Hữu Hoà kinh ngạc nhìn về phía phát ra âm thanh, ở cách đó không xa có một cỗ xe ngựa đang tiến đến, bánh xe khó khăn lắm mới đứng lại được, một cô nương dung nhan kiều diễm đang vén nửa màn xe lên nhìn về phía bên này, ánh mắt của vị này vừa bắt gặp Hữu Hoà có hơi cứng lại, không đợi Hữu Hoà phát giác đã khôi phục như thường.
Ngay sau đó màn cửa sổ buông xuống, chốc lát sau một nam tử cao gầy mặc áo bào đen huyền vén màn xuống xe, nữ tử váy xanh áo trắng cũng theo sát sau đó, chân ngọc vừa rơi xuống đất, nam tử liền duỗi tay đỡ lấy.
Hai người họ bước xuống xe đến gần Hữu Hoà, nam tử đi trước cúi đầu hành lễ: “Thần, Lục Lâm Hàn tham kiến công chúa”.
Tiếp đó, nữ tử váy xanh áo trắng cũng hành lễ: “Công chúa vạn phúc “.
Hưu Hoà nghe thấy thế nhận ra nam tử kia đúng là trưởng tử của Lục quốc công, huynh trưởng của Lục Lâm Ngộ, hiện giờ đang đảm nhiệm Tự thừa ở Hồng Lô Tự*, trước kia có gặp qua vài lần ở đại yến trong cung, chỉ là khi đó chưa quan sát nhiều, ấn tượng không quá sâu sắc.
*Hồng Lô Tự: là một trong 6 tự trong quan chế Lục tự.
Hồng Lô Tự là cơ quan phụ trách việc tiếp đón và thể thức lễ nghi với những sứ đoàn từ các triều hoặc nước khác đến.
Đứng đầu là các Tự là Tự Khanh, rồi đến Thiếu Khanh, Tự Thừa, Viên Ngoại, Chù sự, Tư Vụ, Thư Lại.
Tuy Lục Lâm Hàn cũng một mỹ nam tử nhưng y lại có một đệ đệ ruột tái mạo song toàn nên bị Lục Lâm Ngộ che mất hào quang, chẳng qua y ngược lại là nam tử tính tình tao nhã, hiện giờ y ôn hoà thi lễ làm Hữu Hoà cảm thấy y là người khá ấm áp dễ gần, hẳn Lục quốc công rất biết cách dạy con, Lục Lâm Ngộ xuất chúng...!Lục Lâm Hàn cũng không tồi.
Chỉ có điều vị bên cạnh y...
Hữu Hoà lên tiếng đáp lại “ Miễn lễ”, ánh mắt vẫn nhìn nữ tử đầu hơi cúi.
Lục quốc công có năm nữ nhi, ba đích hai thứ, đã có ba người gả đi, mà vị cô nương này tướng mạo tươi đẹp vừa còn gọi Tiêu Trực” A Trực ca ca”, đó không phải Tứ tiểu thư mà là Ngũ tiểu thư chăng?
Hữu Hoà đang suy nghĩ, chợt nghe Tiêu Trực gọi tiếng” Đại ca”.
“ A Trực”, Lục Lâm Hàn ôn nhu nhìn hắn cười” Lâu rồi không gặp”.
Tiêu Trực không tiếp lời, cô nương váy xanh áo trắng bỗng nhiên nâng đầu, ánh mắt sáng rực phiếm nhu, mặt cười chúm chím.
Lục Kiều yêu kiều nhìn phía Tiêu Trực: “ A Kiều đã lâu không gặp A Trực ca ca, không ngờ lại gặp ca ca ở đây, A Trực ca ca nay đi làm phò mã còn cưới được công chúa đẹp như vậy nha!” Nói xong, sóng mắt lưu chuyển, con ngươi hướng về Hữu Hoà cười hồn nhiên không tì vết.
Thì ra là Lục ngũ tiểu thư.
Lúc này Hữu Hoà đã nhớ ra Lục kiều là thứ nữ của Lục quốc công, do Trần di nương sinh ra.
Không phải Hữu Hoà phá lệ để tâm chuyện của phủ Lục quốc công, mà do tỷ tỷ ruột của Lục Kiều cũng nằm trong đội ngũ hoàng tẩu của nàng, chỉnh là Cẩm phi ở Tú Hoa Cung.
Khi còn ở trong cung, nàng và Cẩm phi có chút qua lại, cũng nghe được một ít chuyện.
