Hồng Bàng Lập Quốc Ký Rewrite

Chương 384


trước sau



Quyển IV: Chiêm- Giao đại chiến
C 63: Nguy thành (4)
Triều Trường Khanh nhận được thư Amira viết, liền cùng Trần Hựu Nhân và Ngô Duy Đức ( Triệu Duy Đức) bàn tính.

Hai người Khanh và Nhân thì có cùng lo lắng rằng Hiên Giáo và quan binh Hoài Nhân có thù, không thể điều giải, thậm chí e rằng quân Hoài Nhân còn muốn nhân cơ hội này tiêu diệt quân Hiên Giáo còn sót lại, chỉ Ngô Duy Đức thì muốn hợp tác, hắn cho rằng nhất định bên Hoài Nhân sẽ đồng ý với yêu cầu phối hợp này, vì đây là cơ hội tốt nhất để đấu với đám cướp biển.
- Hiên Giáo đã bị đánh tàn rồi, muốn khôi phục lại không dễ, bọn cướp biể thì khác, chúng là đồng minh của quân Chiêm Thành, được thuê để đánh phá hậu phương của Hoài Nhân.

Nhưng đánh phá mãi thì hậu phương cũng tan nát, khi ấy sẽ tới tiền tuyến.

Để quân Hiên Giáo đấu với bọn cướp biển, làm chậm quá trình này, quân Hoài Nhân trăm lợi không có một hại!- Đức phân tích.

Quả nhiên, không lâu sau, cả bọn được lệnh phối hợp với Amira.

Triều Trường Khanh không khỏi thán phục Đức có tài hơn người ở cái chỗ biết nhìn xa trông rộng.

Được khen, Đức chỉ cười.

Tuy có phần võ biền, nó cũng được ăn học dạy dỗ như một hoàng tử muốn phục quốc, từ võ nghệ, binh pháp, trị dân tới đấu tranh chính trị, đầu hơn hẳn đám Triều Trường Khanh.
Sau khi đã được quan lại Hoài Nhân bật đèn xanh, đám người Triều Trường Khanh liền cho sứ giả qua đàm phán, đích thân Đức xin đi.


Chuyến này đi, Đức không chỉ muốn gặp quân Hiên Giáo để bàn việc hợp tác, mà còn muốn xem thử đạo quân này.

Nếu có thể, y muốn đây thành đội quân của mình trong tương lai.

Qua gặp quân Hiên Giáo, Đức không khỏi thầm khen ngợi lực lượng này: tuy trang bị không ở mức quá tốt ( giáp da, giáp gỗ, vũ khí cơ bản,...) song tinh thần binh sĩ rất ổn định: thấy Đức dẫn người tiếp cận thì chỉ báo động, rồi có người ta tiếp đón, chứ không hoang mang chuẩn bị, kéo cung kéo nỏ, tỏ thái độ chiến đấu.

Dựa theo thành tích chiến đấu gần đây mà so, thì là do tự tin vào khả năng chiến đấu vô cùng mạnh mẽ mà không lo bị đột kích, chứ không phải sơ hở.
- Xin chào ngài!- Amira đi ra chào hỏi- Tôi là Amira, trước từng là người đứng đầu một phân đàn của Hiên Giáo, giờ là chỉ huy của đội quân này.
- Tại hạ Ngô Duy Đức, sứ giả của quân Tây Bình, hôm nay tới đây để bàn việc hợp tác.

Hiện tại thì quân Hoài Nhân đang bận phòng thủ mặt nam và bờ biển, nên phía bắc hoàn toàn ủy nhiệm cho chúng ta.- Ngô Duy Đức dùng một cách khéo léo để thông báo với Amira việc quân Hoài Nhân hoàn toàn từ bỏ phía bắc, mặc kệ họ với lũ cướp biển.

Thực tế nếu không có quân Hiên Giáo, thì vùng kiểm soát của bọn cướp biển cơ bản là toàn phía bắc Hoài Nhân.
- Vậy là không có trợ giúp gì ư?- Một viên tướng Hiên Giáo ngứa miệng xen vào,
- Đúng là lũ nhút nhát, khi cần sưu thuế, phu phen thì đòi hỏi không ngừng, giờ thì...- Một viên tướng khác mỉa mai.
Họ có thù với quân Hoài Nhân, giờ thấy đối phương như vậy, tự nhiên không tránh khỏi việc nói móc vài câu.

Nhưng Amira quay qua nhìn họ
- Người ta nhát gan thì chúng ta phải một mình đối chọi với kẻ địch, có gì mà vui.

Xin sứ giả tha lỗi.
- Không có gì!
Vì chỉ có hai đội quân Tây Bình và Hiên Giáo tác chiến, tổng binh lực chỉ tầm 5000 quân lại phải đối mặt với 9000 tên cướp biển, thậm chí có thể nhiều hơn nếu có nhiều băng cướp biển tham gia hơn.

Amira nói thêm về các hương binh, hương dũng trong khu vực, cô ta bắt liên lạc với một số tín đồ Hiên Giáo và có tính ra được là có khoảng 6000 hương binh, hương dũng các nơi, đều là thanh niên trai tráng, trẻ khỏe.

Đây là còn chưa kẻ khoảng 2000 nông nô của các địa chủ.

Quân số như vậy thì tuy còn hạn chế vè năng lực tác chiến, ít nhất có thể đánh ngang tay với quân địch.

Chỉ ngặt một nỗi, các nông nô thuộc về địa chủ, địa chủ thì tuyệt không muốn nông nô bị thương, bị chết, còn các hương binh hương dũng đều chỉ muốn bảo vệ làng mạc, người làng, khó lòng mà cùng họ tác chiến, nghe họ chỉ huy.
- Việc đưa lực lượng này vào chiến đấu không thể chậm trễ, phải tìm cách để có họ trong tay.

Có các hương binh hương dũng ấy, ta có thể khiến lũ cướp biển phải chia binh, từ đó giúp chia lửa được với quân ta.
- Tôi có một cách, đó là mời các trưởng lão, già làng, bô lão, các địa chủ tới họp một cuộc họp lớn, tại đó cùng thuyết phục họ tán đồng ý tưởng này.

Nhưng chỉ uy tín của mình quân Hiên Giáo thì không đủ, nay có các vị, thì uy tín cũng cao hơn, sẽ nhiều người nguyện ý nghe.- Amira cũng đã dự tính một phương án, có điều Hiên Giáo vốn đã bị đánh bật khỏi Hoài Nhân vài năm, có câu người đi trà lạnh, uy tín không được như xưa, nên chưa dám làm cách này.
- Đây là việc nghĩa, chúng tôi nào dám chối từ.- Ngô Duy Đức không chối từ, có lực lượng này tham gia thì mọi thứ sẽ khá hơn, sao lại chối từ.

Vì có cùng chung mục tiêu, hai bên nói chuyện tương đối thoải mái, việc hợp tác cũng không có gì khó khăn.

Hai bên sẽ chia ra đóng giữ hai đầu miền bắc Hoài Nhân để tiện chiến đấu với kẻ địch là bọn cướp biển có khả năng di chuyển linh hoạt bằng thuyền, có thể đổ bộ bất cứ vị trí nào.

Để liên lạc thông suốt, hai bên có trạm ngựa và phong hỏa đài

truyền tin.

Khi có yêu cầu chi viện, bên kia phải làm hết khả năng cho phép.

Ngoài ra, sau cuộc chiến, chiến lợi phẩm có được sẽ chia theo đóng góp cho cuộc chiến, ví dụ quân Tây Bình một mình xung trận thì họ lấy cả, mà phải nhờ quân Hiên Giáo trợ trận thì chia ra, giúp ít thì chia ít, giúp nhiều thì chia nhiều...
Các điều khoản không quá chặt chẽ, bởi hai bên cũng ít giao tình, mới quen biết, nên việc hợp tác chỉ tới vậy.

Đức quay về, báo cáo tình hình.

Triều Trường Khanh có phần lo lắng, nếu Hiên Giáo nhân cơ hội này thâu tóm các hương binh hương dũng thì sao.

Hiên Giáo có tín đồ ở khắp nơi, biết được số lượng hương binh hương dũng, số lượng tá điền nông nô ở bắc Hoài Nhân, như thế chúng cũng có thể có người trong các đội ấy.

một khi ép được các nơi giao ra binh quyền, chỉ e Hiên Giáo có cách để khống chế.
- Lão đại, anh nghĩ xa quá rồi.
- Hả?
- Đây không phải Tân Bình, đây là Hoài Nhân, không ai khiến anh phải lo việc ấy cả.- Triệu Duy Đức nhắc nhở Khanh không cần vượt quyền.

Đây là Hoài Nhân, Hiên Giáo có lớn mạnh trở lại thì cũng phải là quan lại Hoài Nhân lo, họ là quân Tây Bình, quan trọng hiện giờ là đánh cướp biển.
Bị Đức nhắc, Khanh lúc này mới như tỉnh táo lại, trong bụng lại có chút không vui, vì dường như thấy bản thân kém cỏi đi.

Có điều, y cũng biết che giấu sắc mặt, lập tức nói về việc hợp tác với Hiên Giáo.

Đầu tiên là đại hội kia.

Bất chấp việc họ không cần lo lắng, Khanh vẫn cho người báo cáo với quan binh Hoài Nhân điều đó, nhưng chỉ báo để quan binh Hoài Nhân biết là mình làm vậy và làm vậy là tại cần có quân lực để chống cướp biển, chứ không xin ý kiến, xin chỉ thị.
Lấy danh nghĩa quân đội, Khanh cho mời các bô lão, già làng, trưởng lão, địa chủ,..

tới dự cuộc họp khẩn.

Cả Hiên Giáo cũng thông báo.

Khi hai thế lực mạnh nhất ở bắc Hoài Nhân mời, không ai dám không đi.


Tới nơi, qua vài thủ tục nhất định, Hiên Giáo và bên Khanh kẻ tung người hứng, đề xuất tập trung các hương binh hương dũng, các tá điền nông nô có sức khỏe lại do họ khống chế.
Các làng, các dòng họ, các địa chủ phản đối, vì thế là họ phải chịu tổn thất.

Với địa chủ, nông nô phải bảo vệ đất của địa chủ, với các dòng họ, con cháu mình không bảo vệ dòng họ lại đi chịu chết nơi khác thì quá vô lý, còn các làng thì cần người bảo vệ làng.

Tất nhiên, cũng có người thông minh một chút, đừng ra lập luận rằng các hương binh, hương dũng tuy đôngnhưng những người ấy năng lực chiến đấu không cao, ở các cứ điểm phòng thủ còn được, tác chiến thì tay chân lóng ngóng, e rằng còn có thể biến thành hại.

Lời này được các trưởng lão, trưởng làng tán đồng.

Các địa chủ thì không tán đồng cũng không phản đối ý tưởng này, vì nếu các hương dũng hương binh kia đi có lẽ sẽ không bắt tá điền đi nữa.
Triều Trường Khanh đứng ra khuyên giải, cho biết rằng lũ cướp biển có quân số đông gần gấp đôi, thậm chí hơn nữa.

Nếu chỉ mình hai cánh quân Tây Bình cùng Hiên Giáo chống địch, tất có thương vong nghiêm trọng.

Một khi kẻ địch tập trung quân đội lại đánh cho bọn họ tổn thất nghiêm trọng và không thể không rút lui, người dân chính là cá nắm trên thớt, cùng họ chiến đấu là cách duy nhất tìm đường sống.
Lời thì như thế, nhưng con người xưa nay vẫn tham bát bỏ mâm, tầm nhìn ngắn hạn, nên dùng dằng không quyết.

Amira không chơi kiểu đó, cô ta dùng biện pháp chia để trị.

Trước tiên, thương thuyết với các địa chủ.

Nếu họ để các gia nô, tá điền tham gia chiến đấu, các gia nô, tá điền đạt được gì sẽ phân cho bọn họ một nửa, ngoài ra ưu tiên bảo vệ đất đai, tài sản và tính mạng cho họ.

Khi các địa chủ quay ra ủng hộ, Amira tiếp tục với các trưởng làng.

Hiên Giáo có tín đồ ở các làng, nên thuyết phục rằng nếu làng không cho hương binh hương dũng tham gia, Hiên Giáo sẽ gọi các hương binh, hương dũng là tín đồ quay về để tự bảo vệ các khu vực riêng, như thế chỉ mình chỗ của Hiên Giáo được bảo vệ, còn các làng sẽ yếu đi do mất lực lượng.
Bị đe dọa kiểu này, các trưởng thành đành thỏa hiệp.

Khi này, chỉ còn các dòng họ lớn.

Tất nhiên, họ cũng phải khuất phục, không chỉ Hiên Giáo ra tay, cả các địa chủ, các trưởng làng cũng ép họ phải gia nhập..



trước sau
Bình luận văn minh lịch sự là động lực cho tác giả. Nếu gặp chương bị lỗi hãy "Báo lỗi chương" để BQT xử lý!
Sử dụng gói vip bạn sẽ được phép tắt hết quảng cáo khi đọc truyện