Quyển III: Cao Nguyên Sắc Máu
C 68: Thăm thú Tân Bình (2)
So với thành Hồng Giang hay là những thành thị lớn ở miền bắc Nam Giao Đô Ty, thậm chí chỉ so với thành An Hòa ở ngay châu Bắc Bình, thành An Lạc cũng chả bì nổi, các thành phía bắc dân cư đông đúc, thu đủ thuế, thừa sức xây thành lớn, thành An Hòa thì ở gần nơi có mỏ vàng, còn phải chống người man Nam Bàn thời gian dài, nên cũng được xây cẩn thận, ngược lại thành An Lạc nằm ở vùng ít tài nguyên, dân cư không quá đông, giặc cướp không quá nhiều, nên thành bé, tường thấp, trông bần lắm.
Chưa kể, Nam Bàn nổi loạn, đánh vào Tân Bình, thành An Lạc ít nhiều chịu ảnh hưởng.
Nếu là bình thường, An Lạc giờ phải bết bát vô cùng, nhưng giừo phút này đây, toàn thành lại hừng hức sức sống, khí thế.
Trong thành, người qua lại như mắc cửi, bến cảng bên ngoài, thuyền bè tấp nập ngược xuôi.
Hóa ra hôm Nguyễn Văn Đồ tới là phải những hôm vắng, nếu mà tới hôm nay, chắc thấy bến lúc sáng mà lên bờ buổi chiều quá.
Các mặt hàng trao đổi buôn bán cũng phong phú đa dạng, từ thủ công như đồ gốm, đồ gỗ, vải vóc tới lương thực thực phẩm: cá, hải sản,..
không khác ngoài bắc, chỉ có mấy thứ tương đối lạ lùng như máy móc.
Đây chính là thứ đồ kỹ thuật giúp Kiệt lập nghiệp.
Đồ tò mò lại xem, người trong tiệm đi ra chào hỏi, tận tình giới thiệu, Đồ nghe thì cũng chỉ cảm thấy có chút thú vị, nhưng rồi thấy người ta nói kỹ càng theo yêu cầu của bản thân mà mình rốt cục lại không mua cũng hơi ngại, nên đưa tiền để cảm ơn.
- Ấy chết, không cần thế!- Người giới thiệu từ chối một phen, y nói cho Đồ biết bản thân có tiền lương rồi, nếu nhận của khách hàng sẽ bị đồng nghiệp nói cho chủ biết, bị phạt nặng.
- Ông chủ các người quản sao?
- Nơi khác tôi không biết, nhưng hễ các tiệm thuộc từ làng Hồng Bàng đều thế cả.- Người ấy chỉ lên trên cửa tiệm, trên đó ngoài tên ra có có một ký hiệu, đó là ký hiệu cho thấy cửa tiệm thuộc về làng Hồng Bàng.- Ông chủ tiệm là chủ cũ, nhưng tiệm cũ sập sệ lắm, được vay vốn từ làng Hồng Bàng mới có tiệm mới to đẹp thế này.
Làng Hồng Bàng cho vay thì cũng cho người tới giám sát, từ sổ sách, tác phong, nhân công,....
- Kiểm soát thế thì chặt quá.
- Ban đầu anh em cũng thấy nhận tiền của khách là khách cho, mình có xin đâu, có người còn bỏ đi, nhưng mà sau đều hối hận cả.
- Sao thế?
- Vì khách ở các cửa hàng như này tới rất đông, mua bán rất chạy, thành ra tiền lương nhiều, các cửa hàng khác thì khách ít đi, mà đâu phải khách nào cũng cho tiền, cuối cùng là đói mốc mồm.
Người làm trong tiệm kể bâng quơ vậy thôi, là người làm thêm, anh này chẳng thể hiểu được bằng việc cấm thu tiền khách tặng, đã khiến khách hàng nhớ kỹ nơi này, rồi nói chuyện với người nhà.
Rồi đã quen không nhận tiền, khách tới thì được tiếp đãi như nhau, từ đó tạo thiện cảm, khách giàu không nói, khách nghèo cũng thiện cảm mà tới mua.
Đây là cái tinh túy kinh doanh củ thế kỷ 21, áp dụng vào thời này quả không khác gì giết gà dùng dao mổ trâu, mà Kiệt chỉ phân phó, chả cần ai hiểu, cứ máy móc làm theo cũng đủ rồi.
Bản thân Đồ cũng không phải người tinh thông nghề buôn bán, nghĩ mãi cũng chẳng ra, đành thôi, đi tìm hiểu việc khác.
Đi một hồi, cũng tới lúc trời trưa, cảm thấy đói bụng, Đồ hỏi quanh, tìm tới Lầu Phong Nhã.
Không phải hắn háo sắc, nhưng thời này văn nhân tài tử làm thế là bình thường, giữ mình như Minh mới là hiếm.
Vào lầu Phong Nhã, chọn một bàn để ngồi, vung tiền gọi vài em gái hầu rượu và nói chuyện.
Đồ vừa uống vừa hỏi chuyện, những cô gái cũng không giấu diễm, vì điều Đồ hỏi cũng là mấy thứ cơ bản thôi: tình hình làm ăn, người nào giàu có, các quan lại,...!Nguyễn Văn Đồ viện cớ bản thân là họa sĩ, muốn vẽ tranh kiếm tiền, phải biết ai giàu mà tìm, rồi tính tình,...!Thu thập được một mẻ tin tức, thì chính bản thân Đồ cũng bị chú ý.
Lầu Phong Nhã là cơ sở của Nữ Lưu, hành vi thu thập thông tin của bất kỳ ai cũng sẽ bị để ý.
Cái này cũng phải nói là Nguyễn Văn Đồ xui tận mạng.
Thực tế Nữ Lưu không quá bí ẩn, có điều Tiểu Lâm Tự mà Đồ tìm tới dù gì cũng là một ngôi chùa, tăng nhân không vào những nơi như Lầu Phong Nhã, các đệ tử tục gia càng chẳng nói chuyện mây gió với sư trụ trì, và dù sư trụ trì có biết sơ sơ về thế lực Nữ Lưu qua Chu Xuân Đạo, cũng không tiện nói nhiều về nơi này, thành ra Nguyễn Văn Đồ đâm đầu vào.
Tin tức về Nguyễn Văn Đồ từ Nữ Lưu tới tay làng Hồng Bàng do hai bên hợp tác về mặt tính báo, và đảm nhiệm công tác tình báo cho làng Hồng Bàng bấy giờ doHoàng Văn Tâm chủ trì.
Hoàng Văn Tâm mới 17 tuổi, nhưng làm việc tỉ mỉ, ít sai sót, mà thời gian đầu còn được Kiệt tận tình chỉ dạy, nên cũng tạm ổn.
Đọc xong tư liệu về Nguyễn Văn Đồ, có người cấp dưới của Tâm cảm thấy hơi nghi hoặc, một tên họa sĩ từ tận Hồng Giang tới Tân Bình du lịch tìm cảm hứng vẽ vời, lại hỏi chuyện về người ở đây, bề ngoài thì bảo tìm khách hàng, nhưng ăn chơi thì thoải mái, thực không biết là nghệ sĩ đều vậy hay gì.
Hắn đem chuyện này ra hỏi cấp trên, Tâm nghe cấp dưới suy luận, cũng thấy việc này có thể có vấn đề.
- Trưởng quan, có cần cử người giám sát.- Cấp dưới đem tin báo cho Tâm hỏi.
Thực tế bên họ cũng đang bộn rộn vô cùng, ngày đem phải đọc những tin tức truyền về, từ tin tức chiến sự các nước xa tới