.
Chương II: Anh Hào Tụ Hội
Nhìn những bản báo cáo về dòng tiền chảy về, Hoàng Anh Kiệt thấy càng thêm nhẹ nhõm. Đã 4 tháng kể từ khi quân Hồng Bàng và Bất Lương Nhân cùng bắt tay vào làm việc, tiền lãi từ việc buôn bán hàng từ Hồng Bàng vào Châu Nam bình và những châu quận khác đã có, và số tiền này tuy không nhiều, nhưng rất bền, rất ổn định. Chính nhờ sự ổn định này, Hoàng Anh Kiệt mới vững tâm đổ hết số tiền kiếm được từ vụ đi Chiêm Thành ( sau khi đã cho Mai Văn Thanh để lo việc, dùng một phần để chế đồ cho Trình Hà) để đầu tư cho nền sản xuất của Hồng Bàng.
Tất nhiên, sự phát triển của Hồng Bàng là thứ mà Trần Khảng và Lee Dea Si không hề mong muốn, nên họ cũng có những động thái ngăn cản. Trước tiên là Lee Dea Si, vì ông ta là kẻ có vị trí và khả năng tốt: chỉ bằng việc phong tỏa đường biển, mà trước nhất là Cảng Phù Na, thiếu chút nữa thôi ông ta đã chặn đứng mọi khả năng phát triển của quân Hồng Bàng. Nhưng đúng lúc này, lần lượt có hai người ghé thăm ông ta: Trình Hà và Hoàng Anh Kiệt. Trình Hà đến, mang theo một mệnh lệnh, yêu cầu ông ta nới lỏng cho quân Hồng Bàng phát triển, Tất nhiên, Trình Hà không hoàn toàn đặt niềm tin vào quân Hồng Bàng đến mức định giúp đỡ nó- nhưng Hoàng Anh Kiệt đã tăng cho hắn thêm một số lượng sản phẩm lớn rất giá trị với hắn, nên hắn đến yêu cầu. Dù Trình Hà không phải cấp trên trực tiếp, cũng không phải người của Hoằng Hạo, chả có đủ uy quyền để thủy quân Đại Hoa lùng sục ông ta, nhưng Lee Dea Si cũng cảm thấy mình cần một con đường lui, nên ông ta chấp nhận tạm thời cho quân Hồng Bàng đường sống. Sau khi Trình Hà đi rồi, Hoàng Anh Kiệt mới tới, đưa lên cho ông ta một phần những tấm bản đồ Trình Hà dùng để trao đổi, đồng thời đề nghị Lee Dea Si tham gia việc vận chuyển hàng hóa cho quân Hồng Bàng và sẽ được chia phần. Đoạn sau thì Lee Dea Si từ chối, nhưng món lễ vật trước- những tấm bản đồ mang theo vô vàn thông tin cần thiết để ông ta chuẩn bị cho một cuộc thủy chiến trong tương lai- ông ta không thể làm ngơ được. Thế là vấn đề Lee Dea Si đã giải quyết, chỉ còn vấn đề TRần Khảng.
Khác với Lee Dea Si, Trần Khảng và quân Hồng Bàng là lực lượng đối kháng trực tiếp, nên ông ta rất mạnh tay trong việc triệt hạ khả năng lớn mạnh của quân Hồng Bàng. Hơn nữa, Bất Lương Nhân cũng đang là kẻ thù, nên ông ta càng có cớ để triệt phá đường dây tiêu thụ hàng hóa của quân Hồng Bàng. Ông ta không chỉ dùng quân đội để triệt phá đường dây buôn lậu của Bất Lương Nhân, mà còn lệnh cho những theesl ực của Châu Nam Bình, nhất là Chợ Cá và Nước Mắm Cá Vàng phải có động thái ngăn trở Bất Lương Nhân. Vốn từng là kẻ thù, tất nhiên bên Chợ Cá và Nước Mắm Cá Vàng cũng không ngại ra tay, và dù cùng quân Hồng Bàng làm ăn, nhưng họ cho rằng hai bên là quan hệ hợp tác, không phải chủ tớ, và quân Hồng Bàng nếu không có đối tượng hợp tác nào khác ngoài họ thì việc họ đòi tăng thêm lợi ích cũng sẽ dễ dàng hơn. Điều này quả thực khiến không chỉ Bất Lương Nhân mà cả quân Hồng Bàng cũng khó bề giải quyết. Sau cùng, Chu Xuân Đạo cái khó ló cái khôn, ông ta đề nghị tiếp xúc Phú Tăng An, nhờ Phú Tăng An trợ giúp. Điều này ban đầu làm quân Hồng Bàng khá bất ngờ vì Phú Tăng An là người Hoa, quân Hồng Bàng đang muốn đánh đuổi người Hoa dành lại giang sơn Bách Việt thì hợp tác với hắn thế nào. Chu Xuân Đạo lại biện bạch rằng quân ta tuy đàm phán với Phú Tăng An, nhưng kẻ giao hàng cho hắn là bọn Bất Lương Nhân cơ mà, ta chỉ sản xuất hàng hóa thôi. Hơn nữa lúc này kẻ địch ta cần chú ý là Trần Khảng, không qua được ải Trần Khảng thì nói gì tới đánh quân Hoa giành lại giang sơn. Sau rốt thì Hoàng Anh Kiệt đứng ra giải quyết: Đưa ý kiến này cho Mai Văn Thanh. Đây là một món quà, cũng là một đòn thủ thách, xem Mai Văn Thanh có
đáng để đầu tư thêm không!
