Quyển IV: Chiêm- Giao đại chiến
C 2: Biến động tại Hồng Châu (2)
Người mà Hoằng Hạo chào đón là Lý Đại Thủy, một viên tướng lĩnh người Cao Câu Ly.
Ngày xưa Đại Hoa khuếch trương, đánh dẹp bốn phương, dẫn quân qua cả Cao Câu Ly, đánh hạ được quốc đô xứ ấy, vua nước Cao Câu Ly xin hàng, tự nhận là phiên thuộc, gọi là Liêu Đông Đô Ty, lại nhận tước công giống như Bách Việt.
Trong cuộc chiến tấn công Cao Câu Ly, có một bộ phận tướng lĩnh Cao Câu Ly chống trả rất quyết liệt, sau khi bị bắt, liền chuẩn bị xử tử, song vì vua Cao Câu Ly lúc này là Liêu Đông Công đứng ra xin tha cho, nên bị biếm làm nô, đưa vừa Đại Hoa để rèn giũa.
Trong những người này, có Lý Quốc Thừa, một tướng lĩnh thủy quân tài giỏi.
Sang Đại Hoa, ông ta được đưa vào hạm đội đi thám hiểm vùng biển phía nam Đại Hoa, xa hơn cả Bách Việt, do Thái Giám Trịnh Tam Bảo chỉ huy.
Khi đi tới các nước xa xôi, quân các nước man rợ định gây nguy hại tới đoàn thuyền, Lý Quốc Thừa đã chỉ huy đánh trả, chứng tỏ tài năng.
Vì thế, y được Thái Giám Trịnh Tam Bảo tiến cử, dần dần trở thành đại tướng thủy quân chuyên dẫn quân bảo hộ việc khai phá đường biển từ Đại Hoa đi các nước phía nam, còn được lấy vợ là quý tộc người Đại Hoa.
Sau này do các cuộc chinh phạt dần hướng về hai hướng tây và bắc, việc đi biển dần bị lãng quên, nên Lý Quốc Thừa chỉ còn giữ một chức quan nhỏ bảo vệ tại đảo Quỳnh Châu, trấn áp người Lê và đánh bọn cướp biển các khu, tránh một số quốc gia nơi biển cả làm loạn.
Lý Quốc Thừa làm tướng thủy quân ở Quỳnh Châu, ông nội Hoằng Hạo là đại tướng trấn giữ nơi này, hai bên có quen thuộc.
Về sau cha của Hoằng Hạo theo hoàng đế Đại Hoa chinh phạt các nước Tây Vực, được phong chức võ tướng trấn giữ Vân Nam, có điều do đứng sai đội, nên bị biếm, tới đời Hoằng Hạo thì chỉ có thể tới Nam Giao Đô Ty làm Tổng Binh, giữ quyền quân sự.
Còn phần Lý Quốc Thừa, sau khi lấy vợ mới, kịp có người con trai là Lý Đại Thủy, người này sau đó cũng tập ấm chức của Lý Quốc Thừa, tiếp tục trấn giữ hải phận Quỳnh Châu.
Hoằng Hạo thân là Tổng Binh Nam Giao Đô Ty, nhận thấy tình hình Nam Giao càng lúc càng bất ổn, quan lại không ngừng bóc lột người dân, cái thế phản loạn đã không kìm được, mà các nước di địch còn nhắm tới (thực tế là Hoằng Hạo muốn đánh họ trước để mà lấy thành tích trước mặt Hoàng Đế Đại Hoa, các nước chỉ muốn tự vệ, nên phải tấn công trước).
Nếu các nước này đánh vào, chiến sự kéo dài thì e rằng khó khăn, Tôn Tử dạy rằng "Nguyên tắc chung khi dụng binh tác chiến là khi phải huy động chiến xa nghìn chiếc, xe tải nặng nghìn chiếc, quân đội mười vạn, vận lương đi xa nghìn dặm, thì tình huống đó, chi phí ở tiền phương và hậu phương, chi phí đãi khách khứa sứ thần, bảo dưỡng và bổ sung tiêu phí nghìn vàng thì mới có thể cho mười vạn quân xuất chinh được.".
