Hàn Bộ Tùng rất biết kéo dài thời gian, cuộc họp diễn ra rất lâu, sau khi tan họp, nói:
- Ôi, thế mà muộn rồi cơ à. Thế này đi, mọi người về bây giờ cũng không dịp dùng bữa nữa rồi, hay là chúng ta đến Thanh Duẩn Viên làm một bữa đi!
Việc này thì không ai có dị nghị gì cả.
Hàn Bộ Tùng kể cũng có ý, ông ta kéo Diệp Trạch Đào để hỏi chuyện, hỏi tường tận về công tác tiếp đãi, lại còn chỉ thị Diệp Trạch Đào đem theo cả Phương Di Mai đi cùng.
Rời khỏi văn phòng, mọi người liền đến Thanh Duẩn Viên.
Thấy Hàn Bộ Tùng theo sát mình như vậy, Diệp Trạch Đào trong lòng hiểu rất rõ. Lần này Hàn Bộ Tùng không muốn cho Thôi Vĩnh Chí có cơ hội để ngóc đầu dậy.
Việc Thôi Vĩnh Chí phải đến xã Xuân Trúc là việc được thông báo chính thức. Những việc như thế không thể nói muốn thay đổi là có thể thay đổi được.
Diệp Trạch Đào không có cơ hội để gọi điện thoại. Trong lúc đang ăn cơm thì Ôn Phương gọi điện thoại tới.
Diệp Trạch Đào nói một lượt quyết định trong cuộc họp trước mặt mọi người.
Sau khi tắt điện thoại, Diệp Trạch Đào liền cười, việc của mình đến đây là xong rồi, để xem bọn họ đấu với nhau ra sao.
Hàn Bộ Tùng nghe thấy cuộc nói chuyện điện thoại của Diệp Trạch Đào, trên mặt lộ rõ nụ cười.
Bên bàn rượu ai cũng thoải mái, vừa uống rượu vừa cười nói vui vẻ.
Khoảng hơn một tiếng sau, lại có điện thoại của Ôn Phương gọi đến.
- Trạch Đào này, việc cậu phải đi huyện tôi đã báo cáo với Chủ tịch Thôi rồi, Chủ tịch Thôi có chỉ thị rằng cậu không nhất thiết phải đi đi lại lại như thế. Ngày mai khi Chủ tịch Thôi xuống xã Xuân Trúc, Bí thư Triệu cũng cùng đi, đến lúc đó cậu cứ báo cáo tình hình với Bí thư Triệu là được rồi.
Nghe thấy thế, Diệp Trạch Đào không khỏi khâm phục sự lợi hại của Thôi Vĩnh Chí. Đến Triệu Vệ Giang mà ông ta cũng lôi đi theo đến xã Xuân Trúc thì đủ hiểu là mọi người đừng có hòng mà trông đợi được điều gì tốt đẹp từ phía ông ấy.
- Tốt lắm, chỉ còn khoảng hai hoặc ba tháng nữa thôi tại xã Xuân Trúc sẽ khánh thành một ngôi trường trung học!
Đoàn Thôi Vĩnh Chí dưới sự hộ tống củ các vị lãnh đạo trong xã đi kiểm tra tình hình xây dựng trường trung học. Thôi Vĩnh Chí có vẻ vui lắm.
Phó bí thư Triệu Vệ Giang cũng cười nói:
- Xã Xuân Trúc từ trước đến nay luôn là một xã nghèo khó của huyện. Nhưng mấy tháng gần đây đã đạt được tốc độ phát triển chóng mặt. Điều này chứng tỏ sức chiến đấu vô cùng mạnh mẽ của các vị lãnh đạo nơi đây.
Lời nói ấy khiến cho Ôn Phương và Hàn Bộ Tùng vui vẻ thấy rõ.
Hàn Bộ Tùng nói:
- Thời gian gần đây, xã chủ trương xây dựng mọi phương diện, công tác bao thôn của các thành viên trong cơ cấu cũng được triển khai sâu rộng hơn, nên cũng được quần chúng ủng hộ.
Trong đó cũng có ý tự đề cao mình lên.
Diệp Trạch Đào đứng ở phía sau, hắn cũng không muốn len lên trước làm gì cả. Nghe thấy những lời nói trên của Hàn Bộ Tùng, hắn cũng thấy hơi xấu hổ.
Nếu nói hiện tại người nắm bắt tình hình bao thôn thì cả xã may ra chỉ có hắn và Ngưu Thường Thắng hai người mà thôi.
