Hồng Bàng Lập Quốc Ký Rewrite

182: Bàn Cờ Nam Bàn 6


trước sau


Các thương nhân từ Thuận Hóa lũ lượt kéo lên Nam Bình, tạo nên một cảnh tượng sôi động, họ mang lên đó những mặt hàng mà bình thường ít ai mang: muối, vải, trang sức,… làm dân Nam Bình được mở rộng tầm mắt.
Các mặt hàng rất đa dạng về chủng loại, nhiều về số lượng, ổn về chất lượng, là những thứ Nam Bàn còn thiếu, nhất là những thứ như vải, nông cụ và muối.
Vì điều kiện địa lý, Nam Bàn khó sản xuất được 3 mặt hàng này: ít vải thành ra quần áo luôn ít ỏi, đêm tới trên núi lạnh lẽo, phải đốt lửa sưởi ấm; không có mỏ khai thác đồng sắt làm nông cụ, thường phải bỏ nhiều tiền mua nông cụ để làm ruộng, không thì phải dùng những nông cụ gỗ- thứ cho năng suất lao động không cao, cuối cùng là không có muối, dân ăn nhạt sinh lắm bệnh.


Giờ đã có rượu mía và đường mía thu hút thương nhân lên, các mặt hàng này đủ cả, dân Nam Bàn coi như có phúc, từ rày không sợ gì nữa.
Các tộc trưởng nhìn cảnh này, càng thêm quyết tâm trồng mía, mở rộng nền công nghiệp này để làm tộc mình thêm giàu mạnh.


Hoàng Anh Minh thì vẫn cố gắng ngăn cản, cậu ta không nề hà vất vả, tới gặp các tộc trưởng để khuyên họ nên nghĩ lại, dù sao, cũng phải trồng một phần lúa, để phòng có chuyện bất trắc.
Tuy lời Minh nói có đạo lý, dẫn chứng không hề kém thuyết phục, mối lợi lớn vẫn cứ làm người ta mờ mắt.


- Họ sẽ tự dẫn mình tới chỗ diệt vong!- Minh than thở với em trai vào ngày cậu chuẩn bị tiễn em mình quay về.
Kiệt bảo rằng cậu phải về Hồng Bàng để chuẩn bị cho trận chiến lớn sắp tới, đồng thời dặn Minh rằng cũng nên liệu sức mà làm, cần thì cứ tạm bỏ Nam Bàn, giữ mạng đã, có gì có thể quay lại sau mà.


Tuy Minh có đồng ý, nhưng Kiệt thừa hiểu là ông anh trai hẳn sẽ lại cố hết sức mà ở lại đây.
Vì thế, Kiệt đã gặp sẵn Xủ Lu cùng với Bất Thắng, nhờ họ một khi tình hình không thể kiểm soát được, thì hãy trói ông anh trai của cậu lại mà đem ông tới chỗ an toàn.
Xủ Lu thì lập tức cam đoan, trong khi Bất Thắng nói rằng cậu ta sẽ tùy tình hình mà làm.
Kiệt không thể làm gì hơn, chỉ đành gửi gắm nơi họ.Cậu phải về làng gấp.


Làng Hồng Bàng sắp bị cuốn vào một cơn cuồng phong, cả làng phải chung sức đồng lòng mới xong.
Trước thì Kiệt lên tìm Minh là mong mời anh trai về cùng làng vượt qua giông tố, nhưng lên tới Trấn Nam Bàn, quan sát tình hình trên đó, thì biết rằng sắp tới Trấn Nam Bàn cũng sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí cậu còn nghĩ rằng đây sẽ là chiến trường mở ra sớm hơn chiến trường dưới xuôi.
Trấn Nam Bàn đang bị tính toán, nó bị phá hư từng chút một, để khi quan quân tiến lên, nó không còn sức phản kháng.
Minh tuy không rõ mọi chuyện, vẫn cố ra sức cứu giúp.
Kiệt biết một khi cậu nói rõ tình hình cho Minh, ông anh trai giàu lòng nhân ái này tuyệt sẽ không ngừng dùng sức mình cứu vớt người dân trên này, song không nói ra, ông anh mù quánh hỗ trợ chỉ e hại người hại mình.


