Hồn Thuật
Chương 29: Vi Nhi kinh hoảng
Nguồn: tangthuvien
Ngày mồng tám tháng một, bộ binh Tống chia thành nhiều đường nhỏ đồng loạt tấn công các tỉnh biên giới phía bắc Đại Việt. Các tướng như Nùng Quang Lâm, Nùng thịnh Đức, Sầm Khánh Tân, Vi Thủ An, Tô Mậu, Lưu Ký không biết “bàn bạc” với nhau thế nào mà đều đầu hàng luôn nhà Tống.
Ngày xưa, các tướng lĩnh phía bắc thường được vua gả công chúa cho để gây mối quan hệ giữa các tướng biên giới và triều đình, nhưng mà trong giai đoạn này thì vợ cũng “vất đi” luôn, nói gì tới mối quan hệ này nọ.
Duy chỉ có phò mã Thân Cảnh Phúc dưới sự hỗ trợ của tượng binh do Linh Lang chỉ huy đã anh dũng chặn đánh địch ở ải Chi Lăng. Tư Kỳ là chỉ huy mũi quân Tống này. Gặp quân cưỡi voi kiên cường của Đại Việt cũng phải chịu thiệt thòi lớn. Trận đánh này khiến cho quân Tống cứ nghe thấy voi chiến là sợ run mật, thậm chí còn có vụ vua nhà Tống sau khi giảng hòa, vì thích mấy con voi chiến cống nộp mà trả lại mấy tỉnh phía bắc cho Đại Việt.
Phò mã Thân Cảnh Phúc anh dũng cố thủ ải Chi Lăng làm Tư Kỳ đau đầu bèn sai chia quân làm hai. Đạo quân thứ hai đi vòng ra phía sau rồi dùng chiến thuật “lấy thịt đè người” mới phá tan điểm cố thủ ải Chi Lăng của phò mã. Tuy nhiên nhờ tiểu đoàn voi chiến của Linh Lang, vài nghìn người của phò mã vẫn đột phá vòng vây thoát ra ngoài rừng núi và chuyển sang đánh du kích, thỉnh thoảng lại cho quân Tống một đòn rồi rút lui làm quân của Tư Kỳ ăn ngủ không yên, lúc nào cũng nơm nớp lo sợ.
Nhờ có sự “trợ giúp” của mấy tướng sỹ phản bội, quân nhà Tống với thế tràn như vũ bão đánh một đường từ tận biên giới đến tận phòng tuyến sông Như Nguyệt của Thái Úy mới phải dừng lại chờ thủy quân tiếp ứng.
Nhiều người tự hỏi tại sao quân Tống không đi vòng qua chỗ khác mà tiến về Thăng Long có phải sự bố trí của Lý Thường Kiệt thành công cốc không?
Quách Quỳ là nguyên soái của quân Tống cũng muốn “đi vòng” vậy lắm nhưng mà nếu đi vòng lên phía tây thì gặp đồi núi trập trùng, cheo leo hiểm trở không biết đến bao giờ mới về đến Thăng Long được. Còn nếu đi về phía đông thì gặp liền mấy con sông lớn vậy thì thà ở chỗ sông Như Nguyệt này đánh trận xong vượt sông là có thể tiến thẳng tới kinh thành Đại Việt. Nhưng mà Lý Thái Úy cũng là một tướng kiêu hùng của Đại Việt, chỉ qua một đêm ông đã tính rõ được đường đi nước bước của quân Tống và sai người lập phòng thủ ngay cái “cửa ngõ” này. Sông Như Nguyệt là một cái “hào” tự nhiên, bên bờ sông lại là dãy núi cao liên miên theo giống như thành lũy. Những chỗ nào thấp ông cho đóng cọc tre lập lũy. Dưới những bãi sông ông lại cho cắm đầy những bãi chông ngầm…
Lúc này hai quân giáp mặt, bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra đánh nhau cho nên Lý Thường Kiệt vội sai người mời Văn Lục về hỗ trợ. Mấy lão bất tử kia thì chỉ khi Lý Thái Úy nguy hiểm mới ra tay còn lại là ngồi chơi, đánh cờ…nên chẳng nhờ vả được gì. Có mỗi Văn Lục là hăng hái chạy đông chạy tây nên bị gọi về cũng phải.
Văn Lục ra một căn phòng bên cạnh nói cho Bồn Quan trưởng lão tình hình rồi nhờ trưởng lão bảo vệ giùm tướng quân Lý Kế Nguyên nếu gặp nguy hiểm. Bồn Quan trưởng lão từ lúc đi theo thủy quân cứ ngồi trong thuyền như bức tượng vậy, đến cả động đậy cũng chẳng thèm làm Văn Lục cũng hết cách. Nhưng mà năm trưởng lão làm vậy đã là nể mặt Văn Lục và cũng hết lòng với quân dân Đại Việt rồi.
Còn mấy ông tu chân bên Trung Nguyên muốn hỗ trợ thì nằm mơ đi. Triều đình nhà Tống cũng chỉ gom góp rất nhiều thiên tài địa bảo mới mời được mấy môn phái nhỏ yếu của tu chân giúp hành thích vua và trọng thần của Đại Việt mà thôi. Những môn phái tu chân lớn còn không để triều đình nhà Tống vào mắt. Chính vì lý do đó mà trận chiến này chẳng thấy người tu chân nào của Trung Nguyên tham gia cả.
Văn Lục tụ khí bao bọc Vân Nhi và Ngọc Thanh bay vút về phía phủ Thiên Đức, nơi tướng quân Lý Thường Kiệt đóng giữ. Tới đầu sông Như Nguyệt linh thức của Văn Lục trải ra thì phát hiện ở gần Yên Phụ, Thụy Lôi có hơn hai ngàn quân, chủ yếu là nhất lưu giang hồ nhà Tống hình thành mũi tấn công đã chọc thủng phòng tuyến của quân Đại Việt và đang tiến sâu về phía kinh thành Thăng Long.
- Ồh! Nhanh vậy đã đánh sao? Toàn nhất, nhị lưu giang hồ chẳng trách thế đánh như chẻ tre.
Từ sau trận đánh với người cá đầu tiên, tính cách Văn Lục cũng thay đổi nhiều. Hắn không còn bộp chộp như trước. Việc chiến tranh là phải có chết chóc, không thể nào mà toàn quân không tổn hại gì như mấy tiểu thuyết của tàu được.
- Văn Lục ca ca…mau lại hỗ trợ đi!
Vân Nhi và Ngọc Thanh cũng phát hiện ra tình hình chiến trường đang cực kỳ bất lợi cho quân Đại Việt nên thúc giục Văn Lục.
- Vân Nhi! Muội phải luyện tới cảnh giới “núi đổ mặt cũng không biến sắc”