- Đầu tư thêm. Ngài định cho tên Mai Văn Thanh đó đi đến chức vụ gì chăng?
- Phó Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Quân Nhu- Hậu Cần.- Hoàng Anh Kiệt đáp.- Nếu hắn làm được trót lọt vụ này, hắn sẽ giúp ta có được những thứ ta cần từ phương bắc với giá cả rẻ, nhanh. Và ta thì đang phải chạy đua với thời gian mà.
Kiệt nói vậy, nhưng Võ Tông Khải thì tin rằng Kiệt đang định cân bằng quyền lực. Tổng Cục Quân Nhu- Hậu Cần của quân đội Hồng Bàng đang chịu ảnh hưởng lớn từ họ Bùi, do họ là kẻ duy nhất có thể đem vào đây những mặt hàng nhu yếu phẩm quân Hồng Bàng chưa thể tự sản xuất. Sự tập trung quyền lực cao như vậy vào tay một thế lực ngoại thích luôn là điều mà vua chúa muốn né tránh. Và Mai Văn Thanh chính là kẻ Kiệt định dùng làm đối trọng với họ Bùi tại Tổng Cục Quân Nhu- Hậu Cần đây mà.
Sau khi nhận được ý kiến chỉ đạo cũng như những lời hứa hẹn của quân Hồng Bàng, nhất là biết rằng đích thân Hoàng Anh Kiệt đã nói rõ chức vụ mình có thể nhận, Mai Văn Thanh càng quyết tâm làm việc. Hắn dễ dàng thẽ thọt với gã anh thứ hai TRương Cảnh việc nhờ Phú Tăng An giúp đỡ trong một lần đi tới kỹ việc của Trương Cảnh. Trương Cảnh- với tham vọng được thành người thừa kế chính thức, nhanh chóng đưa ý kiến này lên cho Thái Chí Phú, gã cũng nhận công hết về mình, khiến Mai Văn Thanh không bị chú ý. Được nhờ vả, đặc biệt là bồi bổ thêm một khoản lớn, đồng thời cũng biết mình cần Bất Lương Nhân để đấu với Trần Khảng, Phú Tăng An, đã dùng quyền lực cũng như các mối quan hệ để đưa thương nhân người Hoa xuống buôn bán hàng hóa của quân Hồng Bàng.
Sức mạnh của thương nhân người Hoa quả thực không thể bàn luận thêm: tháo vát, chịu khó, luồn lách luật lệ,… làm họ có khả năng kinh doanh rất tốt, và hàng hóa quân Hồng Bàng có lẽ chưa bao giờ bán chạy tới như vậy. Đồng thời, sự tham dự của thương nhân người Hoa cũng phần nào làm Trần Khảng không thể làm mạnh tay như trước nữa, nhất là trong việc dùng quân đội để chặn hàng, kiểm hàng, từ đó giúp hàng hóa lưu thông thêm dễ dàng.
Người ta thường nói song hỷ lâm môn, cùng với việc hàng hóa được tiêu thụ mạnh mẽ khiến nền kinh tế được cải thiện, người dân Hồng Bàng dần có cuộc sống ấm no hạnh phúc hơn trước, thì một cơ hội làm giàu nhanh chóng khác cũng đã tìm tới quân Hồng Bàng. Chiến tranh giữa Chân Lạp và Chiêm Thành chính thức bùng nổ. Nguyên nhân cơ bản vẫn là việc hai quốc gia này có đường biên giới chung, và Chiêm Thành đang có dấu hiệu suy yếu. Chiến tranh giữa hai nước này có lẽ sẽ không là điều gì trợ giúp cho quân Hồng Bàng nếu như không phải nó kéo dài quá lâu.
3 tháng chiến tranh, lại vào lúc vụ mùa, người Chiêm Thành coi như không có thu hoạch trong vụ hè thu này. Nếu là lúc khác, người Chiêm Thành vẫn còn thóc vụ đông xuân hay thóc gạo dự trữ. Thế nhưng những năm trước mất mùa, lại thêm chiến tranh với Chân Lạp khiến những nguồn dự trữ này không đủ để chi, thành ra người Chiêm Thành đói to. Giá cả lương thực của Chiêm Thành lên cao chót vót, dân thường hầu như không thể chi trả để ăn no bụng, lại thêm chiến tranh đe dọa tính mạng, người Chiêm Thành sợ hãi chạy trốn. Và người thu dưỡng họ nhiều nhất là quân Hồng Bàng.
Với ưu thế vượt trội về mặt địa lý, quân Hồng Bàng dễ dàng tổ chức vận chuyển dân Chiêm Thành về khu vực mình quản lý, để họ thành thợ, người làm thuê, nhân công giá rẻ,.... thậm chí là với những người nào sợ cái đói hơn sợ chết trên chiến trường, thì sẽ được biên chế vào làm lính đánh thuê.