Hồn Thuật
Tác giả: Vosonglinh
Chương 118: Chín Hạng Mục
Nguồn: Tàng Thư Viện
Đan Giới thuộc Lệ Sơn phái, trong tầng sáu của một tòa tháp bảy tầng ở Linh Thú Khu, ba vị “lão thành” và năm người trẻ tuổi đang quây quần nhìn chằm chằm Văn Lục.
Văn Lục lúc này có chút đỏ mặt trước nhiều ánh mắt chiếu lên người. Bất quá rất nhanh hắn giở bộ mặt “gà chết cãi nước sôi” ra hách dịch:
- Việt Thuật Đại Hội có gì mới à? Nói nghe thử xem!
Mọi người thấy Văn Lục giở bộ mặt dày “cồm cộp” ra hỏi ngược lại cũng nhịn không được phải cam bái hạ phong. Na Na mỉm cười giảng giải
- Đại Hội… đương nhiên là đa dạng rồi. Lấy tên Việt Thuật Đại Hội chứ không phải Việt Thuật Tranh Vũ Hội thì đương nhiên là không đơn giản chỉ có đấu võ, so tài lực lượng…
Văn Lục nghe tới đây nhất thời sáng tỏ:
- Không chỉ có đấu “võ” vậy còn thi đấu những gì?
Na Na kiên nhẫn giải thích:
- Việt Thuật Đại Hội thường thường có mười hai hạng mục. Tuy nhiên đợt Việt Thuật Đại Hội sắp tới chỉ thi đấu có chín hạng mục cơ bản nhất mà thôi. Chín hạng mục lần lượt là Võ, Họa, Cầm, Kỳ, Luyện Đan, Luyện Khí, Phát Minh, Trận Pháp và Binh Pháp…
Hạng mục phải kể tới đầu tiên chính là thi đấu võ lực.Trong thế giới tu luyện giả, thì cường giả luôn luôn được tôn trọng. Cho nên hạng mục này lúc nào cũng đứng đầu so với các hạng mục khác cũng không có gì lấy làm bất ngờ cả. Các kỳ đại hội trước thì chỉ những tinh anh trẻ tu thuật giả Đại Việt dưới ba mươi tuổi mới có tư cách tham gia. Tuy nhiên năm nay trên Văn Lang Thiên hạ chỉ xuống nâng giới hạn tuổi lên tới sáu mươi. Bởi vì năm nay Đại Việt có cử người tham gia Địa Cầu Đại Hội Tu Luyện Giả cho nên độ tuổi mới được nới rộng như vậy. Sáu mươi người cử đi tham gia Địa Cầu Đại Hội Tu Luyện Giả cũng tuyển chọn từ các võ đài thi đấu võ lực này.
Các hạng mục khác như Cầm, Kỳ, Họa… thì khỏi phải nói thêm. Đó chính là các tinh anh trẻ tuổi so tài về những vấn đề âm nhạc, hội họa… Duy chỉ có “Kỳ” ở đây không phải là thi đấu cờ như các đại hội khác trên trái đất. Từ thời văn minh Văn Lang đã lưu truyền phổ biến một loại hình thức có phần tương tự như đấu cờ của người Trung Hoa. Không… phải nói rằng việc người Trung Hoa phát minh ra cờ tướng hay cờ vây cũng chỉ là dựa vào “Kỳ” này của Đại Việt.
Kỳ không phải là một quân cờ cụ thể, mà chính là những lá cờ nho nhỏ áng chừng bằng hai đầu ngón tay, hình tam giác, và cán cờ được gắn với một chiếc đế hình vuông. Một bàn Kỳ mỗi người chơi sẽ sở hữu một trăm hai mươi lá. Trên mỗi lá sẽ ghi tên của mỗi loại kỳ. Bàn để chơi lại càng rộng lớn… hình vuông, có độ rộng một trăm hai mươi đơn vị. To nhỏ còn tùy theo người vẽ. Những đường nét trên Bàn Kỳ cũng cực kỳ phức tạp không chỉ có những đường ngang dọc mà còn những đường chéo phân bố đối xứng với nhau.
