Theo lời dạy của Minh, Trần Bỉnh mang những chén rượu cậu ta làm ra tới các quán rượu ở gần Học Phủ, nơi đám Thái Học Sinh hay tới ăn uống, nhậu nhẹt.
Tới những nơi này, Bỉnh giải thích sơ qua về chiếc chén và công dụng của nó cho những người chủ quán nghe, đồng thời bổ sung thêm bài giới thiệu về mỹ đức “ khắc kỷ”- tự giữ mình của Viên Đỉnh Lập.
Nho Học coi giữ mình là cảnh giới cơ bản và quan trọng nhất, người quân tử phải biết giữ mình, không tham lậu, không hiếu sát, không dâm dật, ...
chiếc chén này vừa hay thể hiện ý nghĩa đó, thật sự là tôn thêm nét đẹp cho người uống.
Các chủ quán rượu ở gần Học Phủ cũng là kẻ có chút chữ nghĩa, nghe cái đoán được ngay rằng thứ này sẽ là cơ hội để hút khách tới nhường nào, bèn quyết đoán bỏ tiền ra mua kha khá, giúp cho Trần Bỉnh kiếm được một khoản không hề nhỏ.
Số tiền kiếm được, Bỉnh khẳng khái đưa cho Minh vì không có Minh thì cậu đã không làm ra được cái chén và cũng không nghĩ ra được cách tiếp thị chén rượu hiệu quả như thế.
Minh vốn định từ chối, xong ngẫm nghĩ một hồi liền quyết định nhận lấy bởi Bỉnh nói vậy cũng không sai, hơn nữa dạo gần đây Minh đang cần nhiều tiền để mua thêm các loại đồ bổ béo- tập võ cực kỳ tốn cơm, mà tiền của làng Hồng Bàng giờ đang phải tập trung cho Trung tâm môi giới việc làm, Minh muốn lấy thêm càng nhiều thì khó.
Có tiền trong tay, Minh cùng với Thị Lý đi ra chợ, mua sắm vài món đồ bổ và thuốc.
Đi dạo qua hàng thuốc để mua vài thứ thuốc bóp tay chân- mỗi lần tập đánh vào bao cát hay đánh mộc nhân, dù thế nào cũng sẽ có chút thương tích nhỏ, nếu không chú ý thì vết thương sẽ tích lũy, về già thì tay chân sẽ bị lão hóa, đau đớn khôn nguôi.
Các loại thuốc này kê theo đơn mà Chu Xuân Đạo dạy, Kiệt trong suốt thời gian qua cũng vét được một lượng kiến thức rất khá từ lão già ấy.
- Giờ mình còn đi mua gì nữa không ạ!
- Chỉ còn phải mua thêm chút thức ăn bổ nữa! Lần này chúng ta đi mua một lượt, còn lần sau cô tự đi mua phần nào cũng được!- Minh nói với Thị Lý.
Hai người bắt đầu ra chợ, khu thủy sản.
Tại đây, Minh lần lượt chỉ cho Thị Lý những loại thức ăn bổ dưỡng mà cậu cần cùng những dược lý liên quan, tránh việc mua về được, nấu ăn ngon xong mất hết chất bổ...
Vừa đi xem hàng, Minh cũng vừa quan sát tình hình kinh doanh ở chợ.
Khu Phố Cá này, như đã nói là thuộc kiểm soát của Phan Văn Hứa.
Lão ta trước cũng đi buôn lậu dưới danh nghĩa thuyền cá, là một tay cứng, song từ khi đã ngoài tứ tuần, vóc dáng dần dần phình ra ở khúc giữa, nên chăm chú làm ăn lương thiện, đặt nhiều tâm huyết vào cái Phố Cá này.
Lão Hứa mập đã dùng nhiều tiền mua những cửa tiệm liền nhau, tiện việc vận hàng hơn, lại luôn mạnh tay gom hàng, nên mua được rất nhiều lại thủy sản tốt, tươi sống để khiến khách cứ nghĩ tới thủy sản là lại nhớ tới dãy tiệm của lão.
Vì lẽ đó, dần dần, các tiệm cá ở đây cứ phải bán cho lão Hứa mập hết.
Khi đã là chủ lớn, lão cũng có biện pháp để duy trì sự phát triển của Phố Cá, đó là lập ra các trưởng quầy phụ trách việc kiểm soát các tiệm lớn hoặc vài tiệm nhỏ gộp lại, ai làm tốt được thưởng thêm.
Vì lẽ đó, các trưởng quầy rất hăng hái làm việc.
Nếu so ra, cũng chỉ kém những điều Kiệt đang làm dưới kia một chút.
Hai người đang mải nói chuyện về hàng hóa và tài của lão Hứa mập này, đột nhiên Minh dừng lại, vì cậu ta thấy một thứ rất tuyệt, một con rùa nước ngọt khá to.
Rùa là một con vật sống thọ, trong người nó thịt rất ngon, nấu đúng cách thì thực sự vô cùng bổ dưỡng nên khi thấy nó Minh rất thích thú.
Cậu liền tạt vào cửa hàng có con rùa, do một người phụ nữ trung niên coi.
- Con rùa này giá cả thế nào?- Minh chào người bán hàng
- Con rùa này tôi bán giá 50 đồng.
- 50 đồng là quá đắt, tôi trả 25.- Thị Lý xen vào cuộc trả giá ngay để hỗ trợ cậu chủ.
Minh dù gì cũng là dân có học, khó mà nói lại dân chợ búa được.