Nói mọi chuyện cho ông anh để ông anh có sự chuẩn bị và tìm sẵn người thần tín bảo hộ ổng rồi, Kiệt lập rời khỏi Trấn Nam Bình quay về lại đại bản doanh là làng Hồng Bàng, chuẩn bị lập tức triệu tập một cuộc họp toàn làng.
Cuộc họp này là cuộc họp đáng lẽ đã phải tổ chức lâu rồi, ngay lúc Kiệt vừa cùng đoàn thuyền buôn quay về, nhưng thôi, dù gì tình anh em cũng nặng.


Kiệt quay về làng, lúc này trong làng mọi thứ vẫn ổn định, cơ cấu cậu đề xướng đã làm tốt vai trò của mình, đảm bảo làng không bị ảnh hưởng bởi thiếu Kiệt.
Khen ngợi 3 người là Tâm, Linh và Nhung một phen, Kiệt báo với họ rằng cậu có thông tin quan trọng, nên hãy chuẩn bị một cuộc họp trong làng.
Đặc biệt là lần này tin tức mật, nên cũng hãy chuẩn bị công tác bảo mật đầy đủ hơn, không để người không liên quan lại gần.



- Chuyện gì mà nghiêm trọng vậy anh!- Linh tò mò, năn nỉ được biết

- Cái này vào ngày họp anh sẽ nói rõ hết!- Kiệt kiên trì giữ chặt miệng, không phải cậu không tin vợ, nhưng mà cậu không muốn phải kể đi kể lại.
Chuyện này đã dài thì chớ, lại phải lôi hàng đống dẫn chứng ra, kể một lần thôi đã mỏi mẹ cái mồm rồi, mà nói xong chưa chắc đã ai tin ngay, lại phải thuyết phục người ta tin vào nữa, kể một lần cho đỡ khổ.


Không được biết trước câu chuyện làm Linh phụng phịu mãi không thôi, tò mò là bản tính của con người mà, nhất là phụ nữ.
Có điều, do cũng làm công việc của Kiệt một thời gian, không còn trẻ con nữa, cô không có vòi thêm, thay vào đó tập trung chuẩn bị thật tốt cho cuộc họp này.
Càng tổ chức sớm, càng biết sớm chứ sao.


Cuộc họp này của làng Hồng Bàng được tổ chức rình rang, mời đông đảo các đại biểu các họ, những già làng, người đức cao vọng trọng trong làng vào dự, những người làm nhiệm vụ quan trọng cho làng: các kỹ sư, các quản lý, các chỉ huy quân sự,… Để giữ bí mật trước tai mắt người ngoài mà vẫn gọi được đông đủ, buổi họp được báo là lập ra để bàn việc chia sẻ lợi nhuận, bàn định kế hoạch phát triển cho tương lai sau chuyến buôn hàng qua đường biển vừa rồi.
Con người ai cũng tham lợi, nên việc dự họp đông đủ là hiển nhiên, còn người ngoài ai nhìn vào cũng không thắc mắc.
Trong những đại biểu được mời tới, Kiệt thấy có tên 3 người khá đáng chú ý: Hà Thị Quỳnh, Chu Xuân Đạo cùng TRịnh Thị Ngọc.
Ba người họ không phải dân Hồng Bàng gốc.


