Quyển IV: Chiêm- Giao đại chiến
C 39: Thủy chiến (3)
Đoàn thuyền đánh cá quay về Hoài Nhân, có thêm thuyền hộ tống khiến quân đánh thuê cảm thấy kế hoạch bị ảnh hưởng, chúng vội cho người đi gấp về báo tin cho Yan Athem để liệu tình hình.
Yan Athem vốn là người có tính mạo hiểm, cho rằng có thêm thuyền hộ tống chưa chắc đã là xấu.
Đối phương sẽ càng thêm chủ quan, mất cảnh giác, lệnh cho lính đánh thuê phải tìm cách đưa đoàn thuyền địch lại gần đây.
Lính đánh thuê Tây Dương đã nhận tiền, liền làm việc.
Bọn chúng bắt đầu áp sát cả đoàn thuyền.
Ba thuyền chiến từ Tân Bình làm nhiệm vụ hộ tống tiến lên trước tiên để thị uy đối phương.
Tuy nhiên, quân đánh thuê không hề sợ hãi, lập tức cho bắn đạn sang.
Pháo của quân Tây Dương cũng còn khá thô sơ, là loại pháo sơ khai, thuốc súng cũng chỉ là thuốc đen pha chế theo tỉ lệ gần đúng nhất, lại không được chế biến tốt, nhưng so với thủy quân Tân Bình, đó là hỏa lực vượt trội.
Những viên đạn lao vun vút, kèm theo tiếng nổ khiến lính trên thuyền phải giật mình hoảng sợ.
Nếu như đạn bắn trúng, có khi nhiều tên nhảy khỏi thuyền luôn rồi.
May mà đạn pháo của quân Tây Dương bắn chỉ sượt qua.
- Bắn trả ngay!- Các thuyền chiến Tân Bình vội bắn trả.
Không có hỏa pháo trên thuyền, nhưng họ có những chiếc tam cung sàng nỗ, dùng 3 chiếc cung nối lại, giúp tăng lực bắn mà không phải chế một cái sàng nỗ có cánh quá to, tốn vật liệu.
Những loạt lao phóng bằng sàng nỗ tuy tầm bắn ngắn hơn, lực yếu hơn hỏa khí, nhưng độ chính xác cao hơn một chút, cắm vào thuyền địch nhiều hơn, thậm chí có chiếc còn hạ được kẻ địch.
Có điều, cắm vào thì cắm vào, hạ gục thì hạ gục, nhưng tổn thương không quá lớn, và khi khoảng cách hai bên dần thu hẹp, pháo trên thuyền lính đánh thuê Tây Dương bắt đầu trúng đích nhiều hơn.
Uy lực của pháo lớn, phá thành tàu, phạt ngang người, phá cả sàn tàu,...!tạo uy hiếp tinh thần cực cao, khiến binh lính đều hoảng loạn.
Các thuyền trưởng không thể không ra lệnh rút lui, tạo khoảng cách.
Thấy địch tấn công, thuyền hộ tống cũng không cự nổi, đoàn thuyền đánh cá cũng biết điều, căng buồm mà chạy luôn.
Các thuyền lính đánh thuê lập tức truy kích, đuổi sát không tha.
Rất nhanh, thuyền cá đi vào gần khu vực đảo đặt bãi phục kích của quân Chiêm.
Các thuyền của quân Chiêm xồ ra bằng hết, tạo thế khóa đầu đuôi, quây toàn bộ thuyền cá lại.
- Trúng kế rồi!- Tất cả những người có mặt trên thuyền thấy cảnh này, mặt xanh như tàu lá chuối, chỉ có riêng La Bảo, người dẫn đoàn vẫn nheo mắt quan sát.
Ở phía sau, những con thuyền địch có hỏa pháo đang đánh phá các thuyền lính Tân Bình hộ tống họ, tốc độ không quá nhanh.
Bảo nhìn lên trời, buồn không quá căng, hướng gió hơi ngược một chút, giờ cả 3 đội thuyền chạy về phía nam đều hơi ngược gió nên đi chậm, ngược lại thuyền của quân Chiêm đón lõng sẽ lao tới rất nhanh.
