Hoàng Anh Minh đã có một vườn rau lớn đủ cho cả Học Phủ, nhưng cậu cho rằng đây chỉ là bắt đầu, thứ cần làm vẫn rất nhiều vì mục tiêu Minh hướng tới là một cuộc cách mạng nông nghiệp rồi cả công nghiệp như làng Hồng Bàng.
- Cách mạng nông nghiệp là cái gì cơ chứ? Chúng ta là Học Phủ chứ không phải là Khuyến Nông Sứ hay Đồn Điền Sứ đâu.
- Thưa thầy Tín, con muốn chúng ta làm nông nghiệp tốt là vì muốn thu hút thêm học trò cho Học Phủ mà thôi.
Nói đơn giản thì dân trên này không muốn đi học vì thời gian đi học với họ là lãng phí, họ không có những nguồn nông sản ổn định để mà ăn.
Nếu ta cho họ thấy rằng mình có thể giúp họ có một nguồn nông sản ổn định, thì tự khắc họ sẽ tìm tới đây xin học.
- Vậy thì anh coi việc học chẳng qua chỉ là trao đổi hay sao?
- Thưa thầy, điều ấy có gì là sai cơ chứ? Ai đi học chẳng là để mong có thể đổi đời chứ.
Từ xưa tới nay, vật chất quyết định tinh thần, nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ.
- Nếu chỉ mải mê làm lụng để thỏa cái thân, thì học còn ý nghĩa gì nữa?
- Thưa thầy, nếu bụng không có cơm, chết đói bên vệ đường, thì chữ có nhiều tới mấy cũng không nói với ai cho được.
- Khổng Phu Tử bảy ngày không biết vị thịt, vẫn có thể nói chuyện âm nhạc.
Kẻ sĩ phải không vì bần tiện mà mất ý chí đâu.
- Bảy ngày không biết vị thịt chứ có phải bảy ngày không ăn cơm đâu thầy.
Hơn nữa, chẳng phải Nho giáo luôn công khai trọng nông khinh thương hay sao? Sao vậy? Vì nông nghiệp trực tiếp làm ra lương thực, làm no bụng người ta, còn thương mại trong mắt người ta là nghề ăn bám, chỉ biết lấy đi không biết thêm vào.
Vậy thì việc phố biến nông học thêm nữa để mà tạo thêm cơm gạo cho mọi người, để người người được ăn nó, có gì sai với Nho giáo.
- Khổng Phu Tử không chỉ đề cao nông, mà còn nói tới sĩ.
Nếu không tu dưỡng đạo đức, lương thực có nhiều cũng chỉ làm khổ người mà thôi.
Cậu có thấy sử sách nói việc các hoàng tử tranh ngôi báu, cha con hãm hại nhau không? Nhà đế vương tiền muôn bạc vạn mà vẫn còn đánh nhau sống mái, vậy những người dã man này, nếu chỉ trao cho họ phương pháp tạo thêm nhiều lương thực, vậy có gì đảm bảo họ sẽ không gây chuyện với nhau.
Bộ lạc lớn có được nhiều lương thực, tất rảnh tay mà đánh các bộ lạc nhỏ, nô dịch người khác.
Cậu có nghĩ tới những việc này không?
- Học trò hiểu điều thầy lo lắng, nên mới nói với thầy và mọi người.
Bởi con thấy chúng ta là những người nên làm việc này đầu tiên.
Chúng ta là kẻ sĩ, là người có tu dưỡng, có thể kiềm chế bản thân trước lợi nhuận.
Thầy nói rồi mà, kẻ sĩ chúng ta: bần tiện bất năng di, phú quý bất năng dâm, uy vũ bất năng khuất.
- Hừ! So với việc làm mấy thứ này, tu dưỡng đạo đức cá nhân, học tập thánh hiền tạo phúc cho dân chẳng phải là quan trọng nhất ư? Phú quý có được từ mấy việc tay chân này có là gì nếu so với những vinh hoa phú quý có được khi làm quan lại.
Hai người bắt đầu lý luận với nhau, càng nói càng hăng.
Vi Công Tín bào vệ nguyên tắc rằng người đọc sách nên tập trung tu dưỡng đạo đức, đọc kinh sách, chứ không dính vào tục vụ.
