Hồn Thuật
Chương 23: Ngũ đại môn phái
Nguồn: tangthuvien
Cả đám hắc y nhân đang hoảng hốt bỏ chạy thì một giọng nói vang lên:
- Đã tới rồi thì hãy ở yên đó!
Người chưa thấy đâu mà tiếng nói đã vọng tới, mọi người đang ngẩn ngơ thì “ầm” một tiếng. Chỉ thấy thủ ảnh đỏ rực rộng lớn hơn hai mươi mét không biết từ đâu xuất hiện trên đầu đám hắc y nhân vỗ xuống. Người bịt mặt còn lại hơn hai mươi người đều cuồng phún máu.
- Chậc chậc! Mấy người tu luyện hỏa thuật này ai cũng oánh trước rồi mới bàn sau! Thật là thống khoái.
Văn Lục mở to mắt nhìn vết bàn tay lớn in rõ trên mặt đất cảm khái. Tiếp đó một bóng người mặc áo lam xuất hiện ở giữa Văn Lục và những người bịt mặt. Nhìn thấy lưng người nọ Ngọc Thanh reo lên:
- A! Là Tản Phong thúc thúc.
- Tản Phong là vị nào vậy?
Văn Lục tò mò ghé đầu sang bên Ngọc Thanh hỏi. Ngọc Thanh hưng phấn giới thiệu:
- Tản Phong thúc thúc là Tản Viên môn trưởng lão đời thứ ba mươi. Tản Viên môn có mười hai trưởng lão, Tản Phong thúc là trưởng lão thứ mười.
- Đứng thứ mười đã lợi hại vậy à? Thế trưởng môn là đời thứ bao nhiêu?
Ngọc Thanh chưa kịp nói thì một giọng khác lại vang lên ầm ầm trong tai mọi người:
- Cái lão điên ngươi cậy nhà gần nhanh chân tới khi dễ bọn nhỏ. Mấy trăm năm rồi không gặp…tính ra oai với bọn ta hả?
Tiếng nói vừa dứt thì bên trái Tản Phong trưởng lão xuất hiện một người gầy gầy, mặc bộ đồ Việt cổ màu trắng. Lão vuốt vuốt bộ râu dài, ách…giống mấy ông bụt trong truyện cổ tích.
Tản Phong trưởng lão nghe vậy thì trợn ngược mắt lên quát to:
- Không phục hả? Ra kia hai ta đánh ba trăm hiệp xem mấy trăm năm nay ai hơn ai. Lần trước ta đốt trụi râu rồi còn không kinh hả.
- Còn tên điên nào bị ta đóng băng ướt tèm nhem như chuột đấy! Đánh thì đánh, ai sợ ai nào.
Hai lão đang sắp “đại chiến ba trăm hiệp” thì một giọng nói thanh thúy từ hướng đông vọng tới.
- Hai lão đầu kia, bao nhiêu tuổi rồi còn làm trò trước hậu bối thế. Thật không ra cái thể thống gì.
Một giọng khác từ hướng tây cũng vọng tới ngay sau đó:
- Ai nha! Hai lão đó tức cái bụng mà. Cái bụng mà tức là phải oánh một trận mà. Chúng ta lại được xem à.
Ở bên phải Tàn Phong trưởng lão thình lình xuất hiện hai người, một nam một nữ.
- Ôi khổ cái thân già! Nhà xa lần nào cũng chạy mỏi chân mới tới.
Giọng nói vừa vang lên thì một người nữa xuất hiện từ hướng tây nam đứng chặn lối đi của đám người hắc y nhân. Văn Lục thấy một lúc xuất hiện năm lão già thì ngạc nhiên không thôi. Tưởng chỉ một hai lão đến là tốt rồi. Chắc đệ tử các phái này đều có người bị giết nên tức mình kéo cả đến. Văn Lục tò mò quay sang Ngọc Thanh hỏi mới biết. Người có dáng “tiên phong đạo cốt” mặc áo màu trắng là Lạc Tiêu trưởng lão, Lệ Sơn phái ở hồ Ba Bể Bắc Kạn. Người nữ duy nhất, cũng làm Văn Lục ngạc nhiên nhất lại là Tịnh Khương đại sư ở Yên Tử môn. Điều ngạc nhiên là Yên Tử môn chẳng phải là phật môn sao?
Người mặc bộ đồ người miền cao, nói cứ thêm âm “à” cuối câu là Giàng A Lung trưởng lão Yên Vân phái tại Lục Yên- Yên Bái.
Người đến sau cùng là người ở xa nhất, trưởng lão Bồn Quan của Quan La môn ở tận Sơn La. Nghe nói môn phái này là nhánh người còn lại của vương quốc Bồn Man trước kia.
Đên tận bây giờ Văn Lục mới biết tới ngũ đại môn phái ở miền Bắc Đại Việt. Thật là mở rộng tầm mắt. Nhìn Ngọc Thanh đang hưng phấn bừng bừng thì đủ biết rằng mấy người này ai cũng có tiếng tăm hết a. Chắc bế quan lâu năm giờ mới xuất môn.
- Giết hết bọn chúng thôi.
Bồn Quan trưởng lão vừa tới đã cất tay dự định tiễn hết sô hắc y nhân này về trầu trời. Tịnh Khương đại sư vội ngăn cản:
- Khoan đã! Trời có đức hiếu sinh, chúng ta là người Đại Việt, là người trọng nghĩa khí không thể ra tay man dợ như vậy được, thả chúng đi thôi.
Nghe Tịnh Khương nói vậy cả bốn người kia thoáng sửng sốt sau đó gật gù đồng ý thả người. Văn Lục thấy vậy thì tức nổ đom đóm mắt. “Mấy cái lão già cổ hủ này, lúc nào cũng trọng nghĩa khí, trọng này trọng nọ. Không biết rằng đánh địch phải giệt cỏ tận gốc sao. Chính vì mấy cái “trọng” của các lão mà nước Đại Việt ta có tu thuật hùng mạnh mà đất nước chẳng cường mạnh tý nào. Đến cả thời hiện đại vẫn còn bị các nước khác khi dễ tận cửa. Thật là…” Nhân từ với địch là tàn ác