Ba Hưởng tay cầm bình nước, hai bước thành một vội vàng đi tới bên cạnh Trúc.
Đám đông vừa nghe tiếng cậu, hai chân đã run rẩy muốn lùi, lại càng không có ai dũng cảm ngẩng đầu nhìn vẻ mặt hung tàn của cậu.
Mấy tên đầu xỏ đứng ra tạt máu chó thì khỏi phải nói, bọn chúng đều rất tự giác hạ gối quỳ trên đường lầy, chắp tay van lạy.
Ba Hưởng tạm thời không để mắt tới chúng, cậu vừa tới đã nhanh chóng rút khăn tay tạm lau đi vết máu lấm len trên mặt vợ.
Suốt quá trình săn sóc Trúc, cậu đều không nói không cười.
Bộ dáng im lặng này còn đáng sợ hơn cả lúc cậu đánh mắng người ta.
Một vài người nhát gan nhắm thấy tình hình không ổn rục rịch muốn rời đi.
Ngờ đâu vừa mới quay lưng, giọng nói lành lạnh không chút cảm tình lần nữa lại vang lên: "Đứa nào muốn chạy thì bỏ lại đây cái chân.
Trái phải tuỳ ý, tao không kén chọn!"
Cơn gió vô tình thổi qua, đám người đồng loạt run rẩy.
Tuy không thể lau hết vết máu trên người Trúc, nhưng trông cô bây giờ cũng đỡ chật vật hơn trước rất nhiều.
Lúc chỉ có một mình, Trúc có thể tự chống chọi với đám đàn ông trai tráng, chịu đựng những ánh mắt không mấy thiện cảm của quần chúng vây quanh.
Đó không phải do cô can đảm mà chỉ là cô đang gồng mình hứng chịu.
Tình huống này buộc cô phải mạnh mẽ.
Chỉ cần cô lùi một bước, thì nhất định sẽ bị người thừa cơ giẫm đạp không chút thương tiếc.
Nhưng lúc này thì không như vậy.
Cô không phải một mình.
Cô có Ba Hưởng bên cạnh.
Người đàn ông này có thể thay cô chắn gió che mưa, là chỗ dựa vững chắc cho cô sau này.
Bao nhiêu ấm ức kiềm nén trong lòng nháy mắt vỡ oà.
Nước mắt đua nhau rơi xuống.
Trúc khóc.
Cô còn nhớ lần đầu mình khóc lóc thảm thương là khi con Đẹt bị thương vì mình.
Cô khóc vì tự trách.
Còn lần này cô khóc như một đứa trẻ vừa bị tụi hàng xóm bắt nạt.
Cô khóc vì uất ức.
Thuở nhỏ, những đứa trẻ bị bạn bè ăn hiếp thì chạy về mách ba, mách mẹ.
Còn cô mồ côi thì chỉ biết kêu oan với viện trưởng.
Bây giờ lớn rồi, bị người ta hùa nhau bắt nạt thì quay sang mách chồng.
Trúc níu lấy gốc áo của cậu Ba Hưởng.
Hai mắt, đầu mũi, gò má đều nhuộm sắc đỏ hồng.
Nhìn từ gốc độ nào cũng là cô vợ nhỏ bị người khi dễ đáng thương vô cùng.
"Mình đi đâu mà lâu dữ đa." Giọng cô nghèn nghẹn vang lên, rồi khẽ nức nở mấy tiếng, bắt đầu kể lễ: "Mình vừa đi, bọn họ thấy em thân gái một mình mà giở trò ô nhục.
Bộ dạng em bây giờ thế này, sau này làm sao dám ra đường gặp ai được nữa.
Em chỉ muốn chết quắc đi cho xong..."
"Nói năng bậy bạ!" Vừa nghe cô đòi sống đòi chết, Ba Hưởng tức khắc cắt ngang lời cô.
Cậu đưa tay kéo cô vào lòng vỗ về an ủi, ánh mắt sắc như dao đảo sang đám người quỳ rạp dưới đất, hỏi lại lần nữa: "Vừa rồi mày bảo cái thằng thầy ất ơ nào đó nói vợ tao là cái gì? Nói tiếp đi chớ!"
Đám ngươi kia ban đầu thô lỗ là thế, bây giờ chỉ biết gục mặt sát đất, cả người không dám nhúc nhích, hỏi cái gì cũng ngậm miệng không đáp câu nào.
Bởi lẽ nếu nói sai, chọc cậu Ba Hưởng không vui, cậu Ba thu hồi đất không cho thuê nữa, già trẻ lớn bé nhà họ biết sống sao đây?
Thừa xưa nói “biết vậy thì đừng làm”.
Nhưng bọn họ cũng vì bí quá hoá liều, mới dễ dàng bị người khác kích động, xíu giục làm điều xằng bậy mà thôi.
Chờ mãi không nhận được câu trả lời, lửa giận chưa nguôi được dịp bùng phát trở lại.
Ba Hưởng vừa trông thấy thằng