Thời gian quay về trước đó 800 năm.
Năm thứ 5, tháng 11 sau khi Hán Cao Tổ lên ngôi, Hạng Võ lui đến Cai Hạ dùng trúc dựng trại, chỉnh đốn quân, khôi phục sức lực hòng Đông Sơn tái khởi.
Lúc này binh sĩ dưới trướng của hắn ước chừng có mười vạn người.
Hàn Tín hội hợp với Lưu Bang, tới tháng 12 năm đó hắn vây chặt 10 vạn quân Sở lúc này đang lùi về Giang Nam.
Đây chính là trận Cai Hạ trứ danh.
Lúc này quân Hán có 30 vạn chủ lực do Hàn Tín dẫn đầu, Khổng tướng quân là cánh tả, Phí tướng quân cánh hữu, Lưu Bang tọa trấn phía sau, Chu Bột, Sài Võ đều đợi lệnh.
Hàn Tín dẫn quân Hán đánh mạnh khiến quân Sở đại bại ở Cai Hạ.
“Trận này ta biết, ta có nghe thuyết thư tiên sinh kể không dưới 10 lần rồi,” Mục què ở một bên nói, “Hán quân hát vang Sở ca vào ban đêm khiến quân Sở của Hạng Võ cho rằng quân Hán đã tới đất Sở và đánh mất sĩ khí.
Hạng Võ mắt thấy đại thế đã mất nên thừa dịp đêm tối mang theo 800 quân tinh nhuệ phá vây trốn về phía nam.
Đến bình minh quân Hán biết Hạng Võ phá vây nên phái 5000 kỵ binh truy kích.
Hạng Võ vượt qua Hoài Thủy thì thủ hạ chỉ còn 28 người, hắn chỉ huy những người này nhanh chóng xuôi nam.
Đến bờ sông Ô hắn cảm thấy không còn mặt mũi nào mà gặp Giang Đông phụ lão nên lệnh cho toàn binh xuống ngựa, lấy binh khí ngắn đánh giáp lá cà với quân Hán.
Một mình Hạng Võ giết mấy trăm người nhưng bản thân cũng bị thương nặng, cuối cùng tự vẫn mà chết.”
“Thuyết thư đều nói vậy nhưng sự thật lại chưa chắc đã phải vậy.” Triệu Tử Mại trầm ngâm một chút mới nói tiếp, “Ta từng đọc được một phiên bản khác của trận Cai Hạ trong một cuốn sách cổ.”
Tương truyền sau khi quân Sở bị quân Hán bao vây, quân Hán đánh lâu vẫn không được nên sử dụng lại chiêu được dùng khi Tống quốc bị vây 800 năm trước.
Vào lúc này Hàn Tín tìm được Trương Lương, nói cho hắn về một kế hoạch và yêu cầu kẻ kia phối hợp hoàn thành.
Trương Lương nghe xong kế sách của Hàn Tín thì dù sinh nghĩ nhưng vẫn đồng ý.
Theo quyển sách kia ghi lại thì vào một buổi tối nơi Cai Hạ, có một con Mộc Diêu thật lớn bay phía trên quân doanh của Hạng Vương.
Có một người ngồi trên con diều đó, kẻ ấy chính là Trương Lương.
Lúc này ông ta hát vang bài ca nước Sở, bóng Mộc Diêu xẹt qua doanh địa.
Giọng ông ta vang khắp quân doanh làm lay động lòng quân Sở.
“Con Mộc Diêu này chính là con diều Mặc Tử làm ra sao? 800 năm đã qua đi thì dù đồ có rắn chắc đến mấy cũng phải hỏng rồi chứ.
Huống chi nó chỉ là một con diều làm từ tre và lụa?” Mục Tiểu Ngọ vừa nói lời này thì Mục què và Bảo Điền đã sôi nổi gật đầu tỏ vẻ tán đồng, hiển nhiên đều hoài nghi cách nói của Triệu Tử Mại.
Triệu Tử Mại cười nói, “Các ngươi cho rằng ta bịa đặt việc này chắc? Không dối gạt các người, ta vẫn còn nhớ rõ tên của cuốn sách kia.
Nó là do Triệu Hân của thời Đường viết, tên là《 câu truyện khi tắt đèn 》.”
“Đúng đúng đúng, công tử nhà ta luôn đọc nhanh như gió, đã đọc qua là nhớ.
Nếu ngài ấy đã nói thế thì hẳn là thế.” Bảo Điền gió chiều nào theo chiều ấy, bản lĩnh này đúng là nhuần nhuyễn.
Triệu Tử Mại tà tà liếc Bảo Điền một cái rồi nói, “Nhưng Mục cô nương nói rất có đạo lý, một con Mộc Diêu làm bằng tre và lụa thì sao có thể hoàn hảo không sứt mẻ sau 800 năm chứ? Thậm chí nó còn có thể chở người bay lên, quả thực kỳ quái.
Nếu cuốn sách kia nói thật, nếu con diều kia đúng là con diều 800 năm trước thì ta nghĩ chỉ có một khả năng.”
“Con Mộc Diêu này là một tà vật.” Mục Tiểu Ngọ gấp không chờ nổi nói ra đáp án, nhưng ngay sau đó nàng lại nhíu mày, “Nhưng bất kể Sở đánh Tống hay trận Cai Hạ thì đều không ghi lại chuyện Mộc Diêu hút huyết nhục của người ta.
Nếu nó thực sự tà môn như thế thì Triệu công tử hẳn sẽ đọc được chút ít trong đám sách sử kia chứ?”
“Mục cô nương phân tích không tồi, trong câu chuyện tiếp theo ta kể Mộc Diêu không chỉ đơn giản trở người ra khỏi thành nữa.”
Thời gian lại quay về hơn 300 năm trước.
Nam Lương qua được 2 mùa thu, hàng tướng Hầu Cảnh dấy binh phản loạn ở Thọ Dương.
Phản quân cướp lấy huyện An