Lúc này Dương Trung mang theo bảy bộ nồi của mình chủ động xin ra trận và đi vào vương phủ, giúp trị căn bệnh nguy kịch cho Trịnh thân vương.
Trên người Trịnh thân vương đều là mụn mủ, giống từng đóa hoa hồng chui từ dưới đất lên.
“Là bệnh đậu mùa.”
Dương Trung khám xong thì chui vào bếp, nửa ngày sau hắn mồ hôi đầm đìa bưng một nồi thuốc màu tím tới.
Hắn rót nước canh nồng đậm bên trong vào bát và tự mình mang tới trước giường cho Trịnh thân vương.
Uống xong chén thuốc đầu tiên, toát một thân mồ hôi và hôn mê một đêm, cuối cùng Trịnh thân vương cảm thấy thần thanh khí sảng, thân thể giống như gỡ được gánh nặng, nhẹ nhàng cực kỳ.
Mọi người đều thở dài nhẹ nhõm một hơi, bao gồm cả tiên hoàng vốn ưu phiền vì bệnh của Trịnh thân vương.
Thậm chí tiên hoàng còn hứa hẹn phong thưởng thêm ruộng đất, nhà cửa ở kinh giao và long cốt mới có được cho Dương Trung.
Hắn cũng không phụ sự gửi gắm ấy mà lấy ra một bộ nồi khác màu xanh đậm để nấu chén thuốc thứ hai.
Thuốc kia giông như thần dược, sau khi Trịnh thân vương uống vào thì chưa tới một canh giờ đã có thể ăn cơm, thậm chí bắt đầu xuống giường đi lại.
Phải biết rằng một ngày trước ông ta còn tưởng mình sẽ nằm trong đống mụn máu kia và chết ở trên giường.
Dương Trung lại nấu chén thuốc thứ ba, lần này hắn dùng bộ nồi màu đỏ.
Bảy bộ nồi thay phiên nhau nấu thuốc, lúc này thuốc nấu ra vàng óng như ánh mặt trời.
Nhưng lúc hắn chuẩn bị dâng chén thuốc này lên thì có một người xuất hiện tự xưng là đại phu dân gian, tên là Cao Hoài Nhân.
Nghe nói Trịnh thân vương bị bệnh kỳ lạ nên ông ta đến tìm hiểu.
Trịnh thân vương uống xong mấy chén thuốc của Dương Trung thì thân thể đã tốt hơn nên người của vương phủ đương nhiên sẽ không cho ông ta vào.
Nhưng Dương Trung lại ngẫu nhiên nhìn thấy Cao Hoài Nhân đang tranh chấp với người của vương phủ nên để người cho ông ta vào.
Theo Dương Trung nói thì người làm nghề y không nên bưng tai bịt mắt, nếu Cao Hoài Nhân có thể kê phương thuốc vượt trội hơn thì hắn nguyện ý rút lui.
Nhưng đối mặt với sự rộng lượng ấy Cao Hoài Nhân chỉ cười lạnh hai tiếng.
Hơn nữa sau khi khám bệnh cho Trịnh thân vương ông ta lại kê một phương thuốc khác hoàn toàn với Dương Trung, không có một vị thuốc nào giống nhau, thậm chí dược tính cũng hoàn toàn tương phản, quả thực giống như cố ý gây sự.
Người của thân vương phủ đương nhiên không tin kẻ này, rốt cuộc thì thuốc của Dương Trung đã cho thấy hiệu quả.
Nhưng Cao Hoài Nhân lại là người bướng bỉnh, lúc bị các hộ vệ đuổi ra khỏi cửa ông ta chẳng những không thức thời rời đi mà còn đứng trước cửa vương phủ mắng Dương Trung một trận, nói hắn là tội phạm giết người, còn nói hắn vì công danh lợi lộc mà vứt bỏ cả khí khái của người làm nghề y.
Lúc đó Trịnh thân vương đã uống xong chén thuốc thứ ba, sốt cao đã lùi, đến mụn mủ trên người cũng bắt đầu kết vảy.
Ông ta đang cảm tạ Dương Trung thì nghe hạ nhân nói Cao Hoài Nhân kia vẫn đứng ngoài cửa chửi ầm lên.
Ông ta không đành lòng thấy ân nhân bị khinh bỉ nên sai người túm Cao Hoài Nhân lại và đánh 50 gậy mới thả ra.
Đánh 50 gậy thì xương cốt cũng chẳng còn.
Lúc Cao Hoài Nhân bị kéo ra ngoài thì đã rơi vào hôn mê nhưng miệng vẫn nhắc mãi một câu, “Nhân sâm giết người vô tội, đại hoàng cứu người vô công.”
Cao Hoài Nhân được người nhà đưa về, sau vài hôm thì chết.
Mà một ngày kia Trịnh thân vương cơ bản đã khỏi bệnh cũng đột nhiên té xỉu trong vương phủ, cùng đêm đó thì buông tay nhân gian.
Lúc Trịnh thân vương nguy kịch người của thân vương phủ đã tìm Dương Trung, nhưng tới nhà hắn thì bọn họ mới té ngửa trợn tròn mắt.
Bởi vì Dương Trung đã sớm mang theo gia quyến chạy trốn, giống như sớm đoán được kết cục này.
***
Dương Trung đương nhiên chính là Chu Vạn Trung.
Ông ta phạm trọng tội nên đã thay tên đổi họ, hoảng hốt rời khỏi kinh thành và trốn mười bảy năm qua.
“Dương Trung cũng biết phương thuốc của mình sai rồi nhưng lúc ấy hối cũng không kịp nên chỉ có thể tiếp tục đi tới cuối.
Chỉ đáng thương cho Cao Hoài Nhân kia rõ ràng