Hồng Bàng Lập Quốc Ký Rewrite

Thu lòng người


trước sau

Quyển I: Nó là Hoàng Anh Kiệt

C 117: Thu lòng người

Để lý giải được vấn đề của quẻ tượng, Chu Xuân Đạo liền tạm rời chùa Pháp Hòa, bám theo đám Kiệt để tìm hiểu. Ông ta nhanh chóng biết được thân phận của Hoàng Anh Kiệt, gia đình là nhà giàu, có uy tín trong làng, làng Hồng Bàng kinh doanh những gì, những người ở làng Hồng Bàng và các làng mạn phía nam Huyện Sơn Hải kính sợ cậu nhóc này thế nào và khi biết Kiệt là em trai cùng mẹ khác cha với Anh Minh, lại nhớ những gì mình từng bói cho Minh, ông càng khó hiểu, và lại càng quyết tâm phải lý giải cho kỳ được sự phát đạt, giàu sang mà Kiệt có lúc này.

Chu Xuân Đạo tuy muốn thử tìm về làng Hồng Bàng để xem phong thủy nơi đó, nhưng ông ta vốn dĩ cũng không dư giả gì, làng Hồng Bàng đường đi xa xôi, đi thuyền hay đi xe ông ta đều không đủ tiền. Mà đi bộ, thì mệt quá, ông ta chỉ tò mò chút chút, đâu thể vì thế mà hành xác bản thân. Vì thế, Chu Xuân Đạo liền quyết định thuê căn nhà trọ giá rẻ ở gần nơi Kiệt sống để xem xem hàng ngày cậu sống thế nào. Nếu không thấy có gì khác lạ, lão nghĩ rồi cũng nên về chùa tiếp tục việc kiếm tiền như khi xưa.

Không biết là có người thầm quan sát mình- thực ra thì ngoài Chu Xuân Đạo có có một đống người khác, Nữ Lưu, người của Lã Xưởng, thậm chí người của Thái Chí Phú hay Lương Vũ Phong cũng đều thầm theo dõi cậu ta đã lâu, Kiệt không quá để ý, vẫn sống rất bình thường. Sáng dậy tập thể dục, ăn sáng, tới xưởng kiểm tra công việc, hứng lên thì kiểm tra đột xuất vài hạng mục, không thì kiểm tra sổ sách. Sau đó tới khu vực nghiên cứu, kiểm tra tiến độ hạng mục làm vải tơ chuối quy mô công nghiệp, đây đang là hạng mục trọng điểm của ngành dệt toàn bộ châu Nam Bình. Một khi vải tơ chuối có thể làm bằng máy, lợi nhuận từ nó sẽ là không kể siết.

Quá trình phát triển vải tơ chuối giờ đây Kiệt không nhúng tay nhiều, chủ yếu kiểm tra thôi. Ở vụ làm vải bền, cậu đã làm mẫu những điều phải làm hết rồi: đưa ra ý tưởng, thực hiện, ghi chép số liệu, đánh giá vấn đề xảy ra, phân tích nguyên nhân,… Thông qua ghi chép tỉ mỉ các số liệu- do các nhân viên ở làng Hồng Bàng làm, vì các thợ kéo sợi ở Nam Bình đều mù chữ hết, dù hiện tại đang mở bình dân học vụ để từ từ nâng cao trình độ cho họ, để sau này có thể dùng cho nhiều việc, thì hiện tại cũng chưa được; với các ghi chép này, mọi người có thể từ đó đưa ra đánh giá chuẩn chỉ hơn: rằng làm cái này sẽ gây hậu quả gì, làm sao để khống chế vấn đề kia, yêu cầu đó hợp lý hay không,… Tiếp đó, sẽ phân tổ để kiểm tra từng trường hợp, xem trường hợp nào tốt hơn thì chọn, đảm bảo việc cải tiến không bị rơi vào sự chủ quan lao sai hướng quá nhiều. Kiệt khi đã định ra những quy chế đó, cũng không lo lắng rằng mọi việc sẽ quá tầm kiểm soát. Cậu chỉ cần đảm bảo rằng những người làm việc ở đây không lười biếng hay là làm đối phó là được. Ngoài ra, do cách làm việc mới với số liệu để phân tích rồi chia tổ kiểm nghiệm các khả năng, nội gián có cài vào cũng không đủ năng lực mà tuồn tin ra kịp thời.

