Lúc sắc xuân tràn đầy cũng là lúc chuyện nội loạn Đại Thịnh truyền đi khắp nơi.
Mùng hai tháng ba, tả tướng Đại Thịnh Lục Lâm Ngộ từ biệt Quốc chủ Tây Uyển, lĩnh Kim Linh Vệ đi về phía bắc, đến bắc địa Thương Châu.
Mùng sáu tháng ba, tướng quân Mục Thường lĩnh hai vạn đại quân Tây Hành, hướng năm đạo Tây Bắc xuất phát, tả tướng Lục Lâm Ngộ đi theo làm quân sư.
Ngày mười sáu tháng ba, Đại tướng quân Tiêu Trực dẫn bảy ngàn Phong Kỳ quân cùng một vạn tinh binh đại quân An Tây đánh ở Âm Sơn tiếng thuốc nổ vang trời, diệt địch sáu ngàn, tự tổn hại ba ngàn, đoạt được Âm Sơn đạo.
Ngày mười tám tháng ba, đại quân dưới trướng Mục Thường đến Lợi Châu, tướng quân Mục Thường cùng quân sư Lục Lâm Ngộ vạch ra kế hoạch tiếp theo, phân tám ngàn tinh binh giúp đỡ Âm Sơn đạo, cứ thủ không công.
Ngày hai mươi hai tháng ba, Mục Thường lĩnh tám ngàn binh mã tấn công Ung Xuyên đạo, An Tây Vương để nhi tử Trần Thiều làm soái, song phương đánh chiến ở phụ cận Trắc Sơn, giằng co ba ngày, tình hình chiến đấu kịch liệt.
Hai mươi sáu tháng ba, Trần Thiều đột ngột sửa chiến lược, lui quân suốt đêm về phía sau mười dặm, chiếm giữ Trắc Sơn, chỉ thủ chứ không công.
Ý đồ của Mục Thường là định cường công, thế nhưng địa thế bên ta bất lợi, đành phải nghe theo quân sư Lục Lâm Ngộ, nhổ trại lui về Lợi Châu.
Từ ngày đó trở đi, Lợi Châu mưa to mấy ngày liền, thời tiết ác liệt, hai bên toàn lấy thủ thay công, thành thế giằng co lẫn nhau.
Đến đây, Tây Bắc còn có bốn đạo nằm trong tay An Tây Vương, mà đại quân An Tây trừ bỏ tử thương, chỉ còn năm vạn binh lực.
Cùng Tây Uyển phân tranh ngừng nghỉ, phòng thủ khắp biên cảnh lại không thể buông lỏng, tuy triều đình có thể tùy ý điều động binh tướng cũng không có dư để dùng, mà ở phía nam năm nay đặc biệt bất ổn, đạo tặc loạn tặc chạy loạn, chiếm núi làm vua giả không ít, bá tánh phía nam kêu khổ liên miên, việc này tuy không so được với đại loạn mưu phản, nhưng gặp thời buổi rối loạn, dân chúng bất bình, sẽ càng dễ kích động oán giận, dưới tình hình như vậy, triều đình Đại Thịnh sẽ chịu không nổi oán giận, dù sao thì đối với đại cục đều có hại không có lợi, cho nên việc
trừ phiến loạn cũng không thể kéo dài.
Từ trước đến nay trên chiến sự Lục Lâm Ngộ luôn thận trọng, nấn ná ở Tây Bắc gần một tháng, Mục Thường và Tiêu Trực đều có vài phần nóng nảy, chỉ có y bình thản nhất, tựa hồ không bị tình hình bế tắc hiện nay làm ảnh hưởng, mỗi ngày đều ở Lợi Châu thành đánh ngựa đi dạo, ban đêm thì gọi hai vị Đại tướng quân đi uống rượu.
May mà Tiêu Trực cùng Mục Thường đều là bạn tương giao đã lâu với y, mặc dù trong lòng hai người nôn nóng, nhưng ngoài miệng cũng không thúc giục y, có điều không có tâm tư bồi y uống rượu, bây giờ đang lúc nội loạn, bọn họ là hai võ tướng bảo vệ quốc gia nào có khoan thai như vậy?
