Hồn Thuật
Tác giả: Vosonglinh
Chương 127: Đột phá! (2)
Nguồn: Tàng Thư Viện
Trên ngọc đài cao giữa đỉnh núi cực tây của tam cấp đồ án Văn Lang, nữ tử Trịnh Nhu Hương đang ngồi đánh đàn. Từng ngón tay trắng ngọc nhẹ nhàng lướt trên cây cầm tạo ra một cầm khúc trầm hùng hào tráng khiến người nghe muốn hưng phấn nhảy múa… cầm khúc cấp tám. Bất quá đối với những đệ tử thực lực thấp mà nói nếu không có trận pháp bao quanh thành một màng mỏng hình trứng xung quanh người thì “tiên nhạc” này lập tức sẽ thành “tiếng gọi của tử thần”. Trái ngược hẳn với dáng vẻ nhàn nhã của Nhu Hương, các đệ tử ở bên dưới còn trụ vững tới phút này đều cắn răng tấu khúc tuyệt chiêu của mình để chống lại áp lực do cầm khúc của Nhu Hương mang tới.
Âm nhạc đối với tu thuật giả mà nói chính là một lĩnh vực cực kỳ cao siêu, nhất là đối với linh hồn. Âm thanh được nhạc cụ phóng ra đều được phân cấp tùy theo độ ảnh hưởng của nó. Như cầm khúc mà Nhu Hương thi triển ra nếu người có linh hồn tới cấp sáu mà vẫn bị ảnh hưởng thì có nghĩa là cầm khúc đó ít nhất phải đạt tới cấp sáu. Dựa vào nhạc cụ, tu thuật giả hoàn toàn có thể tạo ra sức ảnh hưởng tới linh hồn thậm chí cao hơn nhiều so với linh hồn của chính mình. Lấy ví dụ đơn giản như lúc này thi đấu chính là một đệ tử cấp năm linh hồn hoàn toàn có thể dựa vào cầm khúc mà mình thi triển để tạo ra áp lực tới tận cấp sáu, cấp bảy… có thể kiên trì để chống lại áp lực của Nhu Hương.
Tuy nhiên để tấu được cầm khúc mà vượt hai cấp như vậy thì người đó tuyệt đối phải là thiên tài trong lĩnh vực âm nhạc rồi. Khả năng lĩnh ngộ của người đó đối với âm nhạc tuyệt đối là phải vượt trội thì mới có khả năng tấu ra cầm khúc cao hơn cấp bậc linh hồn mình như vậy.
Trên sân lúc này chỉ còn lại tám thí sinh trụ lại. Mỗi khi có một thí sinh không chống lại được tiếng cầm của nữ tử Nhu Hương thì lập tức trên bảng ngọc ở gần giữa đỉnh núi liền ghi tên thí sinh đó và số thứ tự của vị đó lại. Làm mọi người ngạc nhiên là không ngờ trong số hai mươi thí sinh trụ lại hầu hết đều có tu vi thuật pháp đạt tới cấp bảy trở lên, trong đó có ba người là cấp bảy đỉnh cấp. Nói như vậy để biết năm người còn lại hoàn toàn là dùng thiên phú âm nhạc của mình mà chống lại cầm khúc của Nhu Hương.
Đáng chú ý nhất trong số tám người còn trụ vững không phải là mấy vị thiên tài thuật pháp đạt tới đỉnh kia mà chính là một thiếu nữ nhỏ nhắn ngồi ở hàng cuối cùng. Xung quanh nàng hai ba ngàn mét, các thí sinh khác đều đã hôn mê hoặc bị cầm khúc điều khiển.
Chỉ riêng nàng như cây lau trụ vững trong giông bão, kiên cường, nặng nề giơ những ngón tay nhỏ nhắn vuốt trên dây đàn. Sở dĩ nàng được mọi người chú ý chính là bởi tu vi thuật pháp của nàng chỉ mới đạt tới …cấp sáu sơ cấp. Nghe thôi cũng đã đủ lạnh người rồi. Thử nghĩ xem, khi đối trận với địch thủ, nàng vác cây đàn ra, vung tay mấy cái thì dù cấp bảy đỉnh phong cũng bị nàng điều khiển như con rối. Điều này còn kinh khủng hơn cả người tu luyện hồn thuật chính chuyên là Văn Lục. Văn Lục nếu muốn thôi miên kẻ trên hai cấp như vậy thì tỉ lệ thành công cũng ít tới thảm thương, chứ không thể nhẹ nhàng như nàng được. Giả sử Văn Lục và nàng cùng cấp và cùng thôi miên một kẻ trên hai cấp, phần thắng chắc chắn thuộc về nàng. Một mình nàng ngồi đó khiến cho hơn ba vạn cặp mắt nhìn tới phải thán phục…
Bất quá Văn Lục giờ này hoàn toàn không chút nào lơ đãng, phân tâm để chú ý xem thí sinh nào trụ vững cuối cùng, mà hắn phải dồn hết tâm lực cho việc đột phá. Mặc dù mới tiến cấp không lâu, nhưng Văn Lục có vòng ngũ hành tương sinh tuần hoàn cho nên hắn luôn luôn thúc đẩy, mạnh mẽ cải tạo, nâng cao "Mầm Thế Giới".
Giờ dướt áp lực cuồn cuộn từ đôi bàn tay Trịnh Nhu Hương lực lượng trong "Mầm Thế Giới" của Văn Lục cũng đang điên cuồng vận chuyển như muốn phá vỡ "Mầm Thế Giới" để chui ra. Tuy nhiên để đột phá được thể thuật là điều cực kỳ khó khăn. Tới cấp này thì phải trải qua quá trình tích lũy lâu dài, nếu không tinh anh trẻ tuổi tu thuật giả Đại Việt cấp tám cấp chín đã đông như cỏ mùa xuân rồi chứ làm gì ít ỏi như vậy.
Việc ngũ hành tuần hoàn tương sinh mặc dù hoàn toàn có thể cung cấp đủ lực lượng để "Mầm Thế Giới" của Văn Lục đột phá, tuy nhiên với lực lượng khổng lồ mà nó sinh ra, Văn Lục e sợ rằng hắn không thể thích ứng mà điểu khiển nối cho nên lập tức hắn buông tha đột phá thể thuật. Hơn nữa thời gian tích lũy e rằng phải trên hai ba ngày, lúc đó Nhu Hương kia đã dừng đàn từ đời “tám oánh” nào rồi ấy chứ. Dù sao cứ bình tĩnh, kiểu gì sau mấy tháng nữa hắn cũng đột phá thể thuật tầng tám sơ cấp lên tầng tám trung cấp nên hắn không cần vội vàng.
Tuy nhiên Văn Lục không đột phá thể thuật có nghĩa là hắn buông tha cơ hội ngàn năm có một này. Tác dụng lớn nhất của cầm khúc không phải là lực lượng mà chính là … linh hồn. Lại vừa đúng Văn Lục song tu cả thể thuật và hồn thuật. Cho nên Văn Lục không suy nghĩ nhiều mà chọn đột phá hồn thuật. Hắn ngồi xếp bằng vận chuyển tâm pháp hồn thuật tầng thứ tám do sư phụ hắn truyền cho.
Lại nói tới giám sát sử Nhu Hương kia quả không tầm thường chút nào. Cầm khúc mà nàng đàn ra thật thần kỳ. Áp lực mặc dù lớn mạnh nhưng nó giống như một liều thuốc kích thích. Nếu ngươi uống quá liều thì lập tức hôn mê, còn nếu