Quyển 2: Anh hào tụ hội
Chương 55: Chiến tranh Hồng Bàng- Nam Bình(7)
- Các vị, thủy quân do TRần Thanh Toàn chỉ huy đưa tin, làng Bàng thất thủ. Việc quan trọng hiện tại của quân ta là phải nhanh chóng có kế hoạch ứng phó.
-Tổng Chỉ Huy, xin hãy cho tôi một đạo quân, tôi sẽ đánh tan quân địch, giải phóng ngay làng Bàng.
-Không còn đạo quân nào cả, chúng ta đang căng mình trên mặt trận phía tây để bao vây liên quân của bọn Thượng phản loạn với lũ Nam Bình.
-Không phải là chúng đã bị ghìm chân ở đó, lại thiếu lương thực và khí giới sao. Ta cứ mặc kệ bọn chúng, làng Bàng là chỗ phát tích của quân Hồng Bàng, lại là cửa ngõ đánh xuống miền xuôi, không có nó là không được.
-Ngài nói thế là bậy rồi. Làng Bàng quan trọng thực, nhưng nó chỉ có ý nghĩa tinh thần, hơn nữa ta đều biết chỉ cần chính phủ còn thì nhà nước mới tồn tại được, dồn sức vào đánh chỗ đó, đánh tới mất nước thì lấy lại làm gì. Thượng Khu là chỗ cho ta nguồn lương, nguồn lính, bỏ là ngu.
-Ngài nói thế là có ý gì.
-Ý gì? Ta lo cho đại cuộc mà thôi.
-Ngài lo cho đại cuộc, vậy là ta bo bo giữ mình, có lòng riêng tư.
-Mọi người, đủ rồi. Hãy nhớ chúng ta không phải lũ hàng tôm hàng cá, mà là những nhân viên chính phủ, và việc chúng ta đang bàn là tồn vong sinh tử của cả chính quyền.
Cuộc họp diễn ra vô cùng ồn ào, chín người mười ý. Dù vậy có thể thấy mâu thuẫn cơ bản chẳng qua về vấn đề Thượng Khu. Từ khi Thượng Khu được thành lập, với những ưu thế vượt trội: đất đai phì nhiêu, nhân lực dồi dào, là đầu mối cung cấp thực phẩm… nên dù là các dòng họ hay chính quyền Hồng Bàng đều có chính sách quan tâm lớn đến nó, và phần nào bỏ bê làng Bàng. Những dòng họ lớn, con cháu đông đảo, hawojc là có chữ có nghĩa sẵn nên dễ làm quan, hoặc là lực lượng cần lôi kéo nên được cho đi học để làm lãnh đạo thì hưởng lợi lớn, dễ tới Thượng Khu làm lãnh đạo, nhưng những dòng họ nhỏ, dân ngụ cư, ít học, ít quyền phải ở lại làng Bàng bấu víu chút quyền lợi, họ ít nhiều chịu thiệt thòi.
Nếu là tình thế bình thường, chuyện này còn có thể từ từ giải quyết, nhưng việc làng Bàng thất thủ, một lượng lớn tù binh bắt được là thân nhân những người này, mà chính quyền tiếp tục muốn chú ý tới vấn đề người Thượng, không khác gì giọt nước làm tràn ly. Tuy chỉ là nhóm thiểu số, nhưng lúc này Hồng Bàng cần toàn bộ lực lượng cho cuộc chiến sinh tồn, thành ra phải tìm cách để nhóm thiểu số kia hiểu và chung tay.
Đúng vậy, “hiểu và chung tay”. Hoàng Anh Kiệt và chính phủ Hồng Bàng này nhất định phải giành lại toàn bộ Thượng Khu và đảm bảo quân Nam Bình rút khỏi khu vực này, diệt được bọn phản bội, đưa nơi này về tầm kiểm soát. Đây là căn cơ để Hồng Bàng có thể phát triển.
-Tổng Tư Lệnh!- Đột nhiên, Ngụy Ngọc Lan xông vào trong phòng họp.
-Có việc gì!- Kiệt đứng dậy. Đừng tưởng Ngụy ngọc Lan là đặc vụ bảo vệ Võ Tông Khải, võ công cao cường, nơi cá quan chức cấp cao Hồng Bàng họp hành được canh phòng nghiêm mật, trừ phi có giấy thông hành đặc biệt, nếu không muốn vào là mơ giữa ban ngày. Đã thế cuộc họp này có tính chất quan trọng, phải cố vấn đề cực kì nghiêm trọng, Ngọc Lan mới được phép vào đột ngột.
-Ta vừa thu được mật hàm, trong có kế hoạch tác chiến của địch.
-Làm sao thu được!
-Đại nhân Võ Tông Khải bày mưu cho hai anh em tôi án ngữ một vài con đường độc đạo tiến lên vùng quân Nam Bình và quân Thượng nổi loạn kiểm soát, chúng tôi tìm kiếm dấu hiệu có người hay không. Khi đã xác định con đường truyền tin, anh em tôi phục tại đó. Lần này may mắn thu được tài liêu quan trọng, quân sư kiểm tra đối chiếu và đã có bổ sung thêm một số thông tin.
