.
Quyển II: Anh hào tụ hội
Về được cảng Phù Na, Hoàng Anh Kiệt gấp rút lệnh cho dân quân du kích tiêp ứng để phòng việc bất trắc. Nhưng mọi việc ổn cả, toàn bộ số vàng và tiền được chuyển hết về đất liền trong sự bình yên. Bằng có một nửa số tiền lời có được từ cuộc mua bán với Trình Hà, Kiệt đã dễ dàng thanh toán cả vốn lẫn lãi sòng phẳng với những kẻ đã xuất tiền.
Tin tức vè sự thành công của Kiệt nhanh chóng lan ra, và nhiều kẻ cũng muốn tham gia. Nhưng thay vì vội vàng nhận lời, Kiệt vịn vào cớ thuyền cần sửa chữa để tạm thời không nhận tiền đầu tư. Chuyến đi lần này quả thực phải nói là thất bại: số hàng hóa chính của chuyến đi hầu như không được giá, phải chấp nhận bán tháo để tránh lỗ, còn số tiền lấy được của Trình Hà thì chỉ là may mắn, không phải thứ lần nào cũng có thể có được. Vì vậy, nếu không cẩn thận quy hoạch, chuyến tiếp theo chắc chắn sẽ đối mặt nguy cơ phá sản.
Kiệt và các tham mưu cùng nhau bàn bạc về sự việc lần này, ai cũng cho rằng việc thất bại trong kinh thương như thế là không tránh khỏi. Thứ nhất, làm ăn buôn bán lớn thì vốn phải trường: đủ lớn, chịu được thời gian hồi vốn lâu, chịu lỗ một chút lúc đầu, trong khi đó Kiệt dùng tiền đi vay để mua bán, tất nhiên phải có lãi đem về cho chủ nợ, thế thì làm sao làm ăn lớn được. Thứ hai, Kiệt là thương nhân ngoại quốc, không có chống lưng ở Chiêm Thành đã đành, tiền bạc cậu ta kiếm được cũng không tiêu ở Chiêm Thành, nên quan lại, quý tộc hay dân buôn Chiêm Thành tất nhiên sẽ không có ý muốn bảo hộ, giúp đỡ gì cả. Ba là Hồng Bàng không có người giỏi kinh thương, giỏi đi biển, dù có là Hoàng Anh Kiệt thì cũng chỉ là bập bõm chút ít, nên làm việc không thực sự hiểu quả so với công sức bỏ ra. Những điều trên là trở ngại cực lớn mà Kiệt nhất định phải khắc phục được, nếu không dù có gặp được mấy tên Trình Hà, cũng khó mà phát triển tốt con đường làm ăn, thậm chí có lẽ còn sinh nhiều tệ hại. Vì thế, có lẽ việc kinh doanh này nên được thu hẹp lại và giao lại cho họ Bùi làm, còn Kiệt đứng ra lo vấn đề kỹ thuật và nhân lực.
Hoàng Anh Kiệt thì không nghĩ thế, lợi nhuận của thương mại, nhất là thương mại biển thì cực kỳ khủng. Nguồn tiền này lãi thì rất lớn, nhưng Kiệt mong nguồn lãi thì ngoài một phần nhỏ để chi trả công nhân, nhân viên, thủy thủ, một phần lớn phải dùng vào cuộc khởi nghĩa. Nếu để nguồn tiền đó vào tay họ Bùi, liệu họ có thể cầm lòng mà không sơ múi chút ít. Kiệt đã sống ở thời kỳ mà tiền bạc làm lóa mắt biết bao vị anh hùng, nhiều người phải bước ra vành móng ngựa vì tham lam, nên sự đề phòng này là không quá chút nào. Hai, họ Bùi là ngoại thích. Ngoại thích mạnh mẽ xưa nay luôn là vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng nhất với thể chế phong kiến, lớn thì thay triều đổi đại như nhà Trần thay nhà Lý, nhỏ thì hậu cung tham chính, làm loạn triều cương như Đặng Thị Huệ. Thứ ba, Hồng Bàng cần tiền, cực kỳ cần tiền, có thêm một đồng là tốt một đồng, nên Kiệt phải tận lực để tiền lưu lại Hồng Bàng nhiều hơn cả, mà muốn thế Hồng Bàng phải nắm chặt được từ khâu sản xuất, vận tải, giao dịch, để tránh thất thoát nhiều nhất có thể. Vì những điều này, Kiệt tuy đã có phần ngần ngại trước những rủi ro của việc đi biển, nhưng vẫn kiên trì ý kiến nắm chặt việc ấy trong chính quyền chứ không giao nó cho họ Bùi.