Chiến tranh là hao tài tốn của, mà hao tài tốn của là tróc vào đầu dân đen, bọn dân đen không chịu nổi sẽ làm loạn.
Chỉ có đánh nhanh thắng nhanh.
Chiêm Thành có thế mạnh thủy quân, vậy phải tính cách đánh bại thủy quân của chúng.
Lý Đại Thủy là viên tướng có tài thủy chiến, tuy chưa được thử sức ở nhiều chiến trường, nhưng thành tích khi trấn giữ Quỳnh Châu yên ổn mười mấy hai mười năm là đủ.
Hơn nữa Hoằng Hạo cũng không thể đòi hỏi nhiều hơn.
Hắn viết thư cho các quan đứng sau mình tìm cách gửi Lý Đại Thủy qua làm tướng lãnh thủy binh, bản thân hắn cũng tự cho người em họ qua gặp Lý Đại Thủy trước để thưa chuyện.
Lý Đại Thủy năm nay đã ngoài 50 tuổi, nhưng không có ý định dưỡng già.
Ông ta cũng có tham vọng, và sau khi suy tính thiệt hơn, cảm thấy qua Nam Giao Đô Ty là tốt nhất để thực hiện tham vọng của bản thân.
Để tỏ lòng chiêu hiền đãi sĩ và mong muốn Lý Đại Thủy thấy được tâm ý mà dốc lòng đền đáp, Hoằng Hạo cho người tiếp đón khá long trọng viên tướng lĩnh thủy quân, từ cho quân của Phan Văn Mậu dẹp đường trong thành Hồng Giang tới để Lễ Ti chọn người qua phục vụ việc đón tiếp.
Lý Đại Thủy cũng rất biết điều khi không tới một mình, ông ta mang theo cả gia đình tới.
Trước hết là vì có hai người con trai của Lý Đại Thủy là Lý Địa Triết, Lý Vĩnh Khuê đều có tài dùng binh cả.
Có câu đánh hổ thân huynh đệ, thượng trận phụ tử binh.
Hai là, ông ta muốn để gia quyến ở luôn thành Hồng Giang làm tin.
Như thế, Hoằng Hạo hoàn toàn có thể an tâm rằng Lý Đại Thủy sẽ làm mọi việc nghiêm túc, không phải lo nghĩ gì khi để Lý Đại Thủy cầm hàng đống thủy quân, nhận hàng đống lương thảo, phu phen...!
- Tướng quân Lý Đại Thủy, hân hạnh, hân hạnh.
- Tổng binh Hoằng Hạo, ngài bày lễ thế này thật làm tôi được yêu quý mà sợ hãi.- Lý Đại Thủy vội chắp tay đáp lễ, đồng thời mang lễ ra tặng- Lần đầu gặp mặt được ngài quá yêu, tôi không có gì, xin có chút lễ mọn làm quà gặp mặt
Món quà mà Lý Đại Thủy đang tặng gồm có một củ sâm cực hiếm và một thanh kiếm được rèn cực tốt, tuy rằng không phải đồ quá giá trị, nhưng khiến Hoằng Hạo thấy người này có thể dùng.
Có câu bảo kiếm tặng anh hùng, Hoằng Hạo là tổng binh Nam Giao Đô Ty, là quân nhân, so với những thứ vàng bạc trang sức, kiếm tốt là một món quà hợp lý.
Thứ hai là nhân sâm, Lý Đại Thủy là có cha là người Cao Câu Ly, sâm ở Cao Câu Ly là tốt nhất, nên y chọn sâm chắc chắn đạt tiêu chuẩn.
Đây cũng là ngầm thể hiện rằng Lý Đại Thủy biết bản thân có thế mạnh gì, và sẽ tập trung phát huy thế mạnh đó.
Chủ khách rất nhanh hoan hỉ ngồi vào bàn tiệc, hôm nay chỉ nói chuyện phiếm, không bàn việc công.
Để trợ hứng, người của Lễ Ti đã được mời tới biểu diễn nhạc, múa hát,...! Đã 80 năm trôi qua, văn hóa văn nghệ Bách Việt hầu như không còn, nhất là ở Lễ Ti,