Quyển II: Cao nguyên sắc máu
C 29: Hoạch định mưu lược
- Vậy là tên Tống Đan Thần đó dám tự tiện làm loạn kế hoạch ư? Hồng đại nhân, người của ngài vậy mà thật có gan lớn.
- Hừ, ta lại thấy ngài mới đang quá đáng đó Khương đại nhân! Ngài có đọc báo cáo gửi về không vậy! Đám tộc trưởng man di kia quyết tâm bảo vệ Vi Công Tín, nếu làm căng quá, khiến chúng chống đối ra mặt, thì sao có thể…
- Đám mọi rợ đó mà cũng không bãi bình nổi, cuối cùng lại phải l;àm loạn kế hoạch ban đầu, nếu ai cũng làm thế, kế hoạch còn lập ra làm gì!
- Tướng tại biên ải, không nghe lệnh vua.
Việc binh xưa nay có chuyện này không hiếm.
Ngài làm tướng mà còn không biết việc này sao.
- Các vị, đừng quá căng thẳng, dù sao công việc cũng còn dài dài, ta cũng từ từ mà bàn, có phải không?
- Lương đại nhân, việc gì cũng bàn lùi như vậy đâu có được.
Những người đang cãi nhau như dân chợ búa kia không phải là kẻ tầm thường, họ là những viên quan quyền cao chức trọng người Đại Hoa.
Nơi họ đang đứng là Thành Quý Hạ, tòa thành lớn nhất Phủ Thuận Hóa.
Trong quá trình hoạch định kế hoạch tấn công các tiểu quốc Chiêm Thành, Phủ Thuận Hóa được chọn làm nơi tập trung quân, vì nó tương đối xa Chiêm Thành, khó bị thám thính, lại giàu có đủ nuôi một đạo quân thường trực, chỉ ăn, tập luyện đợi ngày xung trận.
Để chỉ đạo đội quân tương lai, đồng thời chuẩn bị hậu cần đầy đủ, một lực lượng quan lại tinh anh được cử tới Phủ Thuận Hóa và thành Quý Hạ, đảm nhiệm những vai trò quan trọng: luyện binh, hành chính, tài chính, lương thảo, giao thương, tình báo,… Ai tới cũng là thiên chi kiêu tử, tài hoa hơn người, tự nhiên ngạo khí cũng hơn người.
Đã vậy, họ còn đến từ các trận doanh khác nhau, dù cùng chung mục đích muốn kiến công lập nghiệp, thì ngày thường vẫn hay mâu thuẫn.
Đám quan lớn này có 3 hệ phái chính, với 3 nhân vật chia nhau đứng đầu Tổng Binh Khương Thụy, Giám Quân Hồng Thần Vũ và Tri Phủ Lương Khánh Thành.
Tổng Binh Khương Thụy xuất thân con nhà võ tướng, tinh thông kinh sử, làu làu binh pháp, chỉ phải cái hơi tham công, nóng tính, tuy vậy tài đánh trận không thể nghĩ bàn, trong tay ông ta có đội kị binh hùng hậu từ phương bắc, thậm chí có cả lính Thát đánh thuê.
Giám Quân Hồng Thần Vũ là quan văn, tuy vậy cũng tòng quân đánh trận, có thể coi là bậc nho tướng, hay cậy chữ nghĩa mà coi thường Khương Thụy, Hồng Thần Vũ chủ yếu phụ trách những việc như do thám binh tình địch, hoạch định sách lượng, chống gián điệp.
Không chỉ mâu thuẫn do một bên là quan văn, một bên là quan võ, cả hai còn có mâu thuẫn do cạnh tranh giành công lao nữa, cái này mới là cái chết nhất.
Ai cũng muốn bản thân phải là kép chính đây mà vở kịch thời lượng có hạn.
Thế nên phải có nhân vật thứ ba.
Lương Khánh Thành là Tri Phủ của Phủ Thuận Hóa, đảm nhiệm vai trò hậu cần, chuẩn bị lương thực, làm đường, phu phen,… giờ thì thành kẻ đảm nhiệm việc can ngăn mâu thuẫn của hai vị trên.
Bởi Lương Khánh Thành là quan Tri Phủ, công tích của ông ta không phụ thuộc vào chiến tích đánh Chiêm Thành, nên ông ta coi như là kẻ ngoài cuộc, bất kể ông ta nói gì, cũng khó bị coi là giành công lao, không bị nghi kị.
Mà Lương Khánh Thành không thân với ai trong hai vị này, chỉ chăm chăm lo giữ chức Tri Phủ, không lo thiên vị.
- Hai vị, thực ra tôi biết điều hai vị lo lắng, tôi cũng thế.
Bây giờ kế hoạch có điều thay đổi hẳn nhiều cái phải chuẩn bị lại, nhưng chúng ta cũng nên nghĩ thoáng ra.
Rõ ràng, hiện tại Trấn Nam Bàn đó đang có những thay đổi tích cực, lương thực làm ra nhiều hơn nghĩa là khả năng thu được lương tại chỗ tăng, quân ta lên đó không còn sợ thiếu lương.
So với việc chuẩn bị lại một kế hoạch còn cả năm nữa mới diễn ra, thì xây dựng một đồn điền tốt còn tốn kém hơn nhiều!- Lương Khánh Thành nêu ra điểm tích cực.
- Nói thì nói như vậy, song nếu kế hoạch mấy người bày ra cứ đổi luôn xoành xoạch thì ai mà biết cho được.- Khương Thụy càm ràm một hồi rồi bỏ đi.
Ngược lại với Khương Thụy, Hồng Thần Vũ và Lương Khánh Thành lại tỏ ra rất vui vẻ với những thông tin mới.
Nhất là Lương Khánh Thành.
Việc Trấn Nam Bàn có thể trở thành một khu cung cấp lương thực cũng có nghĩa là nguồn lương thực phải cung ứng từ Thuận Hóa sẽ được bớt đi, tức là không phải tăng sưu thuế, dân sẽ không làm loạn nhiều.
Dân không loạn thì việc vơ vét sẽ ổn định thôi.
- Lương đại nhân, thứ cho tôi nói thẳng, Khương đại nhân quá nóng tính, ông ấy chỉ muốn có thể đánh một trận lớn, đè bẹp đối thủ nhanh chóng, mặc cho nhất tướng công thành vạn cốt khô.
Kiểu người như vậy khó mà hiểu được việc dầu gạo củi muối của ngài.
- Hồng Thần Vũ bắt đầu giở giọng bơm đểu.
Ý của Hồng Thần Vũ chính là Khương Thụy ham công, nhất định sẽ đòi vắt kiệt tài nguyên của Thuận Hóa phục vụ thắng lợi, như vậy sẽ khiến việc vơ vét của Lương Khánh Thành.
Hai bên lúc này nên hợp mưu hợp trí tìm cách đối kháng Khương Thụy.
- Tôi nghĩ chúng ta cũng nên thông cảm cho Khương đại nhân, quả thực bắt ngài ấy ở đây tận 2 năm rồi lại đổi kế hoạch, chuẩn bị lại, ngài ấy không cáu mới là lạ.- Lương Khánh Thành đâu ngu mắc mưu, hắn nói kiểu nước đôi ngay.
Khương Thụy cũng đâu phải hạng hữu dũng vô mưu, hắn chỉ tham công thôi.
Nếu coi hắn là một tên ngu, rồi đối đầu thì mới là kẻ ngu.- Dù sao, việc đưa Vi Công Tín lên Trấn Nam Bàn có thể coi là một điều may mắn hiếm có, ta cần tận dụng hết mức có thể.
Tôi đang nghĩ rằng ta nên thử mở cửa buôn bán lương thực với trên đó, dùng giá cao thu mua, kích cho dân trên đó ham trồng lúa gạo hơn nữa, như vậy khi ta tới đó, lúa gạo sẽ đầy đủ.
Ngặt nỗi giờ này cái lợi mía đường cao quá, chỉ sợ khó thôi.
- Cái này cũng khó, ngài cũng thử bàn tính thêm xem sao!- Hồng Thần Vũ biết ý, không bàn sâu thêm việc hội đồng Khương Thụy.
Ông ta nhanh chóng rời phòng họp và mưu tính một sách lược mới, phù hợp với điều kiện thực tế mới.
Phù hợp thực tế trong ý của Hồng Thần Vũ là vừa phải làm trận đánh thành công, nhưng cũng vừa phải tạo công lao cho lão.
Như Tống Đan Thần báo về, việc trồng mía đang làm bọn mọi kia tham lam.
Câu chuyện này khiến Hồng Thần Vũ nhớ lại một điển tích rất hay: Quản Trọng làm suy yếu nước Lỗ.
Thời Xuân Thu, nước Lỗ và nước Tề ở gần nhau, Tề muốn làm Lỗ suy yếu, nhưng dùng vũ lực chưa chắc ăn nổi, Quản Trọng kiên quyết không nên đánh.
Ông ta thấy nước Lỗ có nghề dệt rất khá, bèn bảo dân Tề phải dùng vải lụa Lỗ, mua vào với giá cao, khiến dân Lỗ tham tiền mà bỏ lúa trồng dâu nuôi tăm, được một thời gian, ruộng lúa của Lỗ đã thành ruộng dâu, Tề liền không mua vải lụa của Lỗ nữa, lúc này kinh tế nước Lỗ đình đốn, vải chất hàng đống mà không bán được, không có tiền mua lương, mà ruộng lúa đã không còn, không có gạo mà ăn nữa.
Thế là dân Lỗ đói ăn, làm loạn, nước Lỗ yếu đi, Tề nhân cơ hội thu nạp dân Lỗ về đi khai hoang, Tề càng thêm mạnh, Lỗ lại mất nhân khẩu.
Bây giờ, Hồng Thần Vũ muốn dùng chiêu này với dân mọi trên Nam Bàn.
Ông ta dự định dùng gián điệp ở trên kia, kích cho dân trên đó ham lợi mía đường, dưới này cũng trở tài thương mại, làm ngành rượu mía, ngành đường phát triển.
Như thế, ắt dân man tham tài mà bỏ lúa đi trồng mía đường.
Đến năm sau, nhất định đói lớn.
Đói thì sẽ loạn, lúc đó thì chỉ cần có cái ăn, đám người này nhất định phải bán mạng.
Ông ta sẽ dùng chúng làm