- Kiệt!- Linh đi tới gần, đưa cho cậu mấy bản báo cáo của cô về tình trạng sức khỏe của những nhân công kéo sợi. Trong cuộc chiến giữa làng Hồng Bàng và lũ cướp biển, Linh đã đảm nhiệm qua công tác y tá chiến trường, biết sơ sơ về việc sơ cứu vết thương. Sau khi bọn cướp biển phải chạy dài, làng Hồng Bàng đi vào thời kỳ phục hồi, lượng công việc gia tăng, Linh cũng phải tham gia công việc xây dựng kinh tế như bao người khác, cô chọn làm nông nghiệp- điều mà cô khá quen. Nông nghiệp là ngành cơ sở, sản xuất trực tiếp lương thực, rất cần chú trọng. Với ưu thế là con gái một bá hộ, Linh được sự hỗ trợ rất nhiều từ kiến thức có sẵn, tiền để mua máy móc và các người ở trong làng, nên thời gian rảnh của Linh cũng khá nhiều, cô bèn học thêm chút về nghề y. Cô tìm các thầy lang ở các làng lân cận, trên huyện thị Sơn Hải và học cả những kiến thức y học của Kiệt. Với lượng kiến thức tàm tạm, lại là bạn thân của Kiệt, Linh hiện tại phụ trách về các vấn đề y tế cho Xưởng Dệt Hồng Bàng, làm việc với 2 thầy làng mà họ mời từ huyện thị Sơn Hải cùng với 10 y tá- những cô bé nhà nghèo ở các làng phía nam huyện Sơn Hải, được Kiệt đề xuất tuyển. Dù gì thì nhà mấy đứa này không muốn nuôi con gái quá tuổi 13, bọn họ hoặc phải đi lao động, hoặc phải lấy chồng sớm, làng Hồng Bàng thuê về làm y tá, theo học tập để về sau phục vụ là ổn, có trả lương- một cho các bé này, một cho gia đình.

Đọc các báo cáo về tình hình sức khỏe của các nhân công, cùng một vài số liệu cô nàng đi thu thập được. Càng đọc, Kiệt càng nhíu mày chặt hơn. Những người này lao động cực nhọc quá dài nên có bệnh nghề nghiệp, trước hết là lao lực, sau đó là bệnh xương khớp vì ngồi nhiều. Hiện những bệnh này chưa biểu hiện ra nhiều, vì họ còn trẻ, nhưng chỉ cần chớm qua tuổi 35 là đồng loạt phát tác. Những người làm việc này trước họ, cứ tới tuổi 34- 35 là bắt đầu phát bệnh, ốm đau triền miên, khó làm việc, nên bị các chủ xưởng dệt tống cổ đi. Số người này sau khi mất việc, cơ thể cũng rệu rã, khó làm việc tốt được, không ai thuê mướn, dần dần rơi vào cảnh bần cùng, phải làm những việc nguy hiểm như cạo vỏ hà thuyền, đi kiếm lâm sản,… và chết sớm thôi.

- Hiện tại có bao người sắp tới tuổi 35!

- Ước chừng cũng phải 100 người. Theo tớ, ta nên thải loại họ sớm!- Linh đề nghị

- Muốn mình bố trí việc khác ấy hả?- Kiệt không nhìn Linh mà hỏi, đồng thời suy nghĩ theo hướng xem có việc gì phù hợp không.