- Sao những người này được đề cử làm đại biểu vậy?- Kiệt hỏi 3 người Tâm, Linh và Nhung

- Họ đều có được lòng tin của một bộ phận dân làng, đủ số phiếu bầu để thành đại biểu.
Hà Thị Quỳnh khi được anh đầu tư để thành ca sĩ trên Phố Đêm, rồi lại về đây hát, cô ta được bọn con gái thích, bọn nó muốn học nghề múa hát của con nhỏ đó.
Dù sao, làng ta từ hồi anh cải cách, không có việc coi thường con hát.
Chu Xuân Đạo thì dựa vào tài năng xem phong thủy, thu được một mớ con nhang đệ tử, vụ này bọn em không đứa nào đủ sức cản cả.
Còn riêng Trịnh Thị Ngọc, cô ta uy là dân tới ngụ cư, nhưng thông minh sáng dạ, làm việc chăm chỉ, giờ đã có một tiệm lớn, thuê tới 40 người phụ việc, những người làm việc cho cô ta vận động người nhà, đôn cô ta lên làm đại biểu cho họ.


Kiệt nghe một hồi, thấy rằng trừ trường hợp Chu Xuân Đạo cần hạn chế một chút, dù gì cũng là mê tín dị đoan, còn 2 người phụ nữ kia, cũng đã dùng tài năng chinh phục được người khác, khiến họ tin cậy mà bầu mình, vậy là được.
Làng Hồng Bàng muốn phát triển, thu hút nhân tài từ ngoài vào là không thể tránh khỏi mà.


Buổi họp mở đầu bằng tiệc, có đàn ca nhạc nhã vui vẻ vô cùng, hông khác gì một lễ mừng công thực thụ, Kiệt cũng đi lên để kể lại những điều đã mắt thấy tai nghe trong chuyến đi buôn, tính toán, kiểm kê lại hàng hóa bán được, lời lãi các kiểu,… Tính toán kiểu này, làng Hồng Bàng giờ không lo thị trường tiêu thụ nữa, chỉ cần chịu khó đi lại trên biển một hồi là một vốn bốn lời là thường.


- Vậy thì tuyệt quá rồi còn gì?- Mấy đại biểu quay qua nhau xì xào bàn tán, nhưng ai nấy đều vui

- Nếu đúng là như vậy thì từ bây giờ ta có thể nâng cao năng suất thoải mái rồi, phải không?- Đỗ Bá Xuyên vỗ tay bôm bốp.
Là một thương nhân, ngại nhất là hàng mình không bán được, khi đó để trong kho thì hàng thành hàng cũ, mất giá, lại tốn tiền thuê kho bãi, mà bán tống bán tháo là lỗ.
Giờ có thị trường tiêu thụ, là thắng lợi rồi


- Phải!- Kiệt gật đầu, đồng thời cũng nói tiếp về nhu cầu của thị trường với các loại hàng hóa.
Thông tin này được chuẩn bị đầy đủ, do những người đi cùng ghi chép lại cẩn thận, chứ Kiệt không có cần ghi nhớ nhiều.
Nghe tới lượng hàng có thể giao dịch được, ai nấy đều hỉ hả, phen này kiếm lớn rồi.
Mọi người quay qua bàn luận sôi nổi về tương lại.
Trong lúc này, thức ăn, trà bánh, nước được mang

lên để mọi người vừa bàn việc vừa tiếp thêm năng lượng.


Thấy mọi việc giờ đã không còn yêu cầu bản thân phải trực tiếp làm việc, Kiệt rời khỏi bục chính, việc hiện tại giờ là để 3 đứa phó làm, chúng nó cũng phải tập dần cho quen, nếu việc gì Kiệt cũng tự thân làm hết thì cậu cũng mệt chết mất.
Mà đúng thế thật, những cuộc bàn luận tiếp đó về việc phân công công tác chuẩn bị sản xuất hàng hóa đã kéo dài tới hơn 4 ngày liên tục, ai cũng mệt bã cả người, nhất là 3 đứa Tâm, Linh và Nhung, dù đôi khi Kiệt cũng ra tay trực tiếp, để bọn nó được nghỉ ngơi.


- Việc phân chia công tác của ta như vậy là cũng tạm ổn rồi!- Kiệt phát biểu vậy vào buổi thảo luận áp cuối.
Lúc này các nhiệm vụ và lợi ích đã phân xong, mọi đại biểu cũng hơi mệt, không còn muốn tranh thêm nữa.- Giờ, ta hãy ăn uống, nghỉ ngơi cho khỏe, chờ lúc bế mạc đại hội nhé.


