Trong căn nhà nhỏ, tôi nhìn chiếc khăn đỏ lấp lánh lấp lánh trước mắt, ngẩn ngơ nhìn.
Tôi không nhớ gì cả, tôi là ai? Đang ở đâu? Lớn lên từng chút một, xương cốt yếu ớt cứng cáp dần, tôi lớn lên ở một vùng quê, tôi bắt đầu biết nhận thức, biết nói, biết chơi.
Không hiểu sao tôi cảm thấy rất lạ, tôi không phải là ‘tôi’ nữa.
Tôi lớn lên như bao đứa trẻ khác, cùng chơi, cùng học, cũng sẽ có lúc khóc nhè, có lúc nghịch ngợm.
Kì lạ, rõ ràng tôi không phải đứa trẻ rụt rè nhút nhát, nhưng trong ấn tượng của người khác tôi là một đứa trẻ vô cùng nhút nhát.
Tôi có chị, chị tôi hay đưa đón tôi, chơi cùng với tôi.
Lớn lên một chút, chỉ còn tôi với nhiều con búp bê trên gác xép, chơi một mình, im lặng chơi một mình.
Chị tôi bận học, không có ai chơi với tôi.
Im lặng nghịch búp bê nhưng thực chất trong đầu tôi là vô vàn suy nghĩ, vô vàn cuộc hội thoại, những tình tiết cảm động, đau lòng, vui vẻ.
Tất cả dồn lại hóa thành im lặng.
Nhà không có ai ngoài tôi cùng với những con búp bê, chơi từ ngày này qua tháng khác, bố mẹ đi làm, chị đi học, tôi chỉ có một mình.
Tôi khâu rất nhiều quần áo cho búp bê, làm những vật dụng xinh đẹp, tưởng tượng ra rất nhiều món ăn ngon, dựng nhà cho búp bê ở.
Trên gác xép ngoại trừ bàn thờ ra là một thế giới của riêng tôi.
Tôi phát hiện ra mình không bình thường, có rất nhiều lần tôi hành động vô cùng kì lạ, có một đoạn thời gian tôi rất thích dùng mũi kim tiêm đâm vào người búp bê, nhưng dần dần cũng mất cái sở thích đó.
Tôi thích soi gương, vô cùng thích, khuôn mặt này không xinh xắn nhưng chẳng hiểu sao lại thích soi gương vô cùng.
Tôi có thể ngồi cả buổi nhìn mình trong gương.
Nhìn mắt, mũi, miệng xấu xí của mình, không một lần chán ngán.
Tôi không biết nữa, chỉ là rất thích nhìn thấy bản thân mà thôi.
Lớn lên một chút, tôi có em.
Rất vui, cũng rất tủi thân.
Em tôi bệnh nặng thường xuyên, không tháng nào là không đi khám bệnh.
Tôi ở nhà rất ngoan, rất nghe lời, cũng chăm chỉ học tập.
Chỉ là không biết từ bao giờ, ‘tôi’ trong nhà biến thành dư thừa.
Tôi hiểu chuyện hơn, biết hoàn cảnh không khá giả, luôn không đòi hỏi gì, nuôi ba đứa trẻ ăn học từ thời điểm hai bàn tay trắng không dễ dàng, tôi biết.
Tôi chưa từng đòi hỏi gì, không dám đòi hỏi gì, chỉ sợ mình sẽ gia tăng gánh nặng cho người khác, thứ gì muốn cũng đắn đo rất lâu, rồi lại gạt đi, an ủi rằng mình không cần, không thật sự cần thiết.
Tôi cứ hiểu chuyện như thế rồi lớn lên.
Hóa ra hiểu chuyện quá, cũng sẽ khiến bản thân mình đau lòng.
Đã rất lâu rồi, tôi không còn nhận được thứ gọi là ‘thương’, tủi thân bật khóc cũng chỉ tìm một góc nhỏ để khóc, dồn nén tất cả vào, dồn nén mọi khổ sở, mọi uất ức vào một góc.
Rồi nổ tung.
Một đêm cuối thu, tôi lên sân thượng, nhìn xa xa, nhìn ánh trăng trên cao, ngồi bó gối khóc thật lâu rồi dứt khoát nhảy xuống.
Tôi mắc chứng rối loạn cảm xúc, tôi biết, không một ai biết.
Tôi đã đấu tranh rất lâu, nhưng cảm xúc cứ tích tụ lại từng chút từng chút một, vui rồi lại buồn, tồi tệ, đáng ghét, cảm xúc cứ lên rồi lại xuống đột ngột, tôi không chịu nổi, không thể chịu nổi cảm giác này.
Văng vẳng bên tai luôn là tiếng mắng chửi, tại sao tôi hiểu chuyện như vậy, lại không được thương? Cuối cùng cũng chết rồi, nhưng chết lại không phải chấm hết.
Tôi nhìn thấy mình nằm dưới nền đất, máu chảy loang lổ.
Tôi đứng nhìn như thế một lúc, có hai người xuất hiện, họ nhìn tôi, nói những tiếng kì lạ, đi một vòng quan sát ‘tôi’ nằm dưới đất, rồi bỏ đi.
Lúc họ rời đi, trong linh hồn tôi có cảm giác kì lạ, giống như thoát khỏi trói định, cởi trói, tôi cứ thế đi, gặp rất nhiều người xa lạ, được họ giúp đỡ, đến một nơi xa lạ, gặp một người dịu dàng.
Người đó rất dịu dàng, dù tôi không phải người, người đó cũng rất dịu dàng với tôi.
Người đó tỏa ra ánh sáng nhu hòa, quen thuộc, dịu dàng khiến tôi muốn trầm luân mãi ở nơi đây.
Người đó giúp tôi học tiếng, có thể nói chuyện được với người đó không cần thông qua phương tiện khác, thật vui.
Tôi rất vui vẻ, cạnh người đó khiến tôi luôn cảm thấy dễ chịu, không còn đau đớn, không còn sợ hãi, không còn cảm giác tủi thân uất ức.
Người đó thật