- Đúng vậy! Nếu những người này tiếp tục làm thêm sẽ khiến bệnh thêm trầm trọng, vì dù có máy móc hỗ trợ, công việc họ làm vẫn sẽ còn khá nặng nhọc, cho họ chuyển công tác sớm lúc này thì tốt cho sức khỏe họ lúc đó.

- Rất may, tớ cũng đang có công tác cho họ!- Kiệt gật đầu đồng ý, là một người sống ở thế kỷ 21, học chủ nghĩa Mác các kiểu, lại là con nhà công nhân, đồng thời ở thế giới này, cậu cũng từng bước làm giàu, dù có kiến thức hơn người, thì giai đoạn đầu cũng phải làm việc vất vả vô cùng, nên lòng cảm thông với những người lao động khổ sở này không thiếu. Đừng nói là hiện có việc cần nhân sự, mà dù không có, cậu cũng sẽ tìm cách để giúp những người sắp tới lúc nghỉ hưu có thể mưu sinh.

- Là việc gì vậy?

- Ừ, là việc bán hàng cho các thợ khai mỏ và nông dân ấy. Hôm qua sau khi đi chùa về, Nhung có đề xuất ý kiến là thay vì cứ đưa tới tiệm vải các làng, ta phải tổ chức bán hàng tận nơi giống như hồi ta bán vải để giải quyết tình trạng tài chính trước sức ép của các chủ xưởng đó.

- Đúng ha, như thế là sẽ cần rất nhiều người làm việc. Vậy tớ đi báo cho họ nhé!

- Cậu hãy họp công nhân lại, giải thích thật thấu đáo, nhất là việc lo nghĩ cho sức khỏe của họ. Đồng thời, hỏi xem có bao nhiêu người cảm thấy không quá khỏe, muốn rời công việc kéo sợi để đi xuống bán hàng.

- Hả, tại sao chứ? Tớ tưởng chỉ cần phải họp với các thành viên cấp cao, làm kế hoạch là xong?

- Chết thật. Nghe nè Linh, hiện tại, tuy rằng nhân công dưới kia đang làm việc cho chúng ta, nhưng còn giữ lề thói khi xưa, rất cẩn trọng với ông chủ, luôn nghĩ rằng chủ muốn
gây phương hại tới mình. Tớ không trách họ, chủ cũ của họ tham lợi quá mức, khiến nhân công luôn sợ sệt và lo nghĩ. Nhưng hiện tại, một khi họ làm việc cho ta mà không thể đồng lòng với ta, thì rồi sẽ có chuyện. Ví dụ, bây giờ thì họ thấy là máy móc làm thế này là nhanh, việc thiếu người nhiều, nếu mà không nói ra, họ có khi nghĩ vì chúng ta làm ra máy mà họ phải mất việc, họ tìm cách phá họi máy móc, thế có phải là chết không? Vì thế, tớ muốn họ hiểu được lòng tốt của chúng mình, để hai bên dần dần có thể coi nhau là những người đáng tin, từ đó bớt đi nguy cơ có thể xảy ra. Cậu hiểu chứ.