- Trời ơi, cô nói làm sao vậy.
Con rùa này rất ngon, bổ, ai ai cũng muốn mua nó đó.
- Nếu ai cũng muốn mua sao giờ nó vẫn còn ở lại với bà chứ!- Thị Lý tiếp tục ngã giá- 30 đồng!
- 45
- 35!
- 40 đồng, không thì thôi!
- Được!- Thị Lý chốt giá
Trong khi Thị Lý trả giá, Hoàng Anh Minh cũng quan sát thêm xung quanh, xem liệu có món đại bổ gì không, vì tiền vẫn khá rủng rỉnh.
Trong khi Hoàng Anh Minh đang mải quan sát mọi thứ, có một người đang chuẩn bị tiếp cận cậu ta, một ả ăn mày.
Quần áo ả rất rách nát, mặt mày cũng lem luốc, người hơi gầy, hơi thở rất nặng nhọc, giống một người đã nhịn đói lâu ngày.
Thế rồi, ả ăn mày tiến lại gần Minh, nhanh chóng thò tay vào túi tiền của cậu.
Bản thân Minh dù gì cũng từng tập võ, nên có động là biết ngay, hơn nữa do ả ăn mày làm cũng khá vụng về, nên Hoàng Anh Minh cảm nhận được.
Cậu quay phắt lại, dùng tay bắt lấy tay ả ăn mày.
Vừa cầm tay ả ăn mày, cậu hơi cau mày, rồi thả lỏng tay ra, vì nhìn qua là biết rằng đây là đói quá rồi.
Minh còn đang mềm lòng, định đưa ả ăn mày chút tiền, thì đột nhiên ả ăn mày lấy ra một con dao, ấn vào tay Minh, rồi dùng tay đó đâm thật mạnh vào tay mình.
Máu tươi nóng phun tung tóe, ả ăn mày hét to, lăn ra.
- Trời ơi, giết người rồi!- Những người xung quanh xôn xao, họ vây quanh hai người
- Cô ta chỉ đói quá mới làm liều thôi mà, sao mi nhẫn tâm quá vậy chứ!
- Hừ, thấy mi mặt mày sáng láng, thế mà lòng dạ lại ác độc thế.
-Mở miệng trách mắng là đủ rồi, cớ sao lại còn làm chuyện tàn nhẫn thế.
- Dù thế nào chăng nữa, cầm hung khí đi làm người khác bị thương cũng là sai luật, gọi quan binh tới bắt hắn lại.
Trong con mắt những người bán hàng ở nơi đây, mọi việc diễn ra thật sự quá đơn giản.
Ả ăn mày kia vì bị đói quá hóa liều, mới đi ăn trộm ở Phố Cá.
Đồng thời, Minh phát hiện bị ăn trộm, đã giận dữ mà đâm ả bị thương nghiêm trọng.
Ai mà nghĩ tới việc ả ăn mày trong nháy mắt dúi dao vào tay Minh, kéo tay cậu cắt tay mình được.
Tuy bị những người bán hàng xung quanh nhìn với ánh mắt thiếu thiện cảm và bàn tán xôn xao, Minh không hề rối loạn.
Trong đầu cậu nảy số liên tục, chẳng mấy mà đoán được chuyện gì đang xảy ra.
Cậu đã bị gài bẫy vì luật hiện nay do Đại Hoa áp lên Bách Việt quy định rằng ai cầm hung khí đi trên đường nếu bị bắt là tội ba năm, dùng vũ khí đánh người bị thương tội năm năm, dù cho có là Thái Học Sinh cũng khó lòng thoát tội dễ được.
Kiểm tra một hồi trong đầu, kẻ duy nhất có thù tới mức phải làm thế này với Minh chỉ có thể là ông bạn Trần Đức mà thôi.
- Xin nhường đường.
- Thiếu gia tới!
Minh nghe vậy, liền nhìn lại, thấy một cậu thanh niên chừng 24- 25 tuổi đang đi tới chỗ ả ăn mày.
Người thanh niên ăn mặc chỉnh tề, bên áo vai phải thêu con cá, vai trái thêu con cua, biểu chưng cho khu Phố Cá này.
Hắn tuy áo còn dính chút vảy cả, nhưng không vì thế mà mất đi sự uy nghiêm, trông cứ như một nhân vật lừng lầy giang hồ.
Hắn nhanh chóng lấy ra ít vải sạch băng bó cho ả ta, rồi quay lại nhìn Minh với ánh mắt rất khó chịu.
- Gọi thầy thuốc tới kiểm tra thêm, nấu cho cô ta ít cháo trắng.- Gã thanh niên nói bâng quơ vậy, song có mấy người răm rắp làm liền, những người bán hàng đều nhìn chằm chằm gã.
Theo tuổi này, cộng thêm từ “ thiếu gia tới” thì có lẽ đây là con của Phan Văn Hứa hay lão Hứa mập.
Lúc này, có một hai người trung niên, tay cầm con dao đánh vảy cá cũng đi tới sau lưng cậu thanh niên, uy hiếp Minh không nên cậy vũ khí làm liều.
- Cậu đây tự mình bỏ dao rồi đi tới phòng tuần bổ, hay là để bọn này ra tay!- Cậu thanh niên nhìn thẳng vào Minh, nói một giọng khó chịu
- Cậu đây là...
- Tôi là Phan Văn Thành, là con trai của Phan Văn Hứa.
- Chà, tới con lão Hứa cũng không biết hả trời.- Một người khẽ