Quyển III: Cao Nguyên Sắc Máu
C 78: Hai mặt giáp công (2)
Hiên Giáo cử người cấp tốc tìm ngoại viện, chính phu nhân Amusi.
Với thân phận là con cháu vương thất Laja cũ, các quý tộc Chiêm Thành như ở Vitariji không thể bỏ mặc.
Thấy Amusi tới cầu viện, triều đình Vitariji cũng phân vân, họ đang phải tập trung toàn lực chuẩn bị chiến dịch tấn công Hoài Nhân, mọi nguồn lực đều đã có phân phối cả.
Tể tướng Baja Kosem cũng cho rằng quốc lực không đủ để chi viện thêm cho Hiên Giáo, nhưng không nên từ chối việc trợ giúp.
Vitariji có thể dùng cách khác.
- Bệ hạ, Hiên Giáo bị sức ép từ hai mặt, quân Hoài Nhân và hai xứ Pơtao Lia với Pơtao Anui.
Nhưng hai xứ kia ép Hiên Giáo vì nghĩ có trấn Hoài Nhân chống lưng, hợp lực trong khi Hiên Giáo lẻ loi, giờ ta cử một sứ giả lên, dọa nạt một phen, tự nhiên cũng đủ để hai xứ đó e ngại.
- Đúng đúng, lão tể tướng quả là lão mưu thành quốc!- vua Jamo nghe xong liền tán thưởng, quả thực cũng chỉ cần vậy là đủ, hai xứ kia dám coi thường Vitariji sao.
- Bệ hạ, lão thần chưa nói hết mà.
- Vậy ư, xin lão tể tướng nói.
- Không chỉ uy hiếp hai xứ Pơtao, thần cho rằng có thể vận dụng cả đồng minh khi xưa của ta, vua Siu Klen của Pơtao Angin.
Xứ này tuy nhỏ, nhưng cũng không thể xem thường, có thể kẹp giữa hai thế lực kia mà sống đâu phải hạng vô năng.
Để tên đó lên tiếng nói hộ nữa, hai xứ kia tất càng thêm kiêng dè.
- Lão tể tướng, nếu Hiên Giáo đã chiếm giữ được một phần đất phía tây, sao ta không làm lại kế cũ, dùng tuyến đường này hành quân lên, đông tây hợp kích, thủy bộ phối hợp.- Sri Bai lên tiếng.
Trận thua và phải rút chạy khỏi Nam Bàn vẫn canh cánh mãi trong lòng vị quan người Chiêm này.
Giờ có cơ hội tái hiện lại, nếu thành, có lẽ sẽ khiến người ta phải đổi cách nói, hoặc giả có thể để hắn dễ bào chữa hơn.
- Lúc đó khác, giờ khác, lúc đó địch chưa phòng bị, mà giờ thám báo của chúng nhất định rải khắp nơi trên phía tây Hoài Nhân, có thể còn liên lạc vớitoàn Nam Bàn cơ bản là theo ta.
Còn giờ Hiên Giáo là chó nhà có tang, tự bảo vệ là may, sức đâu mà giúp ta- Mala Shila, tướng lĩnh cùng phải chịu trách nhiệm cho trận thua trên Nam Bàn khi đó, nhưng là người làm tướng, ông ta suy tính có phần cẩn thận hơn.
Đánh trận là liều cả mạng sống, không thể chỉ vì trò mặt mũi vớ vẩn được.
Biết được sự trợ giúp ít ỏi, Amusi rất không hài lòng, nhưng có nói tới gãy cả lưỡi, bà ta cũng không tài nào kiếm được thêm một chút lợi ích nào, đành chấp nhận quay về cùng với sứ giả Sri Bai.
Sri Bai vừa đi vừa an ủi, nói rằng hai xứ Pơtao chắc chắn phải nể mặt Vitariji, lại nói rõ vụ xứ Pơtao Angin tuy nhỏ nhưng có võ, đảm bảo giữ được hòa bình ở miền tây Hoài Nhân, giữ cho Hiên Giáo tồn tại.