- Được rồi!- Linh cái hiểu cái không, xong cô cũng cứ gật đầu. Hiểu và hay không hiểu còn nhiều thời gian suy nghĩ, giờ hãy cứ chấp hành đã. Linh lập tức tiến hành ngay những gì Kiệt vừa nói. Sau những lời thông báo của Linh, rất nhiều nhân công tỏ ra không tin, họ không chất vấn tại chỗ, nhưng cũng xì xầm với nhau rất nhiều, hỏi nhau xem liệu có phải lừa họ đi để đuổi việc vì họ có bệnh. Linh thấy vậy càng phải thấy là Kiệt lo xa là có lý. Nếu như không báo cho họ biết đầy đủ mà cứ thế tiến hành, không biết họ sẽ nghĩ gì nữa. Cô một mặt giải thích những số liệu về mặt sức khỏe cho họ, để họ biết ý tốt khi muốn thuyên chuyển công tác của họ, mặt khác cũng cho người đi tìm Nhung để cô nàng tới giúp giải thích về công tác bán hàng. Mảng thương mại này Nhung thạo hơn cô nhiều. Nhung có mặt, kể lại đầy đủ những hoạt động buôn bán ngày trước của Xưởng Dệt Hồng Bàng trong cuộc đối đầu với các chủ xưởng cũ, đồng thời nêu lên thu nhập tương quan của những người đi bán hàng, tiếp thị hàng. Khi đó, để có thể bán được hàng, lấy được tiền xoay vòng vốn và duy trì công việc, Xưởng Dệt Hồng Bàng đi bán trực tiếp tới tay người tiêu dùng, không bán qua đại lý, hẳn vài người ở đây có người nhà đi mua vải trong đợt đó, thấy được rằng cách kiếm tiền này thực sự làm được. Vậy thì hiện giờ chẳng qua là họ đi bán xa hơn một chút. Nghe Nhung nêu lên ví dụ, nhân công cũng tin tin, vì dù sao họ cũng từng mua vải đợt đó, chứng tỏ là việc này là việc có thật chứ chả phải vẽ ra để tìm cách đuổi họ. Sau đó, Nhung cũng nói rằng lúc đó, Xưởng Dệt Hồng Bàng đang nguy cơ, tất cả cùng vì sinh tồn xưởng dệt nên không tính lời lãi, nhưng hiện tại, họ là làm công, nên sẽ được các khoản thưởng nếu làm tốt, vậy là so ra họ thậm chí còn được lời ấy chứ. Không so thì thôi, nghe so sánh thì thấy khoái, nhân công dần tiếp nhận việc chuyển công việc.

Làm xong công tác với người lao động, Kiệt mở cuộc họp với các thành viên của Liên minh Dệt để nói về kế hoạch của cậu ta. Vấn đề bán buôn thì cứ mua tận gốc mà bán tận ngọn thì lãi cao là tất nhiên, và ai cũng đồng ý, nhưng sợ là không có người chấp hành. Kiệt lúc này mới giới thiệu ý tưởng cho những người chuẩn bị tới tuổi về hưu kia đi làm, một là vì máy móc làm thay phần người thì việc không cần nhiều người tới vậy, phần khác là họ là người dệt nên sản phẩm, khi ra quảng cáo người ta tin hơn. Các chủ xưởng cuối cùng chỉ kia tỏ ra lo lắng về việc liệu có khi nào đám kia phản đối, thì Kiệt nói rằng đã nói chuyện xong. Cơ bản chỉ còn vấn đề đãi ngộ cho họ thôi.

Nghe tới đây, tất cả bắt đầu do dự, Kiệt lấy phương án của mình là ăn lương theo sản phẩm, tức là càng bán được nhiều càng được nhiều tiền. Tuy nhiên, phương án này không được thông qua, vì như thế thì các chủ xưởng không được lợi quá nhiều. Họ cho rằng trả lương cứng, tức là một tháng nhận từng đó lương, vậy thôi. Hơn nữa bán hàng thì việc nhẹ hơn, lương ít hơn. Thấy họ kỳ kèo từng đồng, đặc biệt chỉ muốn chóng kiếm tiền bằng cách ăn chặn tiền của nhân công, Kiệt thực sự muốn cười vào mặt họ. Tiếc là giờ đây đám này là đồng minh, cậu sẽ phải nghĩ cách thuyết phục họ. Kiệt nói rằng có tiền mới khiến người ta hăng hái, nếu trả lương chết đói, e rằng họ sẽ túng quẫn, nghĩ cách làm liều, thậm chí trộm vải bán lấy tiền. Thậm chí nếu có ngươi làm ẩu, bắt tay đạo tặc thì sao. Ta phải tính xa hơn, tiền bán một thước vải là gồm giá trị tấm vải đó- trả trực tiếp cho ta, tiền vận chuyển, tiền thuê mặt bằng, rồi mới tới tiền công người bán, thế là người đi bán nhận số tiền đâu có quá nhiều. Đồng thời, để góp phần giúp Liên minh khi bắt đầu tất cả, thì Kiệt nói rằng sẽ chấp nhận cho hàng và những người kia khi tới bất kỳ nơi nào có chi nhánh kinh doanh của làng Hồng Bàng, sẽ có chỗ ở đó. Vậy là đỡ một khoản ăn uống cũng như thuê mặt bằng. Các chủ xưởng, thành viên cấp cao của Liên minh Dệt nghe vậy, liền xì xầm bàn bạc. Nếu có vậy, thì cũng là ổn.

