Quyển IV: Chiêm- Giao đại chiến
C 6: Thăm dò (2)
Hoàng Văn Định quay về với thất bại trong việc thuyết phục quan lại Hoài Nhân hỗ trợ, nhưng con trai ông ta Hoàng Anh Tài thì không lo lắng, nó đã có phương án đối phó.
- Ebisu chấp nhận giúp ta lén lút, hắn sẽ cử người lên thuyền với ta, mang theo ít khí giới để có gì tổ chức chống trả được tốt hơn.
- Nhưng mà hắn mang lên được bao nhiêu người chứ?
- Chỉ cần tầm chục người thôi, trên thuyền của ta cũng có đầy người đó thôi.
Dân miền biển sức khỏe dồi dào, đấu tranh với biển động sóng gầm họ còn chả sợ, thì đấu với người còn sợ hơn ư? Có người của Ebisu ở đó chỉ đạo chiến đấu, may mắn thì an toàn, không may thì mất một vài tàu, đánh cầm chân cho các tàu thuyền khác chạy.
Hoàng Văn Định nghe xong, biết đây là phương án tốt nhất có thể.
Đám họ Bùi và các chủ đầu tư khác cũng chấp nhận phương án này.
Đám Vũ Lê và anh em họ La càng không có gì để nói.
Họ chỉ đề nghị tổ chức một buổi tiệc mời ngư dân và thuyền viên tới, ăn uống và lên lại tinh thần cho ngư dân.
Việc quân Chiêm đi theo đoàn thuyền hôm trước đã lan rộng, người đi trên thuyền hôm đó về nhà đem chuyện kể ra, ai cũng biết và cảm thấy vô cùng sợ hãi.
- Người chết vì tiền, chim chết vì ăn, chẳng lẽ ta còn sợ không có người.- Bùi Văn Đạt cảm thấy ba người Vũ Lê chỉ vẽ chuyện ra,
- Nhưng để đào tạo lại mấy tháng nữa cũng nhọc.- La Khang đỡ lời thay em trai và Vũ Lê
Thu nhập đang ổn định, hơn nữa người đã có kinh nghiệm, gặp chuyên xử lý tốt, không mất người, mất thuyền, mang kinh nghiệm về truyền bá cũng là một thành công, Bùi Văn Đạt nghĩ lại, cho phép tổ chức trấn an, cũng tự mình gặp gỡ ngư dân, thuyền viên để an ủi động viên, cũng mang thông tin việc có người của Ebisu lên thuyền công bố.
Tuy không phải là quân đội hộ tống, nhưng có người biết chiến đấu chỉ huy, có vũ khí để chống trả, cũng tốt hơn không có gì.
Hơn nữa, hiện tại nghề đi biển này kiếm được tiền, không ai muốn bỏ, Bùi Văn Đạt nói không sai, người chết vì tiền, chim chết vì ăn.
Mấy ngày sau, đoàn thuyền tiếp tục ra khơi, La Khang dẫn đoàn.
Y tránh hải trình lần trước của Vũ Lê, đi theo hải trình mới.
Thời kỳ này, khái niệm kinh độ, vĩ độ chưa ra đời.
Trước khi xác định kinh độ và vĩ độ, phương hướng và vị trí thường mang tính địa phương, tức là dựa vào cảnh vật, đặc điểm đặc hữu để xác định hướng và điểm đến, kiểu như “rẽ trái thấy biến cấm đi ngược chiều thì rẽ phải, đi qua 2 cái cây là đến” hơn ra các địa điểm có một tọa độ cụ thể, chính xác cao.
Nhưng đó là trên đất liền, bởi không như trên đất liền có đặc điểm địa hình như đồi núi, rừng rậm, sông suối làm mốc, biển cả rộng mênh mông, bằng phẳng, bình thường chẳng biết thế nào mà lần.
Chính vì thế, người xưa đi biển thường đi men bờ biển, vừa để tiện lấy nhu yếu phẩm, tránh bão gió, cập bến,...!cũng là vì không có cách xác định vị trí của bản thân và phương hướng vậy.
Ở thời hiện đại thì với vệ tinh bay đầy trời, google map, các loại máy móc, internet và di sản từ các tiền bối đi trước để lại, chả khó để làm điều này, nhưng Kiệt đang phải xây dựng mọi thứ từ đầu, và cậu không có cách nào biết hết mọi kiến thức để xây dựng phương án tính kinh độ, vĩ độ từ con số không.
Kiệt chỉ có thể làm một phương pháp đơn giản hơn, tốn công sức hơn, đó là vẽ bản đồ.
Lấy điểm mốc là cảng Thị Lị Bị Nại, dùng la bàn để xác định hướng bắc- nam, chia ra các góc, từ các góc tính hướng di chuyển, may mắn thì sẽ gặp được các đảo, lại tính toán phương hướng, ròi quan sát mặt trời,...!thông qua nhiều lần đo đạc để có những bản đồ ít sai số nhất.
Hôm xuất phát, gió ngược, nên đi mất hơn 2 ngày mới không còn thấy bờ, ai cũng mệt mỏi vì phải điều khiển thuyền đi ngược gió, mà mất đi sự hiện diện của đất liền, tâm lý liền lo sợ, sợ rằng quân Chiêm xuất hiện, sợ rằng bất chợt có bão tố không kịp chạy (thời này không có dự báo thời tiết, nếu bão to tới, muốn chạy cũng không kịp).
Bão thì không tới, nhưng quân Chiêm Thành rất nhanh đã xuất hiện.
Thuyền Chiêm Thành xuất hiện vào buổi sáng hôm thứ 5 kể từ lúc rời bến.
- Mẹ kiếp, sao trùng hợp thế nhỉ?- La Khang nghe báo cáo, chửi một câu.
Biển cả rộng mênh mông mà hai bên vẫn tìm được nhau là sao nhỉ.
Các ngư dân, thuyền viên cũng xôn xao một chút, các thuyền nhanh chóng điều chỉnh tốc độ, không tách quá xa nhau để tránh biến cố gì đó.
Dù mỗi thuyền hiện giờ đều trang bị khí giới, kể cả cung, nỏ, kiếm, lao,...! xong cẩn thận không bao giờ thừa.
Ở đầu bên kia, thấy đoàn thuyền đánh bắt hải sản xa bờ, đội thuyền Chiêm Thành cũng dừng lại quan sát.
Một người đàn ông từ trong khoang thuyền bước ra, hỏi lý do không tiến tiếp.
- Andrey, có chuyện gì mà thuyền dừng lại vậy?
- Bắt gặp đoàn thuyền của kẻ địch mà thôi.
- Thuyền chiến sao?
- Không giống, là thuyền đánh cá, và như lần gặp trước, chúng đi xa quá.- Người tên Andrey đáp lời
Hai người trao đổi thêm thì viên tướng lĩnh thủy quân làm nhiệm vụ dẫn đoàn đi tới hỏi họ.
Nhiệm vụ của đoàn thuyền Chiêm Thành này chính là đi theo sự chỉ dẫn của những người này, đây là lệnh của các vị vua Chiêm, viên tướng không dám có sơ sảy.
- Thế nào, Carlos?- Andrey nhìn người bạn dò hỏi, Andrey chỉ là người phiên dịch, Carlos mới nằm trong đội vẽ hải đồ, đi hay không, là quyết ở hắn.
- Cứ đi, nếu đối phương có hành động gì kỳ lạ thì cứ thử xem.
Ta