Quyển IV: Chiêm- Giao đại chiến
C 21: Kiểm tra (3)
Lý Vĩnh Khuê không dùng lời đầu môi chót lưỡi với đám người họ Bùi, hôm sau ông ta có gặp gỡ quan lại Hoài Nhân, liền đánh tiếng hỏi về tình hình nơi đây, sự quấy rối của quân Chiêm, nguy cơ chiến tranh, sự chuẩn bị của quân Hoài Nhân.
- Các ông đã chuẩn bị thế nào rồi?
- Thưa, chúng tôi đang chuẩn bị hết sức nghiêm túc.
- Ta không muốn nghe lời hứa, ta cần biết rõ sự chuẩn bị của các ông.
Các ông chuẩn bị tốt, thủ được lâu, quân cứu viện có thể từ từ chuẩn bị, ngược lại nếu như khả năng của các người không đủ, thì phải sớm mà liệu, chứ không có việc mới bái Phật thì không kịp nữa rồi.
- Đại nhân nói không sai!- Lữ Liêm vội phụ họa, quay qua chỗ cha con Đặng Toán,- Hai người hãy đưa đại nhân đi xem doanh trại.
- Vâng! Lý đại nhân, mời!
Đoàn người tới doanh trại của quân chủ lực.
Trấn Hoài Nhân nói lớn không lớn, nhưng nói nhỏ không nhỏ, lại giáp Chiêm ở phía nam, tây có các tộc man di, quân lực phải chia các nơi để gìn giữ biên cương, song người cầm quân luôn hiểu, chia binh có thể thủ, nhưng khi có sự, chỉ có binh lực quy mô, tập trung mới là vũ khí quyết định.
Vì thế, một lực lượng quân tầm 10.000 người được lập nên ở gần thành Đại Định, đây sẽ là đạo quân chủ lực của Hoài Nhân.
Một vạn quân này đại đa số là những quân nhân đã trải qua trận chiến tiến đánh Hiên Giáo năm trước, chỉ trừ một bộ phận nhỏ gồm 500 kỵ sĩ và 2000 bộ binh được giao nhiệm vụ ở lại doanh trại phòng việc quân Chiêm lấn tới.
Vì thế, tuy chưa có giao tranh với quân Chiêm trong cả năm, đạo quân này vẫn còn năng lực tác chiến lẫntinh thần chiến đấu tốt.
Hai cha con Đặng Toán, Đặng Lượng bắt đầu việc diễn luyện cho Lý Vĩnh Khuê xem.
Trước tiên, là kỵ binh xung trận.
Chỉ huy kỵ binh là Lê Biền.
Trong trận chiến mà quân Chiêm tấn công hòng phối hợp với Hiên Giáo, chính y đã chỉ huy kỵ binh xông trận, đánh lùi tượng binh địch vậy.
Kỵ binh xếp hàng, phi nước kiệu rất đều, để rồi tới khi còn cách vị trí khán đài chừng trăm mét, liền tăng tốc lao tới, hình ảnh con ngựa cùng những kỵ binh lao tới thực sự kinh hồn táng đảm, Lý Vĩnh Khuê cũng thấy tim đập bình bịch.
Rồi khi gần tới, còn tầm 10 mét, đoàn ngựa chuyển hướng đột ngột, không đâm vào khán đài, mà tỏa ra hai bên.
Lý vĩnh Khuê kịp nhìn thấy tên tay các kỵ binh đều có ngọn lao.
- Đấy là lao để ném, khi kỵ binh lao tới chỗ kẻ địch, thường thì quân địch sẽ sợ hãi mà tan vỡ, nhưng nếu gặp phải kẻ quá rắn, kỵ binh sẽ ném lao tới!- Đặng Toán giải thích.
Trò ném lao này lão mới học được từ trận chiến diệt Hiên Giáo, quân của Lương Văn Vâm, Trần Thanh Toàn có chiêu ném lao lợi hại, lão thấy kỵ binh có thể tạo gia tốc ném mạnh hơn, thử nghiệm thì rất tốt, kỵ binh tập luyện một thời gian là ném tốt.
Lao phóng tới, khiên cũng phải vỡ, người không chết cũng trọng thương.
Dù hàng ngũ chưa vỡ ngay, lần sau kỵ binh xông tới, càng tạo nỗi sợ lớn cho bộ binh địch, tinh thần chúng sẽ dao động, tan vỡ, mất hàng ngũ, cho phép kỵ binh đuổi giết.
Sau màn biểu diễn của kỵ binh, là bộ binh lên sàn.
Họ chỉ dùng 2000 người, bày trận trước kỵ binh lao tới.