Như thế, tuy là thế khóa đầu đuôi, nhưng hai đầu của địch không khớp thời gian, vẫn chênh lệch một khoảng nhỏ, có thể tận dụng tốt thì không phải là quá nguy.
- Lệnh cho các thuyền tập trung tấn công những thuyền địch đang xông tới kia!- La Bảo lên tiếng, tất cả người trên thuyền hắn đều trố mắt mà nhìn, không lo chạy lại ra lệnh tấn công, nhưng Bảo kiên quyết phát lệnh như vậy, đồng thời cho người tìm cách sáng các thuyền khác báo lệnh tấn công.
Bảo cũng phân tích qua chút để người truyền tin báo kịp: Kẻ địc dùng thế khóa đầu đuôi này tức là muốn giết sạch cả bọn, chạy cũng vô ích, chỉ có tận dụng việc quân Chiêm tới quá nhanh, các thuyền có pháo còn chưa bắt kịp, diệt quân Chiêm thì may ra còn tia hi vọng.
Những người truyền tin lập tức nhảy lên cột buồm, cầm lấy đoàn dây rồi đu mạnh qua thuyền khác, giống như trong phim Cướp biển vùng Caribbean, có điều các thuyền đều có người đón những kẻ truyền tin.
Tin được đưa tới trong tay những chỉ huy việc chiến đấu và thuyền trơngr, để thống nhất ý kiến nhanh.
Cả thuyền trưởng các thuyền và chỉ huy chiến đấu đều hiểu và tuân theo ý tưởng của Bảo, họ biết đây là đúng đắn.
Rất nhanh, các thuyền cá tiến vào trạng thái chiến đấu.
Các ngư dân theo bài tập, chuẩn bị công cụ chiến đấu.
Trước tiên, là lắp ráp sàng nỗ.
Loại họ dùng vẫn là tam cung sàng nỗ, nhưng là thứ được chế tạo cho các thuyền cá theo đề nghị của La Bảo và một vài người chỉ huy chiến đấu.
Bình thường thuyền cá hoạt động, để các loại vũ khí như tam cung sàng nỗ trên đó rất bất tiện, nhưng không có cũng không được.
Họ nghĩ ra loại lắp ráp khi cần thiết, tuy uy lực yếu hơn nhưng vẫn có thể dùng, mà quan trọng hơn là tiện cho công việc chính.
Sàng nỗ được lắp ở hai bên thuyền và trên mũi thuyền, chờ đợi kẻ địch đi vào tầm bắn.
- Tới rồi!- Áng chừng kẻ địch sắp tiếp cận, bên ngư dân lấy một chậu kim loại, bỏ củi trấu vào đốt cháy lên, sau đó một người cầm cây nỏ, trên lắp một mũi tên có buộc bùi nhùi ở đầu, lửa bắt vào đầu tên, cháy lớn, người nọ nhắm lên trời mà bắn.
Mũi tên lửa cháy bay vút lên, vẽ một vòng cung lao tới gần thuyền địch, nhưng còn cách hàng chục mét thì rơi xuống.
Những mũi tên lửa cứ bắn liên tục như vậy, chính là để làm thước nhắm.
Quân Chiêm tất nhiên cũng biết, chờ khi tên của địch sắp bắn tới thì sẽ che chắn bản thân.
Nhưng ngay lúc này, nhưng cây sàng nỗ ở đầu mũi thuyền bắt đầu bắn sang.
Tầm bắn của sàng nỗ lớn hơn tầm bắn nỏ thường nhiều, bắn thế đúng là để ước lượng, nhưng cũng làm địch bị lầm tưởng, không có kịp phòng bị.
Sàng nỗ ở mũi thuyền chỉ có một cái, nên không chỉ bắn các mũi lao, trên mũi lao còn buộc một thứ.
Đó là hỗm hợp bùi nhùi, nhựa thông, lưu huỳnh.
Thứ này bị đốt sẽ sản sinh ra một thứ khói đặc, khó thở, khó nhìn.
Mũi tên khói độc lao vào thuyền quyền Chiêm, có cái lao trúng, có cái lao hụt, nhưng vài thuyền bị bắn trúng, khói độc bốc lên nhanh chóng, che kín thuyền, khiến người trên thuyền vội bịt miệng bịt mũi,