Hiện nay năm đạo Tây Bắc ngoại trừ Âm Sơn đạo ở ngoài, còn lại vài đạo đều bị đại quân triều đình vây ở bên trong, tất cả lớn bé tổng cộng có mười tòa thành trì, mặc dù tự mình chi lực, nhưng ở phương bắc, lương thực lúa gạo không bằng phía nam dư thừa, trước đây mỗi tháng đều có thương đội qua lại hai phía bắc nam, từ khi chiến sự nổ ra, Tây Bắc xem như bị phong tỏa triệt để, thương nhân là người vô cùng tiếc mệnh, lại còn sợ phiền phức, một khi biết có chiến loạn, nào còn dám chạy đến Tây Bắc, con đường phồn hoa ngày trước nay đều chặt đứt.
Dân chúng không phải người ngốc, ngày trước An Tây Vương quản lý, cho dù hòa thuận an ổn, quần áo lương thực đều đầy đủ, nhưng hiện giờ bá vương một phương của bọn họ đột nhiên tạo phản, cửa thành đóng kín, thương lộ không thông, đứng mũi chịu sào là thương nhân nhà giàu, vài vạn đại quân An Tây còn phải do bọn họ góp tiền dưỡng sao, bây giờ không phải là cho dân chúng bọn hắn chịu tội lây à? Tình hình như vậy không qua bao lâu có dân oán đứng lên khởi nghĩa.
Tình hình lần này Lục Lâm Ngộ đã sớm đoán được.
Thứ y đang chờ chính là thời cơ như thế.
An Tây Vương chiếm giữ Tây Bắc nhiều năm, mặc dù là Man Vương thô bạo ngang ngược, nhưng cũng phí tâm tư đi lôi kéo nhân tâm, do vậy dân chúng cũng niệm tình xưa, mới đầu Tây Bắc mãnh lực khai chiến, đảo lại dễ dàng lâm vào hoàn cảnh xấu, giằng co như thế, không phải là làm hao mòn kiên nhẫn của đại quân Tây Bắc, mà là lòng ủng hộ của bá tánh Tây Bắc đối với An Tây Vương, việc này đối với triều đình chỉ có lợi không có hại.
Đương nhiên, nếu có thể thuận thế đánh vào lòng hiếu thắng của An Tây Vương đánh lên, vậy thì càng tốt.
Quả nhiên, mùng sáu tháng tư, Bình Châu có động tĩnh, An Tây Vương Trần Diệu phân phó ba vị mãnh tướng dưới trướng mình mỗi người lĩnh tám ngàn đại quân, ở ba nơi Ung Xuyên đạo Trắc Sơn, Dung Huyền, Ngọc Thành đồng thời xuất động.
Dung Huyền tiếp giáp Âm Sơn đạo, do Tiêu Trực lĩnh binh nghênh địch, giờ Thìn ngày mùng sáu tháng tư cùng quân địch suốt đêm ác chiến.
Về phần Trắc Sơn và Dung Huyền, Lục Lâm Ngộ hiến kế, lấy một vạn quân chủ lực dưới trướng Mục Thường tiêu diệt phản quân ở Dung Huyền, giữ lại bốn ngàn binh đóng giữ ở ngoài thành Lợi Châu, toàn lực chống đỡ quân địch Trắc Sơn tiến công.
Giờ tý ngày mùng sáu tháng tư, tám ngàn phản quân do lục tử An Tây Vương Trần Khang dẫn quân bị gϊếŧ hơn phân nửa, ba gã phó tướng dưới trướng Trần Khang đều bị bắt, Trần Khang lĩnh hai ngàn tàn binh chạy trốn.
Thế nên Mục Thường cử bốn ngàn binh mã tương viện cho Trắc Sơn, còn lại năm ngàn chạy tới Ngọc Thành hợp với Tiêu Trực, một canh giờ sau khi hai quân gặp gỡ thì đoạt được Ngọc Thành, thừa thắng truy kích, tiêu diệt được hai ngàn tàn quân, chủ tướng La Thuật vì Tiêu Trực bị bắt, còn thừa một ngàn tàn binh bại tướng chạy khỏi Ung Xuyên đạo, đến đây, hai thành ở Ung Xuyên đạo rơi vào tay triều đình.
Trải qua một đêm này thế cục Tây Bắc có sự thay đổi lớn, tin tức truyền tới kinh thành, Minh Đức Đế gấp đến sứt đầu mẻ trán cuối cùng trong lòng cũng được an ủi chút.
Ai ngờ ngay khi tất cả mọi người đều cho rằng bình định nội loạn sắp kết thúc, thì đột nhiên lại một đạo sấm sét tới nữa ―― Tiết độ sứ Thẩm ở Dự Xuyên đạo làm phản, trong một buổi sáng cử binh gϊếŧ chết thuộc hạ Thứ sử* bốn châu.
*Thứ sử: