Mới tờ mờ sáng, một biệt thự ven biển bị đánh thức bởi cậu thanh niên bưu điện giao đồ.
Một cậu bé đang lén nghịch cát ở sau nhà, nghe thấy tiếng chuông thì giật nảy mình, nắm đất trên nay vụn vỡ rơi xuống, sợ hãi lấp vội vào một gốc cây gần đó.
Không biết có phải do bầu không tĩnh lặng buổi sớm hay không mà cậu lại nghe thấy từng nhịp đập thình thịch như trống trên ngực mình.Tiếng chuông lại một lần nữa vang lên, có vẻ không có người ra nhận đồ.
Cậu thanh niên hơi mất bình tĩnh, nói to: “Có ai ở nhà không? Ra nhận hàng” nhưng căn biệt thự vẫn không động tĩnh, cả bầu không chỉ độc mỗi rì rào tiếng sóng vỗ đằng xa.
Bất chợt, cậu thấy môt cái đầu nhỏ ló ra khỏi thân cây phía hông phải của tòa biệt thự.
Nhìn thấy mái tóc dài ngang vai che kín cả khuôn mặt trắng bệch đằng xa, cậu thanh niên rùng mình, da gà da vịt bắt đầu nổi lên.
Kinh hãi gọi to một lần nữa: “Cô Nhi có nhà không? Cô có một đơn hàng này!”.
Cậu bé lấp ở gốc cây thấy người ta gọi tên mẹ mình bèn ngập ngừng ra khỏi gốc cây, tiến về chỗ cậu thanh niên kia, nói:- Có đồ gửi cho mẹ cháu ạ?Cậu thanh niên vốn nhát gan, thấy cái bóng đen lúi húi tiến về phía mình thì càng hoảng, thầm than: “Đụ má! Năm rưỡi sáng bắt đi giao hàng.
Sếp hại tôi gặp ma rồi sếp ơi! Đã đến giờ hành chính đâu, cộng thêm tôi là trưởng phòng mà, sao giờ lại gán chức chạy vặt cho tôi vậy?”.
Cho đến khi cạu bé ra khỏi tán cây, cậu thanh niên mới thở phào nhẹ nhõm vì không phải ma.
Nghe cậu bé hỏi liền trả lời:- Ừ! Cháu ra nhận hàng?Thấy cái gật đầu nhẹ của cậu bé kia, như bắt được vàng, cậu thanh niên trực tiếp giao đồ rồi phóng xe chạy đi, lòng thầm rủa lão sếp lắm yêu sách của mình.
Đứa nhóc đấy nhìn phong thư trên tay, ngập ngừng không bước vào nhà.
Cậu không được mẹ cho phép ra khỏi phòng, giờ lén ra ngoài chơi rồi nhận hàng giúp mẹ, kiểu gì cậu cũng bị ăn đòn rồi.
Nhưng không thì phong thư gửi mẹ cậu để đâu? Thôi chịu đòn thêm một lần nữa cũng không sao đâu.Cậu nhẹ nhàng bước lên cầu thang tìm phòng mẹ.
Từ ngoài cửa, cậu đã nghe tiếng mẹ phàn nàn vì mới sáng sớm đã bị làm phiền bởi người hầu vẫn chưa đến nên không có ai nhận hàng giúp mẹ.
Rụt rè gõ cửa vài cái, cậu đứng ở ngoài nhỏ nhẹ thưa:- Thưa mẹ… có người gửi thư cho mẹ.Người mẹ ở trong cằn nhằn nói vọng ra:- Tao nhớ là mày không được phép ra khỏi phòng cơ mà, gì mà ồn ào thế? Vào đi.Cánh cửa gỗ chầm chậm theo lực đẩy của cậu bé mở ra.
Người mẹ vẫn ngái ngủ, nửa nằm nửa ngồi trên giường, đưa cặp mắt khó chịu nhìn đứa con trong ánh đèn ngủ mờ mờ màu vàng.
Thấy con vẫn chần chừ đứng ngoài cửa, cô ta hằn giọng quát: “Mày có nhanh lên không?”.
Cậu bé theo phản xạ co rúm người lại, lịch bịch chạy đến giường mẹ, đặt lá thư trên chăn liền trốn ra ngoài.
Người mẹ chán nản, uể oải cầm phong thư lên, lập tức cả người cứng đờ, cơn buồn ngủ khi nãy biến mất tức khắc.Phong thư này được thiết kế theo kiểu Âu cổ.
Chất giấy bao bì này đặc trưng là loại dày, mịn, hơi ngả vàng.
Mặt trước là ghi tên của người nhận bằng nét mực đen bay bổng: Nguyệt Nhi.
Đằng sau là điểm tập trung của bốn cạnh giấy, được cố định bởi con dấu sáp màu đỏ gạch.
Con dấu trên phong thư của cô gái trẻ rất đặc biệt.
Nó màu cát, hằn lên những sợi vẩy tơ lông của một con sư tử trong tư thế gầm bị một thanh kiếm xưa đâm xuyên từ đỉnh đầu con sư tử cho đến cuống họng.Loại thư này giờ không mấy ai dùng, số người cô quen cũng chẳng có là bao.
Trừ…bố cô và cánh tay phải đắc lực của người.
Cô nhanh chóng nhận ra con dấu đặc trưng của bố, hai tay run run vuốt lên con dấu, trong tiềm thức vẫn một mực chối bỏ không phải bố và tự an ủi bản thân nhưng không.
Trời không bao giờ cho phép chúng ta hài lòng với những gì ta muốn.
Tuy ánh sáng không nhiều nhưng đường vân con dấu vẫn phát sáng vì thói quen của bố luôn dùng dạ quang viền lại một lượt.“Không thể nào! Người chết không thể sống lại được.
Mình là người cuối cùng nhìn thấy bố trước khi đưa