Có một vị tiền bối thời văn minh Văn Lang nói rằng: “Chỉ nhìn đồ án ở Bàn Kỳ thôi… người ta cũng ngộ ra được nhiều thiên địa pháp tắc. Ở những đồ án tưởng chừng như đơn giản này, ta hoàn toàn có thể nhìn thấy sông núi, giang sơn… Người nắm “Quân Kỳ” như nắm cả thế giới…”
Người có tư cách tham gia các cuộc đấu Kỳ hầu hết là những người có đầu óc siêu phàm, thông minh tuyệt đỉnh. Có thể nói những trận đấu Kỳ này hoàn toàn là thuần túy đấu trí tuệ....
Thi đấu luyện đan đúng như tên gọi… chính là những người tham gia đều phải trổ tài trực tiếp luyện chế ra những viên đan dược tâm đắc của mình. Có người luyện chế đan dược cho tu thuật giả, có người lại luyện chế ra đan dược cho linh thú… thậm chí còn có người luyện chế ra đan dược cho… thực vật. Đương nhiên thực vật này hầu hết đều đã tiến hóa thành “yêu tinh” rồi.
Đan dược cũng được chia cấp bậc từ một tới mười hai. Còn nếu trên cấp mười hai thì cái viên đó không còn được gọi là đan dược nữa rồi mà được gọi là Thiên Thượng Đan Dược…
Hạng mục thi đấu luyện khí lại khá đặc biệt. Những người thi đấu luyện khí được chia ra làm hai… một bên thi đấu luyện chế ra những món vũ khí, pháp bảo nói chung là đồ vật mang tính công kích… Uy lực, hiệu ứng phụ trợ càng cao thì càng có khả năng đoạt giải. Bên còn lại đương nhiên là phải chế tạo ra đồ vật, pháp bảo mang tính chất phòng ngự…
Còn nếu luyện khí sư mà luyện chế ra đồ vật không phải thuộc hai lĩnh vực trên thì bị đẩy sang thi đấu… Phát Minh. Tên cũng như ý nghĩa, thi đấu phát minh chính là người thi đấu phải đưa ra những đồ vật, những phát minh trợ giúp cho tu thuật giả. Ví dụ cơ nhân khai khoáng, ống nhòm xuyên không gian… đều được xếp vào trong hạng mục thi đấu phát minh. Đây cũng là hạng mục thi đấu có nhiều phát minh cực kỳ cổ quái ra đời, khiến cho kỳ đại hội năm nào cũng có rất đông người tới quan khán, số lượng người tham gia có lẽ cũng chỉ kém “võ” thuật đại hội mà thôi.
Có một truyện thú vị là trong đại hội gần ngàn năm trước. Khi gia tộc Nguyễn cử người phát minh ra khôi lỗi, cái mà tổ đội Văn Lục tiếp xúc trước khi tham gia khảo nghiệm của bác “trâu già”, tới tham dự Việt Thuật Đại Hội. Nhưng vì khôi lỗi có công năng không kém con người là bao, có thể công, có thể thủ, có thể làm những việc khác. Thậm chí khôi lỗi cấp cao còn có thể thu nạp ký ức để trở thành cơ nhân có trí tuệ. Kết cục vì do nguyên nhân “quá phức tạp”, ban giám định không biết xếp cái tên khôi lỗi này vào trong hạng mục nào nên cứ đẩy đi đẩy lại. Gia tộc Nguyễn thuật mới bực mình tham gia thi đấu ở cả hai mục luyện khí và phát minh… kết quả không ngờ đại hội năm đó “khôi lỗi” kia ẵm về cho gia tộc Nguyễn hai cái giải nhất ở hai hạng