Tưởng Khinh Đường bị cô hỏi mà khuôn mặt nóng lên, thề thốt phủ nhận: "Không có… ai."
Quan Tự lại cảm giác ngón tay trong lòng bàn tay mình thoáng co rụt.
Khóe môi Quan Tự giương lên, cũng không hỏi đến cùng, cong hai ngón tay gõ trán của nàng: "Tuổi không lớn lắm nhưng tâm tư rất phức tạp."
Muốn bách niên hảo hợp cùng ai? Còn có thể là ai chứ? Tưởng Khinh Đường thầm nghĩ, đương nhiên là người phụ nữ thành thục mà xinh đẹp trước mặt này. Cô sở hữu tất cả dáng vẻ Tưởng Khinh Đường thích và mơ ước. Khi Tưởng Khinh Đường còn rất nhỏ, người phụ nữ này đã đi vào lòng nàng.
Lão gia của Tưởng gia và cả anh trai của Tưởng Khinh Đường Tưởng Nhược Bân đều không quan tâm nàng. Chi phí ăn mặc của Tưởng Khinh Đường cùng một tiêu chuẩn với những đứa trẻ khác trong Tưởng gia, chỉ là người làm Tưởng gia nâng cao giẫm thấp đã quen, bọn họ xem thường một tiểu thư không được sủng ái tính tình lại trầm mặc nhát gan như thế, vậy nên càng không chú ý nàng; thậm chí tiền tiêu vặt, tiền mừng tuổi mấy năm qua của Tưởng Khinh Đường cũng đi vào túi của dì Trần bảo mẫu.
Lớn lên trong hoàn cảnh như vậy, từ trước đến nay Tưởng Khinh Đường chưa bao giờ có bạn, rất ít tiếp xúc với người khác ngoài dì Trần. Sau năm tuổi nàng học nói, mỗi ngày đều là tỉnh tỉnh mê mê tự hiểu tự học trong sự hùng hổ của dì Trần, thế nên đến bây giờ vẫn chưa nói được.
Cũng may lúc bé nàng thông minh, cha mẹ vẫn còn sống, hận không thể nâng nàng trong lòng bàn tay mà cưng chiều. Khi Tưởng Khinh Đường còn rất nhỏ đã được mẹ ôm vào lòng dạy chữ đọc sách. Về sau cha mẹ qua đời, Tưởng Khinh Đường bị ném ở sân phụ chẳng ai quan tâm, biết cách tự đọc sách gϊếŧ thời gian.
Lão thái gia * của Tưởng gia là người coi sách như mạng, năm đó lúc còn sống ông đã xây một thư phòng trong Tưởng gia, cất giữ sách vở bảo bối của ông. Về sau lão thái gia qua đời, lão gia đương nhiệm của Tưởng gia xem những quyển sách kia như giấy vụn, nhưng vì tôn trọng lão thái gia nên đặt hết vào viện phụ, cũng chính là sân nhỏ mà Tưởng Khinh Đường đang ở.
* lão thái gia: cha của lão gia.
Hoạt động Tưởng Khinh Đường có thể làm để tiêu khiển thời gian rất ít, những quyển sách kia trở thành song cửa thăm dò thế giới bên ngoài duy nhất của nàng. Những điều kỳ thú, danh nhân truyện ký, lịch sử xưa nay, Tưởng Khinh Đường mê mẩn trong thế giới sách, khi đắm chìm trong sách cũng giống như mình đang mạo hiểm du lịch trong thế giới kia, mà không phải bị nhốt trong lao ngục nhỏ hẹp mang tên Tưởng gia.
Vì chỉ có một mình nên không ai dạy nàng tuổi gì nên xem sách gì, khi Tưởng Khinh Đường còn rất nhỏ - khoảng sáu bảy tuổi - đã chứng kiến tình yêu mỹ lệ trong sách.
Khi đó nàng còn bé, lần đầu đọc loại truyện đó chỉ ngây thơ ý thức được rằng hóa ra giữa người với người ngoại trừ tình thân, tình bạn thì còn có tình yêu, thậm chí còn nồng đậm không kém hai loại trước, đi đến tuyệt cảnh, hai người yêu nhau có thể chết vì đối phương.
Trong lòng cô bé Tưởng Khinh Đường, cái chết là kinh khủng nhất. Hai chữ này cướp đi cha mẹ của nàng, cũng khiến nàng trở thành "tai họa" trong miệng tất cả mọi người, thế nên nàng cảm thấy kinh ngạc trước loại tình cảm có thể hy sinh vì đối phương này, nghĩ thầm địa vị của đối phương trong lòng quan trọng thế nào mới có thể khiến họ chết cũng không sợ.
Nàng khép sách, ngồi trong phòng sách ngây ngốc cả ngày, vô thức nắm mặt dây chuyền trên cổ mình, mở khung ảnh ra rồi đóng lại, lặp lại mấy lần, nhìn chằm chằm ảnh chụp của Quan Tự trong khung, nhìn nửa ngày rồi chẳng biết tại sao hai má ửng đỏ, vừa nóng vừa đỏ.
Trong quá trình Tưởng Khinh Đường trưởng thành, Quan Tự là đối tượng cụ thể duy nhất để lý giải về tình yêu.
Khi đó nàng nghĩ rằng tình yêu là oanh liệt kiên trinh có thể hy sinh vì đối phương, ai ngờ về sau càng đọc nhiều sách, lại thấy được càng nhiều tình yêu tế thủy trường lưu *, cử án tề mi *. Tưởng Khinh Đường hiếu kỳ hơn, cũng hướng tới nó.
* tế thủy trường lưu: dòng suối nhỏ nhưng chảy dài, ý chỉ tình yêu bền lâu, không cả thèm chóng chán.
* cử án tề mi: Đời Đông Hán, bà Mạnh Quang dọn cơm cho chồng dâng lên ngang mày, tỏ lòng kính trọng. Chỉ vợ chồng kính trọng nhau.
Nàng cô độc một người quá lâu, quá khát vọng một người để yêu thương bầu bạn, một loại quan hệ lâu dài ổn định.
Chấp tử chi thủ, dũ tử giai lão. *
Bách niên hảo hợp, bạc đầu không rời.
* trích trong bài "Kích cổ 4" của Khổng Tử. Tạm dịch là: Nắm tay nhau đi đến bạc đầu.
Thật tốt đẹp, tốt đẹp đến mức khi Tưởng Khinh Đường đọc được, ngón tay xẹt qua trang sách ố vàng, lầm bầm lặp lại mấy chữ này, trong lòng có thể nếm ra vị ngọt.
Cho nên lúc Quan Tự dạy nàng viết chữ, nổi lên trong lòng nàng là "bách niên hảo hợp".
Quan Tự cầm tay nàng, mấy chữ "bách niên hảo hợp" chậm rãi xuất hiện trên giấy. Trái tim Tưởng Khinh Đường nóng lên, độ ấm này thuận theo huyết mạch chảy khắp người nàng, khiến hốc mắt nóng bừng, trong lòng vừa ấm áp vừa chua xót.
Biết rõ không có khả năng, nhưng có thể được Quan tỷ tỷ ôm vào ngực một