- Quân nổi loạn chết 46 người, bị thương 117, người của ta bị thương vong không đáng kể.
Cái này phải rất cảm ơn thầy Tín, nếu không phải thầy dùng mưu lược làm quân nổi loạn chùn bước, sĩ khí hạ thấp, có khi quân ta không thắng đẹp thế.- Lương Văn Vâm không tiếc lời khen cho Vi Công Tín
- Trò cũ thường thấy thôi! Cái này là cách ngày xưa ta thấy mấy vị quan từng làm để khiến dân nổi loạn bị cầm chân, cho tới khi quan binh tới diệt bọn họ.- Vi Công Tín dùng cái giọng tự giễu để kể lại.
Khi còn làm quan địa phương khác, có một lần người dân bị ép quá, tự nổi dậy.
Quan phụ mẫu cho đóng chặt cửa thành rồi giả đàm phàn, khiến người dân mất cảnh giác, không phòng bị.
Tới khi quân đội tới, liền cho giết sạch loạn dân, từ già tới trẻ, bất kể nam nữ.
- Mưu kế không có lỗi, lỗi ở kẻ dùng.- Minh an ủi thầy
- Nhưng cũng không thể không kể công thằng nhãi như con, dùng binh khá lắm!- Vi Công Tín nhìn ngược lại Minh.
Trong trận chiến đó, khi Minh được báo tín quân của Dương Quốc Lộ làm loạn, tuy bất ngờ, cậu vẫn kịp bày binh bố trận.
Theo đó, một cánh quân cấp tốc chạy đường vòng, tránh tầm mắt quân nổi loạn, vào khu vực làng tá điền.
Tới nơi thì lập tức ẩn nấp cẩn thận, hồi sức.
Minh dặn họ bao Vi Công Tín cho tất cả các thợ săn cầm hết nỏ, đứng ba hàng bắn thật lực vào đội quân nổi loạn khi chúng xông lên.
Bắn đã tay rồi thì rút lui, để đội quân của cậu đã hồi sức ra chặn đánh.
Một cánh quân khác thì đi chậm, mai phục ở ngọn đồi gần đó, khi quân nổi loạn bắt đầu va chạm với đội quân trước thì mới tiến nhanh, xung phong vào chỗ chúng để đánh một đòn sấm sét.
Riêng đội kỵ sĩ thì theo Minh đi thật nhanh tới Học Phủ, chiếm lĩnh nơi này, để không cho loạn quân có chỗ về.
Như thế, quân địch hoàn toàn bất ngờ, không đỡ nổi một đòn.
Hai thầy trò chỉ nói tới đây, ở bên kia, Dương Quốc Lộ nét mặt thể hiện rõ sự mệt mỏi và chán nản.
Quân của ông ta nổi loạn, bắt giam chủ tướng, cho thấy ông ta không có tài trị binh khi đang biến loạn.
Các thương nhân ngày trước theo ông ta, dù cảm ơn ông ta có đề đạt cho phép họ tham nghị, cũng không chút nương tình hô hào hạ bệ Dương Quốc Lộ, trao quyền cho Hoàng Anh Minh.
Đồng thời những binh lính đã làm loạn, cũng phải xử tới nơi tới chốn, thậm chí tước bỏ binh khí, tuyển mộ lại quân mới.
- Các vị, Dương tướng quân có sai sót trong việc trị binh, điều ấy không cần bàn cãi, các binh lính làm loạn, tội cũng không thể không nhắc tới, nhưng cũng là lỗi khách quan.
Vì thế, Minh có một đề nghị thế này.
Quân lính thì chọn kẻ chủ mưu, giết để răn đe, còn tòng phạm thì tước quân tịch, những người không biết thì tạm tha, dù sao họ cũng là binh lính, khả năng chiến đấu vẫn còn.
Chuyến di tản này vẫn còn cần họ.
- Cậu Minh, nếu giữa đường chúng lại giở trò thì sao?
- Đúng vậy!
- Không thể không phòng bị.
- Điều này thì tôi xin có một đề nghị!- Đan Quốc Hùng chợt lên tiếng.
– Hãy gộp quân lại.