Nói tới Trần di nương này, năm đó cũng là tường kinh động bác quái kinh thành.
Khuê danh Trần di nương là Trần Bảo Kiều, cũng chính là đích nữ của An Tây Vương Trần Diệu, tuy An Tây Vương không thiếu con nối dõi, duy chỉ có một nữ nhi là Trần di nương, lại còn do vợ cả sinh ra nên từ nhỏ đã đặt trong lòng bàn tay nâng niu như một hòn ngọc quý trên tay.
Thế mà nào ai đón được, viên minh châu này lại làm thϊếp của lục quốc công.
Chuyện này còn phả nói tới An Tây Vương Trần Diệu, Trần Diệu xuất thân từ nhân gian, thuở nhỏ lớn gan lớn mật, dám liều dám xông xem như là người hữu dũng hữu mưu, năm đó khắp nơi hoạn lạc, Trần Diệu mười lăm tuổi cơ duyên xảo hợp lập đại công bảo vệ Hoằng Khang Đế tuổi già sức yếu từ đó trở đi như diều gặp gió bước lên con đường kiến công lập nghiệp, đến khi Trường Hưng Đế kế vị, Trần thin nghiễm nhiên trở thành diệu tộc mới nổi ở Đại Thịnh, sau đó Trần Diệu có công xây dựng quân đội và chống ngoại địch bảo vệ lãnh thổ nên được phong làm An Tây Vương, quản lý năm đạo ở Tây Bắc, nắm giữ quân quyền, đại quân An Tây thanh danh vang dội, mệnh danh “thiết quân” tiếng tăm lẫy lừng làm cho địch quốc khϊếp đảm, một nhánh khác của thiết quân là Thanh Linh quân do Tiêu Triển tướng quân thống lĩnh, sau khi Tiêu Triển tướng quân hi sinh, Thanh Linh quân bị giải tán, mội nửa vào đại quân Bắc địa, một nửa trở thành Phong Kỳ quân, hiện dưới trướng Tiêu Trực.
Người ta nói Trần Diệu có “ Công cao chấn chủ” nói chung là do vậy, lúc Trường Hưng Đế về già quả có chút kiêng kị An Tây Vương, không phải vì Trường Hưng Đế tính tình thích ngờ vực, mà do biểu hiện của Trần tộc khiến người ta nhọc lòng, đầu tiên là vài con cháu của An Tây Vương tự tiện vào kinh, sau đó là sự kiện chiến sự Đại Thịnh và Tây Uyển, Trường Hưng Đế cố ý điều một chi từ đại quân An Tây ra, ai ngờ hạ ba đạo thánh lệnh liên tiếp, cuối cùng bị dây dưa mãi làm trễ việc, đều là di An Tây Vương quản lí biên giới không nghiêm để xảy ra chuyện, An Tây Vương còn không biết hối lỗi tìm một đống lí do đùng đẩy sạch sẽ, đến khi xuất binh đã lỡ hơn một tháng.
Tiếp đó, triều đình phải giám sát đến An Tây đòi một câu giải thích, nhưng An Tây Vương vẫn tiếp tục không nhận sai, hành động khiêu khích như thế cũng không phải lần đầu.
Vậy mà Trường Hưng Đế vẫn chậm chạp không động đến vị An Tây Vương kiêu ngạo này, triều thần người khuyên ngăn cũng cố, người mỉa mai cũng không ít, mãi cho đến lúc Trường Hưng Đế cưỡi hạc tây đi*, Trần Diệu vẫn ở Tây Bắc làm An Dương Vương bỏ mưa gọi gió lúc nào cũng gây ra chút sóng gió để chứng minh sự tồn tại với triều đình, chỉ có điều này người đứng đầu đổi thành Minh Đức Đế.
An Tây Vương tuy rằng đã giả rồi, nhưng gừng càng già càng cay, quyết đoán không giảm, lại có chín nhi tử, gia tộc ngày càng phát triển, khiến người khác không thể không kiêng kị.
*Cưỡi hạc tây = băng hà.
Khi kế vị Minh Đức Đế cũng đã suy xét đến vấn đề nan giải này, nói tước phiên không phải nói tước là có thể tước ngay, binh quyền cũng không phải nói thu là thu, công trạng của An Tây Vương mới là vấn đề, nếu dễ giải quyết như vậy, sẽ không có chuyện Trường Hưng Đế đến chết cũng chưa dám đựng đến.
Về phần An Tây Vương đã xong, giờ nói đến viên minh châu của An Tây Vương——— Trần Bảo