Nghe vậy, Kiệt yên tâm hơn và nhìn vào những trang tài liệu trước mặt. Nó là một bản đồ trình bày kế hoạch chi tiết cuộc tấn công, những mục tiêu quan trọng và cả những lực lượng tham gia. Tất nhiên bản kế hoạch đưa lên không chi tiết như vậy, nhiều chỗ là Võ Tông Khải thêm thắt. Thời gian ông ta đi xuống miền xuôi xây dựng cơ sở không hề lãng phí. Bằng những thông tin lượm lặt được như số xe vận lương, số ngựa, giá lương thực tại Châu Nam
Bình,…. ông ta đã tính toán ra những vấn đề này.
Tất nhiên, theo như Võ Tông KHải nhờ Ngụy Ngọc Lan chuyển lời, công của tướng Hoàng Mạnh Hưng không phải nhỏ, vì trận đánh úp giành lại doanh trại đã bắt sống được Lee Kang Ma và hầu hết thân binh của y. Vì vậy tin tức- tuy ngắn gọn nhưng rất quan trọng này phải viết bằng tiếng Hán chứ không phải tiếng Cao Ly, nên còn đọc hiểu được. Chứ nếu bộ sậu kia còn nguyên, bức mật thư này gửi bằng tiếng Cao Ly thì bỏ mẹ.
Kiệt hơi cười trước điều thú vị này, rồi nhanh chóng mang đống tài liệu vào cuộc họp. Lần này, kế hoạch tấn công của địch đã rõ ràng, và với những gì thu được, Kiệt đã đủ sức thuyết phục mọi người làm theo kế hoạch. Dựa theo kế hoạch tấn công này, nếu thành công thì Hồng Bàng chết chắc.
Sau khi những thông tin mật này được thông báo, toàn bộ chính phủ và quân đội đã nhanh chóng thống nhất được ý kiến: chặn đường địch tiến lên từ làng Bàng, dồn sức đánh bật quân phản loạn và quân Nam Bình ở Thượng Khu.
Khác với vùng Thượng Khu là chỗ cung cấp lương thảo, nhân lực,… cần phải hạn chế tối thiểu tổn thất, tàn phá, Chính Khu chủ yếu là chỗ trung gian vận chuyển, nên dù phá tan tàn thì vẫn có thể tái xây dựng nhanh chóng. Với khả năng chịu đựng tàn phá của Chính Khu, quân Hồng Bàng cho xây hàng trăm chốt chặn, chiến tuyến ở nơi đây để buộc quân Nam Bình phải giảm tốc độ. Đồng thời cho phép quân Hồng Bàng với một số lượng ít hơn có thể giữ chân gần 2 vạn quân Nam Bình, chờ đợi chủ lực tiêu diệt xong lũ phản loạn và quân Nam Bình ở Thượng Khu.
Vì phải đương đầu với một đạo quân hùng hậu, nhiệm vụ tử thủ của cánh quân án ngữ Chính Khu rất nặng nề và gian khổ, Hoàng Anh Kiệt đích thân chỉ huy và ra trận, một mặt là để cổ vũ tinh thần chiến đấu của anh em binh sĩ, mặt khác cũng là để thể hiện mối quan tâm của cậu với Chính Khu và quyết tâm giải phóng làng Bàng, trấn an lòng nhóm thiểu số đang bất mãn. Lần này tổng số quân án ngữ Chính Khu là 3000 người: 1500 quân tinh nhuê, 1000 tân binh và 500 dân công phục vụ công tác hậu cần, liên lạc, y tế, vận tải,….
Quân Hồng Bàng đánh ở Chính Khu vì yếu thế hơn rất nhiều, gần như phải 1 chọi 7, chờ địch người đông thế mạnh tới mới đánh là ngu ngốc. Hoàng Anh Kiệt đích thân dẫn một nhóm lính cơ động đi trước đánh phủ đầu, phục kích đánh lén, công thành phá trại, hư trương thanh thế để diệt một phần tiền trạm của địch, câu thêm thời gian cho tuyến sau dựng chiến hào, làm công sự. Ngoài ra, sự gia tăng các cuộc tấn công quấy rối này la để tạo tín hiệu giả, khiến quân địch nhầm tưởng hướng tấn công chính của quân Hồng Bàng.
Ở mặt trận Thượng Khu, quân đội Hồng Bàng phải cho cả tân binh đang đào tạo xung trận. Tất nhiên do quân số áp đảo, trận này là trận vây diệt, vừa là trận luyện binh luôn. Chỉ huy trận này là Tướng Hoàng Mạnh Hưng và Tham Mưu Nguyễn Văn Phi, những người đã có kinh nghiệm đối trận với liên quân Thượng- Nam Bình. Tổng quân số mà họ chỉ huy trận này là 28 000 người, trong đó 6 000 quân tinh nhuệ, 10 000 là tân binh còn 12 000 là dân công, y tế, hậu cần… Có thể nói trận này Hồng Bàng đã dốc hết vốn liếng họ có.
Xủ Lu, tướng người Thượng cao cấp nhất của quân Hồng Bàng, chỉ huy một đội quân tinh nhuệ 2000 người, chủ yếu là dân Thượng, tinh thông đường lối, sức khỏe dồi dào có nhiệm vụ tìm kiếm những đương lên Thượng Khu của địch, để khi cuộc tấn công bắt đầu là lập tức phong tỏa hoàn toàn tuyến đường lên Thượng Khu của thám báo Nam Bình, khiến mọi động tĩnh ở đây bị hạn chế tới mức tối đa.