Hiện tại theo tính toán, vẫn còn khoảng 400 lính là dùng được, cộng thêm 100 lính của các thương đoàn, là được 500 lính, ngang với số lính của cậu Minh.
Như thế này đi, cứ 5 lính bên cậu Minh thì thêm 4 lính của bên chúng tôi và 1 lính từ thương đoàn vào.
Dưới sự chỉ huy từ người lính của cậu Minh, đảm bảo không có việc như lần này.
Kế sách này cũng không sai.
Chia lính ra, để chúng dưới sự chỉ huy mới cũng là một cách, vừa không tốn những kẻ giỏi chiến đấu, mà nỗi lo nổi loạn giữa đường cũng bớt đi.
Đan Quốc Hùng và Dương Quốc Lộ nhìn mọi người đồng ý mà đắng lòng.
Kế sách này, ban đầu chính là định dùng để chia tách quân của Minh.
Sau buổi họp bàn sách lược di tản, Đan Quốc Hùng và Dương Quốc Lộ đều tính việc thu phục quân của Minh về cho bên mình.
Họ tính được 2 sách lược, lần lượt là: Thứ nhất là tuyển mộ thêm quân từ chỗ tá điền của Minh, nếu Minh đồng ý thì là tốt nhất, khi đó ông ta có được 800 quân, đủ sức ra lệnh.
Thứ hai nếu Minh không chịu cho ông ta mộ lính hoặc mộ được ít lính thì sẽ tiến hành kế sách hợp nhất hai quân lại kiểu này, nhưng chỉ huy là do quân của Dương Quốc Lộ nắm.
Đan Quốc Hùng sáng tới chỗ Minh xin mộ lính những Minh từ chối, quay về báo lại, chưa kịp tiến hành sách lược hai thì đám bách quân trưởng đã ấm đầu làm bạo loạn, thế là hết sạch.
Hiện tại, quân đội bạo loạn, uy tín của Dương Quốc Lộ mất sạch, đám thương nhân nhân thế chèn ép, nguy cơ lớn nhất là toàn bộ quân của Dương Quốc Lộ bị ép giải giáp.
Đan Quốc Hùng không còn cách nào, đành phải trao quyền cho Minh.
Chỉ cần quân lính vẫn còn, rồi sẽ có lúc có thể lật mình.
- Tướng quân Dương Quốc Lộ quả thực ưu ái Minh quá.- Hoàng Anh Minh ngẫm nhanh, quyết định tiếp thu số binh sĩ này.
Cậu ta quả thực vẫn còn nỗi lo với họ, có thể dùng cách này mà kiềm chế họ, là tốt nhất.
- Lão phu không có tài trị quân, hổ thẹn hổ thẹn.
- Tướng quân Quốc Lộ chớ nói thế.
Hôm trước bàn bạc cùng tướng quân, được nghe những chiến tích khi trước, đã cho Minh thêm mở mang kiến thức nhiều mặt, nếu tướng quân không chê, Minh xin mời tướng quân tới làm thầy cho Minh, giảng giải cho Minh đạo cầm quân, lại xin tướng quân ủy khuất một chút, làm phó tướng, cầm tay chỉ việc cho Minh lúc còn bỡ ngỡ.
- Cái này...
- Cha à, Hoàng Anh Minh cũng biết vậy là làm cha ủy khuất, nhưng việc đang gấp, cha nhận lời đi!- Dương Ánh Hồng nhảy vào nói thay cha, tạo bậc thang để ông nhận lời làm phó tướng mà không tỏ vẻ quỵ lụy Minh.
Giải quyết tạm sóng gió do trận binh biến vừa qua, Minh không dừng tay ngơi nghỉ, lập tức tiến hành hợp nhất quân đội, chỉnh hợp lực lượng.
Lần này di tản, khó khăn trùng trùng, quân đội không thống nhất hiệu lệnh, nhất định là thất bại.
Việc chỉnh hợp quân đội là một việc hết sức phức tạp, không phải cứ nhét người vào là được.
Trước tiên là phải đảm bảo quân đội mới vào quen thuộc chỉ huy mới, rồi lại phải để họ quen thuộc với chiến pháp mới, phổ biến quân quy quân pháp,...