Kẻ sĩ đi làm tục vụ, một mặt thì mất thời gian, thời gian đó để rèn luyện đạo đức là quan trọng, mặt khác khi khi tiếp xúc với tiền tài sẽ dần nảy sinh lòng tham, làm điều xấu.
Minh mong rằng kẻ sĩ có thể tham gia sản xuất, coi việc làm ra tiền tài là một cơ hội học tập.
Những kẻ không trực tiếp làm ra tài sản, không vất vả mưu sinh rốt cục làm sau hiểu được sự khó nhọc của việc kiếm tiền, chúng vung tiền dễ ợt.
Với cả nếu Vi Công Tín lo về sự tha hóa khi gặp tiền tài, thì càng phải làm, vì tiền nhỏ mà tha hóa còn dễ chữa, đùng cái gặp tiền lớn, tha hóa thì hậu quả chẳng phải nghiêm trọng hơn sao.
Cuộc tranh luận của hai người chia Học Phủ ra làm hai.
Toàn thể Thái Học Sinh đều chọn theo phe của Vi Công Tín vì muốn chống lại tham vọng mở rộng khu vườn thành một ruộng lúa, với họ làm thế là vắt kiệt sức mọi người thêm mất.
Rau xanh có thể giúp phòng bệnh, lại khó có sẵn, thôi thì đành phải làm, nhưng lương thực thì có sẵn mà, ai dại đi làm thêm, thêm thì có hơn gì cơ chứ.
Ngược lại, những học trò dân tộc thì ủng hộ Minh, họ mong Minh có thể dạy họ việc trồng được cây lúa để có gạo ăn.
Nhiều học trò còn định bỏ học để tập trung học cách làm nông, nhưng Minh không đồng ý, cậu cũng chung ý với Vi Công Tín, rằng nếu kỹ thuật không được kiểm soát bởi đạo đức, cuối cùng nó sẽ gây đại họa.
Cậu thấy rất rõ kỹ thuật ở làng Hồng Bàng có thể kiếm lời thế nào, nếu không có một tư tưởng vững vàng thì con người sẽ sa đọa, gây hại cho mình cùng với mọi người.
Do tư tưởng này của Minh, mọi hoạt động bình thường của Học Phủ không bị ảnh hưởng nhiều lắm.
Đám học trò người man vẫn phải đi học bình thường với các Thái Học Sinh khác, thậm chí nếu chúng dám chểnh mảng việc học các lớp này, Minh sẽ phạt không cho chúng tiếp xúc một vài kiến thức nông nghiệp khác.
Những hành động mang tính xoa dịu mâu thuẫn của Minh là cơ hội tốt để Vi Thúy Liên có thể giúp cậu.
Số là thấy hai người căng thẳng, Vi Thúy Liên rất lo lắng, nhờ Dương Ánh Hồng nghĩ cách điều hòa mâu thuẫn.
Dương Ánh Hồng nghĩ một hồi, liền bảo Liên hãy mới Minh tới nhà ăn cơm, rồi để hai người đó nói chuyện với nhau.
- Chị không thấy họ cãi nhau ỏm tỏi lên sao?
- Đó là tranh luận, không phải cãi nhau.
Và cuộc tranh luận đó là cuộc tranh luận không có trọng tài, không có người điều đình, với lý lẽ của những người cứng đầu cứng cổ thế, thì sẽ đánh tới lưỡng bại câu thương mới xong.
Nhưng một khi hai người đó đã vào bàn ăn bữa cơm mà em nấu, dù gì cũng sẽ phải kiềm chế chút ít để tránh làm em khó xử.
Em hãy nắm lấy cơ hội đó, đứng ra mà điều đình cuộc nói chuyện, khiến hai bên trao đổi mọi chuyện trong hòa bình.
- Cha à, hay là mai mình mời Hoàng Anh Minh qua đây ăn bữa cơm nhé!- Hôm đó, vừa về nhà, Vi Thúy Liên liền áp dụng ngay điều Dương Ánh Hồng chỉ dạy.
- Có việc gì mà phải mời cơm với nước.
- Cha quên rồi sao, Học Phủ bị nguy khốn vì bệnh tật, nhờ Minh có chuẩn bị vườn rau mà cả Học Phủ yên ổn, cha là người đứng đầu, về tình về lý đều nên có sự khen ngợi cậu ấy chứ.
- Hắn là một thành viên của Học Phủ, dùng sức giúp Học Phủ cũng là bổn phận!
- Con đâu nói cha