Các đại biểu nhất tề đứng dậy, dù trong mấy ngày qua tranh nhau sứt đầu mẻ trán, giờ đã xong, mọi người cũng không nhớ thù cũ, thậm chí còn hoan hỉ nữa.
Thế là hết đợt tra tấn này rồi.
Tất cả đi tắm rửa, ăn uống, nghỉ ngơi tới một ngày, mới hồi sức mà đi ăn tiệc bế mạc.


Đi tới nơi, tưởng như là sẽ có bàn dài tiệc chờ đợi, nhưng không, chỉ có vài món ăn nhẹ, các đại biểu không ai hiểu gì, Kiệt mới bước tới, mời họ ăn nhẹ trước.
Mọi đại biểu đều nghi hoặc nhìn nhau, song đành ăn tạm.
Chờ mọi người ăn xong hết, Kiệt đứng lên

- Thưa các đại biểu, công việc của đại hội bàn về việc chuẩn bị của làng ta với cơ hội phát triển kinh tế mới sau chuyến đi biển tới các tiểu quốc Chiêm Thành của cháu thì đã kết thúc, nhưng cháu vẫn còn một vấn đề phải báo cho mọi người.
Một tin xấu!- Kiệt tạm ngừng một lúc để tất cả tập trung, rồi mới nói tới những điều cậu ta điều tra ra: các tiểu quốc Chiêm Thành chuẩn bị hàng hóa và vật tư chiến tranh, Trấn Nam Bàn bị làm suy yếu,...
để dẫn tới cái kết luận rằng chuẩn bị có một trận chiến lớn giữa Nam Giao Đô Ty cùng với các tiểu quốc Chiêm Thành.


- Kiệt, liệu có phải cậu quá mức lo nghĩ không?- Nếu mọi thứ đúng như Kiệt nói, chiến tranh xảy ra, làng Hồng Bàng sẽ ăn đủ.
Địa lý của làng Hồng Bàng là nằm sát cực nam Châu Nam Bình, PHủ Tân Bình, quân Chiêm đánh tới đây đầu tiên.
Thứ hai, dù không bị quân Chiêm đánh, có chiến tranh, thì quân đội tới trưng thu lương thực và bắt lính, làng cũng tổn thất thảm trọng.


- Tôi cũng mong vậy, tiếc là các dấu hiệu tôi thấy đều quy về hướng tôi đã kể.
Tuy nhiên, ai muốn phản bác, Kiệt cũng rất sẵn lòng nghe.



Tất cả nhìn nhau, thông tin thì không có, mà Kiệt nói cũng rất chi tiết, suy đoán đều có căn cứ cả, họ thì dù sao cũng đa số là dân ít học, những chuyện trọng đại kiểu này ít kiến thức, nói vài câu bị Kiệt át hết, luận điệu chiến tranh sắp nổ ra được thông qua.


- Chiến tranh sẽ có mấy giai đoạn.
Giai đoạn hiện tại, các bên vẫn súc tích lực lượng thôi.
Ta đã có tiên cơ hơn hẳn bao nhiêu kẻ khác rồi, phải liệu mà tận dụng được tốt.- Kiệt nhìn quanh mà nói.
Làm kinh doanh thấy cơ hội mà không tận dụng thì mới chỉ nghèo, trong chiến trận thấy cơ hội mà không làm thì sẽ chết, không ai muốn chết.


- Vậy ta nên làm gì?

- Luyện binh!- Những đội trưởng đội tự vệ trong làng nói ngay.- Chúng ta phải quay lại huấn luyện quân sự như cũ, như thời ta đánh cướp biển.


- Bây giờ không thể làm vậy được, ta không có cái cớ hải tặc tấn công để yểm hộ, nên nếu có tư binh là tội chết.


- Vậy thì lập cái cớ là được, thuê hải tặc tới đánh phá làng thì sao?