Với sự thuận lợi trong chuyến đi biển đầu tiên này, sức ảnh hưởng của Hoàng Anh Kiệt đã bắt đầu lan rộng ra khắp mạn nam của Châu Nam Bình, gây ảnh hưởng rất lớn lên các tầng lớp trên như địa chủ, phú thương, quan lại,… Đặc biệt là cha con họ Lee cũng bắt đầu tỏ thái độ mềm mỏng hơn, ngỏ ý muốn đầu tư cùng làm ăn dài hạn. Với Kiệt, có thêm một đồng minh thì tốt hơn có thêm một kẻ thù, nhưng có thêm một kẻ ăn bám, hòng dùng tiền lãi kiếm được để đào tạo quân đội sau này tiêu diệt cậu thì tuyệt đối không, nên dù ngoài mặt thì tỏ ra hoan hỉ, ký kết rất nhiều hợp đồng làm ăn với cha con họ Lee, nhưng sau lưng thì Kiệt và cá tham mưu luôn tìm cách làm suy yếu nội bộ cha con họ Lee với nhau và với Trần Khảng.
………………………..
Trong khi Hoàng Anh Kiệt chưa thể nhìn ra tương lai phía trước cho các cuộc đi biển tiếp theo và biện pháp để tiến hành các cuộc thương mại biển đạt lãi cao thì đột nhiên cậu ta nhận được một bức thư mời dự tiệc, trên có ký tên: Trình Hà.
Đây tuy là điều đột ngột, nhưng Kiệt lại thấy vui vẻ khi nhận tấm thư mời, vì giờ đây mọi thứ đã có thể sáng tỏ phần nào. Sự lấp ló
của Trình Hà phía sau đoàn thuyền buôn Hồng Bàng, sự theo dõi lặng thầm trong bóng tối cộng thêm thân phận của y làm cho Kiệt không thể có sự yên tâm. Y sẽ định làm gì, điều ấy sẽ có lợi hay hại gì cho Hồng Bàng, nếu có lợi thì nên tận dụng ra sao, có hại thì ứng phó thế nào…. Là những câu hỏi làm Kiệt và ban tham mưu phải đau đầu suốt bấy lâu.
Tất nhiên, vui thì vui, Kiệt tuyệt không khinh suất đi vào hang cọp, quân Hồng Bàng dùng hết mọi con đường có thể để kiểm tra nơi gặp mặt, bố trí một số lực lượng phòng vệ vòng trong vòng ngoài để phòng việc bất trắc. Lần này đi cùng Kiệt có tham mưu Võ Tông Khải cùng cận vệ Ngụy Quốc Công, Ngụy Ngọc Lan.
Kiệt và mọi người đến nơi dự tiệc chỉ cách giờ hẹn khoảng 10 phút và khi cận giờ hẹn thì đi vào để sao cho khi đi vào gặp mặt là đúng giờ hẹn. Đây cũng là một cách ngoại giao: đến quá sớm thì mình là kẻ vồ vập đến nhờ, đến muộn thì mình cố ý làm cao, đến quá muộn thì lại ra kẻ vô ý vô tứ. Đến trước 10 phút để kiểm tra lại tình hình từ các cận vệ xung quanh, rồi đi vào đúng giờ để thể hiện sự tôn trọng với họ và sự tự tin của mình.