Lúc này, Lã Xưởng đứng lên ủng hộ Kiệt trước nhất. Là người làm ăn lớn, ông ta đủ sức hiểu được điều Kiệt nói. Đã vậy, Lã Xưởng cũng muốn được Kiệt tin tưởng trong vai trò là người sẽ hậu thuẫn cậu ta, để sau này ông ta đưa ra lời mời Kiệt về làm dưới trướng mình, thì Kiệt sẽ có chỗ phải suy nghĩ. Được Lã Xưởng ủng hộ, đề án này nhanh chóng thông qua. Các chủ xưởng, thành viên cao cấp trong Liên minh cũng tỏ thái độ ủng hộ bằng việc dùng quan hệ cá nhân, liên hệ những nơi có thể giúp đỡ trong việc tạo mặt bằng, kho bãi cho hàng hóa, chỗ ở cho nhân công xuống bán hàng.

Mọi sự đã thống nhất trong vui vẻ, ai về nhà nấy, và Lã Xưởng nán lại để bàn chuyện riêng với Kiệt. Ông ta tất nhiên không vội vàng nói việc muốn Kiệt về dưới trướng mình, hiện nay tuy vốn chỉ chiếm một phần nhỏ trong Liên minh Dệt, Kiệt tỏ ra rất được trọng thị, các chiến lược kinh doanh rất sáng tạo, mới lạ và tính khả thi cao, nếu hấp tấp mời chào sẽ khó thành công. Nhưng ở đời đâu ai thành công được mãi, khi Kiệt bại, lún sâu vào thất bại, lúc đó mới là lúc ông ta ra tay. Còn hiện tại, ông ta muốn bàn với Kiệt việc hùn vốn mở rộng cơ sở kinh doanh ăn uống của làng Hồng Bàng.

Nghe lời đề nghị, Kiệt suy nghĩ một chút rồi hỏi thẳng là Lã Xưởng tại sao lại làm thế. Lã Xưởng thấy vậy, liền nói rằng qua bao nhiêu là chuyện, ông ta thấy tài năng của Kiệt quả là cao, hợp tác với cậu chỉ có lãi. Mà làng Hồng Bàng khởi đầu với kinh doanh nhà hàng, ắt hẳn không thể quen hơn, nên đầu tư cũng là đầu tư an toàn.

- Vậy ngài có thể đầu tư cỡ nào?

- 2 vạn tiền!- Lã Xưởng không nói nhiều, dùng tiền mà đập người luôn.

- Vậy bọn tôi chia cho ngài 70% lãi, bọn tôi giữ 30%, được chứ. Việc kinh doanh ngài không trong ngành, không nên nhúng tay vào, có được không?

- Được!

Hai người bắt tay nhau, một quán ăn Hồng Bàng lại tiếp tục chuẩn bị mở trên Thành An Định.

trước sau
Bình luận văn minh lịch sự là động lực cho tác giả. Nếu gặp chương bị lỗi hãy "Báo lỗi chương" để BQT xử lý!
Sử dụng gói vip bạn sẽ được phép tắt hết quảng cáo khi đọc truyện