Cái lão Ngưu Thường Thắng kia rất chú trọng việc này, và cũng thường đi xem xét tình hình thực tế trong xã, và cũng đã làm được nhiều việc. Còn Hàn Bộ Tùng gần đây có bao giờ xuống xã ngó nghiêng gì đâu.
Thôi Vĩnh Chí hỏi:
- Hiện nay tình hình bà con trồng cây lương thực thế nào rồi?
- Tốt ạ!
Hàn Bộ Tùng khẽ cười nói.
Toàn những câu nói nhạt nhẽo. Diệp Trạch Đào vừa đi vừa nghĩ.
Diệp Trạch Đào không để ý bọn họ đang nói chuyện gì.
Mục đích của chuyến đi xuống xã Xuân Trúc lần này, Thôi Vĩnh Chí và Triệu Vệ Giang không chỉ là nói vài chuyện linh tinh, mà ánh mắt không rời khỏi Diệp Trạch Đào.
- Tiểu Diệp, cậu đang nghĩ cái gì thế?
Thôi Vĩnh Chí đột nhiên quay sang hỏi Diệp Trạch Đào.
Nghe hỏi, Diệp Trạch Đào đành phải nói ra suy nghĩ của mình.
- Thưa Chủ tịch Thôi, tôi đang nghĩ một chuyện. Sản lượng trúc của xã Xuân Trúc rất lớn, mọi gia đình ở trong xã đều có thể tự chế ra những đồ từ cây trúc. Vậy sao không phát triển về phương diện này ạ?
Thôi Vĩnh Chí rất hiểu tình hình của toàn huyện, nên ông ta cười nói:
- Giải pháp của đồng chí thật ra chúng tôi đều đang nghiên cứu. Tôi cũng coi như là gốc Thảo Hải mà! Nhớ lúc trước, trên huyện cũng có đề cập đến vấn đề phát triển các vật phẩm bằng trúc của xã Xuân Trúc, cũng đã từng xây dựng một xưởng để sản xuất. Kết quả là sản phẩm làm ra không có nơi tiêu thụ, dẫn đến thua lỗ trầm trọng. Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng như vậy là do quan hệ của huyện ta và thành phố không được đẩy mạnh lắm, nguyên nhân thứ hai chính là việc sản xuất đồ dùng bằng trúc hiện trên cả nước ta đang sản xuất ồ ạt, tràn lan, nên thị trường quốc nội đang ở trong tình trạng bão hòa.
Ngưu Thường Thắng cũng tán đồng:
- Chủ tịch Thôi nói đúng lắm. Sản xuất đồ tre trúc ở trong nước mà nói lợi nhuận không đáng bao nhiêu, trên huyện thì cũng khó liên hệ, nên dưới xã lại càng không dám manh động.
Diệp Trạch Đào khẽ gật đầu.
Việc này xem ra đúng là phải nghiên cứu thật kỹ mới được. Nhưng Diệp Trạch Đào vẫn luôn tin tưởng, chỉ cần mình muốn làm thì sẽ làm được.
Trông thấy thái độ khi nói chuyện của Thôi Vĩnh Chí và Diệp Trạch Đào, Triệu Vệ Giang cười thầm. Cái lão Thôi Vĩnh Chí này đúng là vội vàng. Sau khi mất đi Thịnh Chính Phong, thì Thôi Vĩnh Chí chạy đôn chạy đáo đi tìm chỗ dựa cho mình ở trong huyện. Tiếc thay không ai muốn dây dưa đến chuyện của Thịnh Chính Phong, nên mãi mà Thôi Vĩnh Chí chẳng tìm được ai cả. Sự việc ngày càng tồi tệ. Bây giờ ông ta lại muốn đặt niềm tin vào một người mà chẳng hiểu tình hình gì cả như Diệp Trạch Đào.
Có phải sau lưng Diệp Trạch Đào có hậu thuẫn vững chắc không?
Đối với việc này, Triệu Vệ Giang tin, vì qua hàng loạt những quan sát của lão, nhất là việc sau khi thấy bọn ông Điền đến. Triệu Vệ Giang có chút nghi hoặc, lực lượng hậu thuẫn của Diệp Trạch Đào rất mạnh, rất lớn, lớn mạnh đến nỗi có thể ảnh hưởng đến cục diện chính trị của cả huyện.
- Tiểu Diệp này, cậu có giải pháp gì đối với dự án phát triển sản xuất đồ tre trúc?
Triệu