Lần đầu tiên gặp mặt, Hoàng Anh Kiệt cũng phải ngạc nhiên với Trình Hà, có lẽ vì chưa bao giờ gặp một thái giám thật mà toàn xem trên phim, nên trong suy nghĩ của Kiệt thái giám trong phải thật ẻo lả như bọn đồng bóng. Nhưng Trình Hà trong chuẩn soái ca: đẹp trai, khí chất ngời ngời, giọng nói tuy hơi trong những cũng không giống mấy ông bóng lộ trên phim, dáng đi hùng dũng.
- Trình Hà!
- Hoàng Anh Kiệt!
- Hạnh ngộ!
- Nghe tiếng đã lâu!
Hai bên chào nhau vài câu rồi nhập bàn tiệc. Qua mấy câu chào hỏi, Kiệt nhận ra rằng Trình Hà có vẻ có xuất thân từ Bách Việt thông qua giọng nói và nhất là việc tên này dùng tiếng Việt để chào hỏi. Kiệt và Khải nhìn nhau nhanh, nhưng cũng không đưa ra được ý kiến gì nên cứ nhập tiệc trước. Rượu quá ba tuần, hai bên bắt đầu câu chuyện:
- Hoàng gia quả là anh hùng xuất thiếu niên, tuổi chưa 18 đã đánh được một phần giang sơn.
- Trình gia quá khen, ngài là đại quan thân cận với những bậc quyền quý Đại Hoa, trong khi tôi chỉ là quân giặc cỏ của Bách Việt, thực không dám nhận.
- Anh hùng không hỏi xuất thân, hơn nữa tôi và ngài tính ra cũng là đồng hương.
- Vậy ra ngài cũng là người Bách Việt!- Kiệt tỏ ra hồ hởi đáp lại, nhưng rồi khựng lại, không lẽ bây giờ hỏi tại sao cậu ta lại sang Đại Hoa làm thái giám à.- Thực là làm rạng danh người Bách Việt ta.
- Hử!- Trình Hà hơi siết ngón tay. Võ Tông Khải cũng giật mình, nói thế khác gì đá xoáy người ta.
- Võ Tông Khải ông nói thử xem, một người tuổi chưa qua 20 lại cầm một đạo thủy quân đi khắp biển lớn, thông thương khắp các liệt quốc muôn nơi, nhìn được bao sự mới lạ, Kiệt tôi thực hâm mộ vô cùng.- Hoàng Anh Kiệt không chút biến sắc nói tiếp. Bầu không khí hơi đọng lại lập tức trở nên rất thoải mái.
- Ha ha, chắc Hoàng gia cũng thấy lạ tại sao một tên Bách Việt như tôi lại có thể lên chức tước như thế này hả?- Tuy nhiên, tưởng như câu chuyện về thân phận của Trình Hà đã kết thúc, thì chính y lại khơi mào.- Tên thực của ta là Triệu Văn Xử, cháu 5 đời của vị vua cuối cùng họ Triệu- Triệu Khắc Cương, sau khi ông cố của ta là Triệu Quân Lực đưa người Hoa sang giúp giành lại quyền lực. Thế nhưng người Hoa lật mặt, một mặt đánh đuổi họ Dương, mặt khác tìm diệt người hoàng tộc họ Triệu, biến nước ta thành quận huyện. Ông cha ta phải mai danh ẩn tích trốn đi khắp nơi, một trong các chi đó phải sang Đại Hoa lánh nạn. Và rồi đến đời cha ta, ông ta có quân hệ tốt với Trình Hỏa- cha nuôi của ta, lại đúng lúc gia cảnh sa sút nên đem ta vào cung làm quan hoạn, giúp gia đình ta vượt nạn.
Câu chuyện của Trình Hà không khác gì tiếng sét đánh giữa trời quang, làm cả bàn tiệc choáng váng, kể cả Võ Tông Khải. Còn Kiệt thì nghĩ rằng không ngờ mình cũng gặp phải cái tình huống máu chó như thế này.