Dù kỵ binh phóng tới rầm rập, bộ binh vẫn giữ vị trí.
Đây có thể chỉ là huấn luyện, nhưng huấn luyện nhiều, binh sĩ cũng sẽ quen.
Khi kỵ binh tới gần, cung thủ bắt đầu tác xạ, tên đã được bọc kỹ, không gây sát thương, khi kỵ binh tới rất gần, thấy đổi phương không có sợ hãi, phải tính đi đường vòng.
Lúc này, bộ binh đột ngột lao tới đâm giáo, hạ gục nhiều kỵ sĩ.
Sau dó lính cầm đao vọt tới chém loạn (đao gỗ).
Kỵ binh vội vàng xoay người rời đi, bộ binh không đuổi theo, mà lùi lại trong hàng.
Trong chiến trận, nguy hiểm nhất là vỡ trận, nhẹ hơn là mất đội hình vì như thế quân mình mất sự kết nối, không thể trợ giúp lẫn nhau, địch theo chỗ trống mà vào.
Cuộc chiến với kỵ binh tạm kết thúc, để cuộc chiến bộ binh đấu bộ binh xuất hiện.
Lần này là một trận biểu diễn càng đặc sắc hơn nữa.
2000 bộ binh chia đôi, bắt đầu thực hiện diễn luyện, một bên tấn công một bên phòng thủ, cung thủ tác xạ, binh sĩ theo đội hình lúc hợp lúc tan, quây nhau....
- Hai vị thực là trị quân có phép!- Lý Vĩnh Khuê khen ngợi
- Đại nhân quá khen!
- Về bộ chiến như vậy là không còn gì phải lo nữa.
Chỉ là người Chiêm giỏi đi đường biển, thế thủy quân chiến đấu thế nào?
- Có câu trăm nghe không bằng một thấy, xin đại nhân theo chúng tôi.
Nghe Lý Vĩnh Khuê hỏi, đám người Lữ Liêm trong lòng thầm may mắn, họ có chút thời gian chuẩn bị, hôm qua Trương Văn So đoán rằng thể nào Lý Vĩnh Khuê cũng muốn kiểm duyệt thủy quân, đám Ebisu không phối hợp thì nhục mặt.
Hôm qua gặp mặt thông báo, bọn cướp biển đó kỳ kèo mãi, nào là bắn đạn thật thì tốn tiền, nào là việc chỉnh đốn hàng ngũ, quân hiệu cho đồng đều bị Ebisu cho là vô nghĩa, đánh trận cần gì cái đó,...!Trương Văn So phải vừa đấm vừa xoa mãi mới hết.
Thủy quân đã chờ sẵn ở cảng Thị Lị Bị Nại, Lý Vĩnh Khuê trực tiếp đi lên soái hạm, tự xem xét thủy quân.
Ebisu bất ngờ trước yêu cầu này, song không tiện từ chối, đối phương là cấp trên cao, có gì phải che giấu.
Soái hạm của Ebisu cùng các thuyền khác bắt đầu xuất phát.
Để diễn tập cho chân thực, họ chia quân ra, một tấn công một phòng thủ, có điều súng không nạp đạn, chỉ nạp thuốc để tạo tiếng nổ, tên cũng dùng loại tên kém chất lượng, đầu được quấn nhiều lớp cỏ, làm thế để tránh ngộ thương lẫn nhau.
Cuộc diễn tập bắt đầu, quân của Ebisu lập tức nạp cung, nỏ, trước tiên là bắn cung, nỏ qua thuyền địch.
Tầm bắn của đạn thì xa, nhưng giá thuốc súng không rẻ, với độ tản mát của đạn thì bắn xa là quá phí.
Hai bên bắn qua lại một hồi, soái hạm bắt đầu chỉnh buồm, tiến lên chiếm lấy vị trí đầu gió, giúp tên bên mình bắn ra được gió trợ lực bay xa hơn một chút.
- Thưa đại nhân, nếu trong thực chiến, bọn tôi sẽ bắn đạn thật vài phát, tuy không thể trúng, nhưng gây hoang mang cho giặc.
Còn giờ thì bắn cung thôi, lát bắn đạn sau!- Ebisu giải thích.
Thủy quân biểu diễn tài lái thuyền một phen, rồi mới lấy một con thuyền cũ hỏng ra.
Trước tiên là biểu diễn va đâm, các thuyền viên điều chỉnh buồm, chèo, bánh lái,...!để thuyền húc ngang mạn sườn con thuyền kia, đó là điểm yếu của mọi con thuyền vậy.
Sau đó, binh sĩ biểu diễn trò nhảy