Khi đoàn người lên tới nơi, thấy có người của Hiên Giáo ra đón, lại có mang binh khí.
- Có chuyện gì vậy?
- Thưa phu nhân, quân hai xứ Pơtao đánh qua đây, quân ta kịp thời phản kích, đẩy lùi và truy kích địch, chém đầu mấy tên cầm đầu.
Hiện tại đang đàm phán với vua hai xứ ấy.
- Đánh nhau ư? Rốt cục là thế nào vậy?
- Xin phu nhân cùng về, ta còn nhiều thì giờ.
Như tôi nói rồi,bên ta đang là người thắng, truy kích địch mà, chém lũ cầm đầu, giờ đang đàm phán.
- Nếu đã thắng và đang đàm phán sao phải mang khí giới ra tận đây!- Amusi chưa tin lắm.
- Để cẩn thận thôi.
Dù sao đất hai bên giáp ranh, kẻ địch lại là chủ cũ, chúng có thể lén cho người qua đánh phá, nhắm vào cao tầng của ta, như phu nhân.
Đàm phán là đàm phán, không thể không chuẩn bị nếu địch muốn chiến- Người tới đón không hoang mang chút nào, giải thích cẩn thận.
Rất nhanh sau đó, trên đường về, Amusi đã được nghe toàn bộ diễn biến.
Amusi đi xin cứu viện, nhưng nước xa không cứu được lửa gần, Hiên Giáo mở cuộc hội hóp giữa cao tầng hai bên.
Bên Pơtao Lia và Pơtao Anui cũng đồng ý, tình hình giữa Hiên Giáo và hai xứ Pơtao cũng tạm lắng xuống.
Đội tân quân đã khiến hai xứ ấy có phần nghi ngại, rồi bên Hiên giáo cũng ngoại giao nhanh, vừa đấm vừa xoan để giữ hòa hiếu.
Theo kế của Amira, cao tầng Hiên Giáo để Haqamani, cha Amira đưa các tù trưởng, tộc trưởng hai xứ tới xem hệ thống canh tác nông nghiệp kiểu mới, để họ phải ham.
Nhìn ruộng lúa sắp thu hoạch, đàn lợn đàn gà, những lồng cá,...! các tù trưởng vuốt râu thèm thuồng.
Vùng đất trên hai xứ tuy là miền cao, nhưng cũng có những nơi còn tốt hơn, thế mà thu hoạch không bằng, thì quả thực phương thức canh tác mới góp công rồi.
- So với những thứ mà quân Hoài Nhân cho các vị, đây mới thực là hàng tốt.
Có đủ gạo, cá, lợn mà ăn quanh năm.
Còn như quân Hoài Nhân, lúc này chúng cần các vị ra sức thì mang quà tới, tới khi không cần, liệu có tới không?- Haqamani phụ trách đàm phán, bắt đầu ra đòn.
Có điều, nhưng điều này chỉ khiến vài người hứng thú, hỏi han đủ kiểu về thời gian cải tạo, lượng công việc phải làm để có được thành quả thế này.
Bọn họ trên đường có thấy hệ thống thủy lợi và các máy móc trông cực kỳ lạ mắt.
Haqamani bon mồm nói đống này vận chuyển lên, muốn chế phải mất cả năm.
Vài người trong phe Pơtao Lia và Pơtao Anui bắt đầu so sánh.
So ra với việc nhận công nghệ và từ từ làm vài năm mới thấy thành quả, trực tiếp chiếm lĩnh tốt hơn.
Hơn thế nữa, bắt được đám người Hiên Giáo về làm nô lệ, cũng chiếm được công nghệ vậy.
Nhưng ngay lúc này, chúng không thể hiện gì cả, đây là đất người ta, nói ra cho mà chết à.
Tiếc là trong buổi gặp mặt hôm nay, Amira chỉ đóng vai người