con dấu của Hiệp hội Nghệ thuật Thư pháp nước Hoa và chữ ký của hội trưởng và phó hội trưởng.
Hiệp hội Nghệ thuật Thư pháp nước Hoa là hiệp hội mẹ, Hiệp hội Nghệ thuật thành phố Hộ chỉ là hiệp hội địa phương.
Hội trưởng Hiệp hội Nghệ thuật thành phố Hộ không thể so sánh được với bất kỳ thành viên nào trong Hiệp hội Nghệ thuật Thư pháp nước Hoa.
Người có thể gia nhập Hiệp hội Nghệ thuật Thư pháp nước Hoa đều là những nhà thư pháp nổi tiếng và cũng đại diện cho đỉnh cao của thư pháp nước Hoa. Thiên tài như Lâm Tử đến giờ vẫn không có tư cách để thi vào.
Phần lớn nhà thư pháp thuộc thế hệ trước rất khiêm tốn, từ khi Hiệp hội Nghệ thuật Thư pháp nước Hoa lập tài khoản trên mạng xã hội đến nay mới chỉ đăng mười trạng thái Weibo, chín trong số đó đều là chia sẻ lại bài viết.
Bài đăng đầu tiên là Weibo tự làm, là Weibo gửi lời chào hệ thống tự động đăng.
Bài đăng thứ hai là thông báo xử phạt Ngụy Hậu.
Gần đến trưa, người lướt Weibo ít nhưng độ nóng của trạng thái này chỉ có cao chứ không có thấp. Ngoài người yêu thích thư pháp ra, người qua
đường cũng nhấn vào xem. Vì quảng cáo nhiều nên Ngụy Hậu còn nổi tiếng hơn cả Thịnh Thành Đường.
“Trời đất, Ngụy Hậu bị Hiệp hội Nghệ thuật Thư pháp nước Hoa đuổi cổ rồi sao? Ông ta phạm phải lỗi to đến nhường nào chứ? Tôi nhớ ông ta là nhà thư pháp danh dự mà.”
“Mọi người không biết à? Ngụy Hậu tuyên bố tranh chữ của một học sinh cấp ba là của ông ta, vụ và cho người ta gian lận, ăn cắp tranh chữ của ông ta để tham gia cuộc thi đấy.”
??? Không phải chứ? Ngụy Hậu lú rồi à? Không ngờ một nhà thư pháp như ông ta lại có thể làm ra chuyện thể này. Ông ta cần danh tiếng thì có danh tiếng, muốn có địa vị thì có địa vị, ông ta làm vậy để làm gi?”
“Lại chả. Kết quả Thịnh Thanh Đường đến, Ngụy Hậu bị vạch trần ngay tại chỗ.” “Buồn cười nhất là gì các anh chị em có biết không? Chẳng phải Ngụy Hậu nhận vơ tranh chữ của một học