Quyển IV: Chiêm- Giao đại chiến
C 47: Đại chiến Chiêm- Giao: Bùng nổ(2)
- Đạo quân kia bắt đầu hành động ở biên giới phía đông, Siu Bam thì bị giữ ở bên cạnh chủ tướng chúng, có vẻ chúng chuẩn bị đánh lớn!- Một kẻ đưa ra nhận định
- Như này cũng quá trùng hợp rồi! Ta vừa bắt đầu tập kết đại quân, địch đã ra tay với Pơtao Anui, hay là chúng phát hiện ra chúng ta?
- Không thể thế được, quân ta đi tuyến đường này hoàn toàn bí mật, người Pơtao Anui cũng tổ chức nghi binh như bên ta dạy cho, chúng sao có thể đi vào tận đây được?
- Cảnh giác là không thừa, hãy chuẩn bị sẵn sàng, nếu quân Pơtao Anui bị tấn công, ta phải sẵn sàng chi viện.
Đây là các tướng lĩnh Chiêm Thành đang bàn bạc.
Bọn họ nhận được tin tức về việc quân Hồng Bàng đang có hành động dị thường, chuẩn bị ứng phó.
Dù chỉ có 2000 quân, lại được lệnh phải giữ bí mật tốt, bảo vệ các kho lương, chờ đại quân tiếp tục đi lên, nhưng các tướng lĩnh Chiêm Thành này đều tự thấy phải có trách nhiệm.
Họ tự tin bản thân giữ được bí mật, tham chiến sẽ khiến đối phương hoàn toàn bất ngờ, có thể giành lấy một thắng lợi lớn.
Có khi trở thành đại công ấy chứ.
Đám tướng lĩnh còn đang bàn luận việc nên tấn công ra sao, hiệu quả đạt được sẽ thế nào, rồi thì phải giải thích sao nếu bị chất vấn, mà không hề hay biết nguy hiểm đang tiếp cận họ.
Đội quân Hồng Bàng do 3 viên tướng Ngụy Quốc Công, Đinh Văn, Trần Ngụ đã tiếp cận khu vực này.
Hai người Công và Ngụ cho quân tạm thời ẩn nấp, chỉ có Đinh Văn dẫn quân đi trinh sát, kiểm tra tình hình kẻ địch.
Y có rải lại ở đây vài trinh sát, họ báo rằng địch mấy hôm nay rục rịch như chuẩn bị hành quân, tuy nhiên chắc chắn không phải do phát hiện thám báo, mà hình như muốn đi đâu đó.
Vì thế, Văn đi kiểm tra cho chắc.
- Chúng là muốn làm gì đây?
- Khả năng cao là do việc quân ta nghi binh.
Chúng nghĩ ta có thể đánh Pơtao Anui, muốn đi cứu viện!- Ngụy Quốc Công đoán được phần nào lý do khi liên hệ tới tình hình của khu vực này.
- Như vậy cũng hợp lý, Pơtao Anui bị đánh bại quá nhanh thì chúng cũng bất lợi.- Trần Ngụ gật gù
- Vậy ta có cần thay đổi gì không? Ví dụ như báo tin để người của ta giả vờ đánh rồi dụ địch.- Đinh Văn định đánh khi địch đang di chuyển, như thế càng lợi hơn.
- Biến số quá lớn.
Hơn nữa muốn liên lạc thì mất quá nhiều thời gian, cứ kế hoạch cũ mà chấp hành.
Trời bắt đầu tối, quân Chiêm đi nấu cơm.
Quân Hồng Bàng không vội tiếp cận, phải như thời chiến, việc nấu cơm phải gấp rút, còn có thể hỗn loạn, nay đang lúc quân chúng chỉ phải canh giữ kho lương, lại chắc mẩm an toàn, tự nhiên làm việc bình tĩnh, xông thẳng tới e rằng không có tác dụng gì.
Ngược lại, đợi tới khi đối phương ăn được một nửa, một phần binh sĩ ăn uống xong rồi, sẽ muốn nghỉ ngơi, phần khác bắt đầu tới ăn, quân doanh có phần hỗn loạn, thì đánh vào mới lợi nhất.
Một lúc sau, khói bếp tắt, quân Chiêm ăn cơm.
Lợi dụng lúc đó, quân Hồng Bàng nhanh chóng tiếp cận, đến khoảng cách có thể sẵn sàng xung phong.
Tính toán thời gian và lắng tai nghe động tĩnh, cảm thấy quân Chiêm đã có phân nửa dùng bữa xong, nửa khác đang đi ăn, Đinh Văn đứng bật dậy, bắn tên.
Mũi tên của hắn là tên hiệu lện, phát ra tiếng kêu như còi.
Nghe tiếng đó, các xạ thủ đồng loạt đứng dậy, bắn tên về phía những tên lính còn canh gác.
Họ rất nhanh hạ gục đa số lính canh ở các hướng, dẫu vậy, vẫn có sự báo động.
Quân Chiêm vội vàng ùa ra các hướng để cố ngăn địch.
Nhưng quân Hồng Bàng không đánh từ mọi hướng, họ nhắm tới hai vị trí quan trọng nhất, là kho lương và kho vũ khí.
Các xạ thủ bắn hạ hết lũ lính gác, cốt là để khiến không ai kịp báo tin về rằng hướng tấn công chủ yếu là nằm ở đâu.
Theo bản năng, khi không được thông báo, quân lính sẽ chạy về vị trí cũ.
Như thế, quân Hồng Bàng tập trung toàn lực đánh về hai hướng kia, chính ra vẫn là áp đảo về số lượng.
Quân Hồng Bàng không mang theo thang, khi tới gần đây, họ mới chặt cây làm tạm mấy cái, dù thô sơ, cũng tạm được.
Thang bắc lên, lính Hồng Bàng leo thoăn thoắt lên như là những con khỉ.
Trên lưng họ có mang những cái ba lô, trong chứa những vật liệu dễ cháy: bông sợi, dây khoai lang phơi khô, trộn thêm lưu huỳnh.
Ngoài ra, còn có người mang cả những túi dầu trong ba lô.
Với ba lô đeo trên lưng, không phải ôm, vác, khả năng hoạt động, chiến đấu không bị hạn chế.
Trần Ngụ dẫn đầu đội quân tấn công vào kho lương.
Đây là nơi nhất định phải thiêu hủy, kẻ địch cũng sẽ liều chết bảo vệ, cần phải có viên dũng tướng chém tướng đoạt cờ, dẫn quân xung trận không do dự.
Phần tấn công kho vũ khí giao cho Ngụy Quốc Công, nơi này chỉ có vai trò thứ yếu, đánh được thì tốt, không được thì rút, cần người có thể cân nhắc thiệt hơn.
Đoàn người Trần Ngụ đánh được tới kho lương, lập tức hành động.
Họ đem các balo ném tới các vị trí đặt túi lương thực, rút trong người ra Chiết Hỏa Tử, cnahj kho lương địch không bố trí những chảo lửa có thể tận dụng sẵn.
Chiết Hỏa Tử là một thứ na ná bật lửa, làm tương đối phức tạp.
Đầu tiên, người ta cần chọn những dây khoai trắng, hoặc tím ngâm trong nước cho nở (3-5 tiếng).
Sau đó vớt ra đập dập và phơi khô.
Cứ tiếp tục quy trình xử lý dây khoai như thế vài lân rồi lại ngâm chung thêm với bông vải, bông lau vớt ra đập dập, phơi khô, trộn thêm các loại vật liệu dễ cháy như kali, lưu huỳnh, nhựa thông, long não chế