- Nhanh nào!
- Chuẩn bị!
- 1.2.3!
- Va chạm!
Những tiếng hét vang vọng trong Học Phủ như đang đánh trận tới nơi, mà tình hình thực tế cũng na ná như thế.
Trong một bãi đất trống cạnh Học Phủ, một đám đông đứng xen hai đội bóng bầu dục chuẩn bị tranh tài.
Đây là kiểu thi đấu bóng bầu dục biến thể, có những đặc điểm của bóng bầu dục Mỹ, nhưng cũng cải tiến phần nào để hợp thể trạng người Việt: như mũ sắt, áo giáp nặng và hạn chế những đòn mạnh tay.
Trận đấu tổ chức trên một khoảng sân dài 100m, rộng 50 m, cứ mỗi 10m lại vạch một đường vôi trắng và có các cọc tiêu làm hiệu.
Cuối sân có cầu môn để ném bóng vào lấy điểm.
Hai đội bóng mỗi bên sẽ có 11 người, ở đây vì tiết kiệm nên không như bóng bầu dục có đội tấn công, đội phòng thủ, họ chỉ có kiểu 3 cầu thủ dự bị như trong bóng đá thôi.
Các bên luân phiên đóng vai trò tấn công và phòng thủ.
Một đội chỉ ghi điểm khi cầu thủ của đội đó đặt được quả bóng vào phía sau đường biên ngang của phần sân đối phương, hay còn gọi là đường biên ghi bàn, là được tính điểm.
Cách tính điểm như sau đưa bóng vào khu vực vùng cấm địa và đặt nó vào phía sau đường ghi bàn sẽ được 6 điểm, sau đó đá vào cầu môn từ khoảng cách 3 mét sẽ được thêm 1 điểm.
Cú đá phạt thành công được 3 điểm khi quả bóng chui qua hai cột đứng vào cao hơn xà ngang.cầu thủ lần lượt nắm quyền tấn công và phòng ngự.
Đội tấn công được thực hiện 4 lượt xuống bóng để tiến lên khoảng cách 10 m.
Nếu không ghi được điểm trong đợt tấn công đó thì đến lượt đội kia có bóng.
Mỗi lần thay đổi quyền tấn công, các bên có thời gian 30 giây để xếp lại đội hình.
Đội bị mất bóng sẽ thành đội hình phòng ngự, còn đội phòng ngự trước đó sẽ thay bằng đội hình tấn công.
Trong trò chơi, ngoại trừ các cầu thủ, còn có chức danh đội trưởng, đội trưởng đóng vai trò phân tích tìm chiến thuật đối thủ sắp sử dụng, chuẩn bị đội hình của mình, rồi phân công nhiệm vụ cho các đội viên.
Các đội viên vừa phải tuân thủ các yêu cầu của đội trưởng, nhưng cũng có quyền chất vấn nếu cảm thấy đội trưởng làm sai, đồng thời sẽ họp nhau để thay đội trưởng nếu đội trưởng không làm được nhiệm vụ.
Vào cuộc chơi, mỗi trận bóng bầu dục chẳng khác gì một trận đánh nhỏ, hai bên cánh đấu nhau, trung lộ đối chọi, bên phòng ngự cần chống đột kích hoặc đối phương xung phá trận địa mình, còn bên tấn công tìm sơ hở phòng ngự, tấn công trực diện hoặc đột kích,....
Quá trình này, những người chơi sẽ được rèn luyện kỹ năng chiến đấu một cách bí mật: đội trưởng thì có mắt nhìn chiến thuật, còn các cầu thủ thường thì dần trở thành những người lính khi có tính kỷ luật, sự can đảm khi chống va chạm và sức khỏe tốt dần lên.
- Tốt lắm! Bây giờ cánh phải, Ri và L’Man phải tiếp tục kèm được tên khốn đội bạn, không cho bọn nó vượt qua, chỉ còn một đợt này, ta sẽ chuyển sang thế công.
- Rõ!
Trong sân, người đội trưởng là Thái Học Sinh, giờ này lại nói chuyện với học sinh người Thượng như một chiến hữu, trái lại coi đội trưởng bên kia- cũng là một Thái Học Sinh không khác kẻ thù.
Đây chính là một hiệu quả mà Minh mong muốn đạt được khi tổ chức chơi bóng bầu dục.
Một cuộc chơi đối kháng kiểu như bóng bầu dục, buộc những người trong đội phải thật lòng phối hợp bất kể sắc tộc.
Trận bóng lại bắt đầu, hai anh bạn dân tộc giữ đúng nhiệm vụ, chặn bắt được một cầu thủ tấn công của đối phương- một cậu dân tộc khác, trong khi các thành viên trong đội cố giữ đội hình để không cho phe tấn công có kẻ có thể lọt qua để trợ giúp kẻ cầm bóng.
Hai đội ghì nhau chặt, kẻ tấn công cố tiến từng bước, bên phòng ngự giữ chặt trận địa.
Thế rồi, một tiếng còi vang lên, kẻ cầm bóng đã phải chịu thua vì bị hai người phòng thủ ghì xuống sân, để bóng chạm đất trước khi tiến đủ 10 m.
- Yeah!- Đội trưởng bên phòng ngự giơ nắm tay khích lệ hai cầu thủ người dân tộc, rồi lại nhìn xem đối phương, chuẩn bị đón đánh đợt tấn công tiếp.
Nhìn cảnh tượng thi đấu sôi động như này, Minh gật gù cái đầu tỏ rõ sự hài lòng.
Những trận bóng thế này đã làm những con người đầy mùi sách vở hoặc những người dân tộc chưa đủ gắn kết này thành một đội quân trong tương lai gần.
Hoàng Anh Minh tính rằng dù chuẩn bị lương thực bao lâu cũng chả thể đủ cho việc phát chẩn, cứu trợ nhân đạo.
Khi lương thực không đủ, tất nhiên sẽ có giành giật, rồi có thể sẽ là cướp thẳng luôn từ tay mình, tùy theo ý của họ.
Như thế rất bị động và là đặt mạng mình vào bàn tay kẻ khác.
Minh nghĩ lại quá khứ, hồi làng Hồng Bàng mới gặp nạn cướp biển, không biết bao giờ cướp biển quay lại, thay vì sống trong sợ hãi, thì Kiệt đã thuyết phục dân làng tổ chức vũ trang.
Minh quyết định bắt chước điều đó, với một chút cải tiến.
- Cậu thấy sao, Xủ Lu!- Minh vỗ vai cậu trai Đá Vách, chỉ vào đám người đang chơi bóng, dò hỏi.
Ý tưởng của Minh, Xủ Lu đã biết.
- Không bằng một phần quân Hồng Bàng hay dân Đá Vách!- Xủ Lu phán thẳng căng
- Trên này không thể làm như làng Hồng Bàng được, không thể luyện binh trắng trợn.
Cậu hãy nghĩ cách làm sao biến ra thêm mấy trò chơi đi.
- Là sao?
- Tôi muốn họ học một vài kỹ năng kiểu như lập hàng rào, đào chiến hào, dựng chông,...
nhưng mà không thể làm công khai, nên muốn cùng cậu nghĩ cách làm cho nó thành một trò chơi để che mắt tất cả.
Xủ Lu nhìn Hoàng Anh Minh một hồi, rồi gật đầu quay đi tìm cách tạo ra vài trò chơi kiểu đó.
Dù gì, cậu ta cũng có trách nhiệm giúp đỡ Minh hết lòng, theo lời Kiệt dặn trước khi được cử lên đây.
Chỉ mất một tuần là Xủ Lu đề ra hàng loạt trò chơi hoặc thử thách mang theo những điều mà Minh yêu cầu.
Tất cả các hành vi như đào chiến hào, lắp chông chống địch,...
được diễn giải thành trò đi săn, trong đó họ cố gắng lùa thỏ hoặc gà chạy vào bãi