Hoàng Anh Minh định để nửa tháng chuẩn bị cho chắc chắn, tuy nhiên trời không chiều lòng người, chỉ 3 ngày chỉnh hợp quân đội, tin xấu bay tới.
Cuộc binh biến của đám lính Dương Quốc Lộ đã bị quan sát bởi người Thượng xung quanh.
Những lời đồn đại vang lên, người Thượng cảm thấy, có lẽ Học Phủ đã suy yếu, bọn họ có thể cắn một miếng thịt rồi.
- Quân ta giờ đang ở đáy cốc, không thể chiến đấu được đâu!- Lương Văn Vâm nói thẳng.- Quân ta vừa bắt đầu chỉnh hợp, chỉ huy chưa quen mặt lính, lính còn bỡ ngỡ với quân lệnh, hai bên cũng vừa có một trận chiến, thù oán không phải nói hết là hết.
Lúc này bày trận ngăn địch, thật sự quá mạo hiểm.
Chẳng hạn đám quân làm loạn khi trước tinh thần còn yếu, quay đầu mà chạy, trận địa vỡ tan, quân ta toàn diệt.
- Nhưng bọn địch đã rục rịch rồi, trận đánh này không thể né tránh!- Chử Bành gãi đầu sồn sột.
Hắn là người đã thám thính ra tin này, mấy ngày đi buôn đồ với dân Thượng, hắn đã vô tình do thám được.
- Phải đi thôi!- Hoàng Anh Minh hít một hơi sâu, nói thẳng.
- Cái gì chứ?
- Không đánh được thì chạy thôi!
- Nhưng một khi quân ta tiến hành rút lui, chỉ e khiến địch thừa cơ mà tới.
Từ xưa tới nay, tiến quân trật tự thì dễ, lui quân ổn định mới khó.- Vi Công Tín lo lắng- Ngày xưa vua nước Tiền Tần là Phù Kiên dẫn quân đánh nước Đông Tấn, quân Tiền Tần đông hàng trăm vạn, lúc vượt sông Phì Thủy, chỉ lui nhẹ một chút mà toàn quân tan nát, nước Tiền Tần bởi thế mà vong.
Hoàng Anh Minh nghe vậy hiểu ngay, nhưng thấy mọi người xung quanh vẫn ngơ ngác như bò đội nón, thì đành kể lại, trong đó trọng tâm sự thất bại của Phù Kiên diễn ra trong trận Phì Thủy là bởi quyết định lui quân:
Vua Phù Kiên đứng trên núi Bát Công thấy quân Tấn dũng mãnh bắt đầu lo lắng, bèn sai bộ tướng của Phù Dung là Kỳ Liệt mang quân đóng ở bờ bắc sông Phì Thủy.
Tạ Huyền bèn sai sứ đến nói với Phù Dung rằng:
Ông là người tinh thông binh pháp, vậy lại dàn quân ngay mặt trước, như thế là có ý lưu lại đánh lâu ngày, không muốn thắng nhanh.
Chi bằng hãy lui lại phía sau một ít để quân tôi qua sông, quyết một trận sống mái cho xong!
Phù Kiên muốn nhân lúc quân Tấn qua nửa chừng thì đánh úp nên chấp thuận đề nghị đó trong khi các tướng Tần phản đối.
Phù Dung tán đồng ý kiến của Tạ Huyền, bèn hạ lệnh cho quân lui lại để chờ quân Tấn.
Quân Tần đông, rút lui dần dần loạn đội hình.
Hàng tướng Chu Tự cầm 1 cánh quân, nhân đó hô to: “ Quân Tần thua rồi”
Quân Tần nghe vậy hoảng loạn, tranh nhau chạy trốn, Phù Dung không ngăn lại được.
Trong thảm cảnh, nhiều binh sĩ Tiền Tần giày xéo lên nhau mà chết.
Tạ Huyền thừa cơ thúc quân qua sông tấn công vào quân Tần.
Các tướng Tạ Diễm, Hoàn Y xung trận, quân Tần bị giết rất nhiều.
Phù Dung ngã ngựa chết trong đám loạn quân.
Vua Phù