- Vớ vẩn, giờ làng ta đã là một nguồn thuế lớn, một khi bị đánh phá bởi hải tặc, quan quân nhất định cho người tới bảo hộ, chả mượn chúng ta tự vệ đâu.
Quan quân mà tới thì còn khổ nữa, chúng sẽ vòi vĩnh ghê lắm đó.


- Ta đâu nhất thiết phải làm rầm rộ, cậu Kiệt nói rằng hai bên sẽ đánh ở vùng Nam Bàn trước cơ mà.


- Chuẩn bị cho chiến tranh có bao giờ là đủ.
Trận đánh với lũ cướp biển kia, ta đánh có mấy ngày, mà phải chuẩn bị hàng tháng trời.


- Hừ.


- Kiệt, cậu nghĩ sao?

- Tôi đồng ý rằng ta cần luyện binh trở lại, nhưng quy mô thì phải khống chế làm sao để không bị chú ý.
Tôi đề nghị từ bây giờ tất cả những người đàn ông trong làng, tuổi từ 15 tới 40 đều phải không ngừng rèn luyện thể chất trở lại đã.
Sức khỏe phải đủ tốt thì mới có thể cầm vũ khí được.
Chu Xuân Đạo, tôi mong ông có thể bỏ thời gian tìm một bài huấn luyện phù hợp để mọi người đều có thể học theo và làm theo, nâng cao sức khỏe.


- Cái này tôi sẽ cố hết sức!- Chu Xuân Đạo thấy tất cả nhìn mình, cũng không dám nói lời từ chối.



- Tiếp đó, đã là chiến tranh, tất không thể thiếu việc thương vong, Linh, tuy cậu vẫn đang trong vai trò phụ giúp công việc của tôi, nhưng tôi đã về, cậu hãy tập trung lo vụ thuốc men, đảm bảo ta có những người nữ y tá tốt nhất, thuốc men luôn sẵn sàng, được chứ.


- Được.


- Các vị địa biểu, chiến tranh nổ ra, lương thực và vũ khí là những thứ rất quan trọng, khi đó muốn cung không có được, nên tôi đề nghị làng ta tích lũy ngay từ bây giờ.
Làng ta đã cải cách mạnh về nông nghiệp, không lo lương thực làm ra thiếu thốn, nhưng sẽ cần đẩy mạnh việc nghiên cứu cách dự trữ được lâu.
Nguyễn Quảng, cậu tập trung chú ý điều này, được chứ.


- Rõ!- Nguyễn Quảng đứng lên nhận nhiệm vụ

- Về phần vũ khí, làng ta không có mỏ than, mỏ sắt, nên chắc phải nhập.
Mỗi khoản tiền lãi ta thu được, sẽ được trích ra 15% để dùng để mua kim loại, than, lưu huỳnh,…- Kiệt liệt kê ra vài món hàng cần mua.
Có kiến thức vượt thời đại, Kiệt chuẩn bị cả vũ khí nóng để chơi.


- Việc này sẽ do các thương nhân bọn tôi đảm nhận, đảm bảo rằng có thể mua được nhiều nhất có thể.


- Còn gì nữa không hả Kiệt?

- Còn việc buôn bán với Trấn Nam Bàn nữa.


- Nơi đó không phải là sắp loạn hay sao?

- Nguy cơ, nguy cơ.
Có nguy ( hiểm) thì có cơ ( hội).


- Vậy trên vùng đất khỉ ho cò gáy đó có gì mà gọi là cơ hội làm ăn cơ chứ.


- Người! Dân Đá Vách về làng chúng ta, cho chúng ta nguồn lao động mới, dân Nam Bàn cũng có thể làm điều tương tự.
Thời đại chiến tranh, nhân khẩu là thứ quý giá chỉ kém lương thực thôi.





.


trước sau
Bình luận văn minh lịch sự là động lực cho tác giả. Nếu gặp chương bị lỗi hãy "Báo lỗi chương" để BQT xử lý!
Sử dụng gói vip bạn sẽ được phép tắt hết quảng cáo khi đọc truyện