Châu Thanh hả hê nhìn ông anh đang chuyên tâm lái xe, bịt miệng được đầu mối, tạm thời an toàn.
Chiều đến, Châu Thanh tan làm sớm.
Định qua chợ mua thêm chút rau củ nhưng nhớ trong nhà vẫn còn nhiều đồ ăn nên lại thôi.
“Em về rồi à.”
“Ừm.”
Châu Thanh vừa tháo giày xong, nhìn thấy Lục Hoài Nam đang rửa rau nấu cơm liền bước lại, cầm khăn lau sạch tay cho anh.
“Ai cho động nước? Ra ngoài.”
“Anh không sao mà.”
“Không cãi.”
Dưới tác dụng của thuốc, Lục Hoài Nam nhanh chóng khỏi bệnh.
Vừa chuẩn bị nấu cơm tối cho cô thì bị ngăn, đành ngồi xuống ghế ăn, chống cằm ngắm cô nàng vào bếp.
“Em học nấu ăn từ bao giờ thế?”
“Từ tiểu học.”
“Sớm vậy à?”
Châu Thanh chuyên tâm rửa rau nhưng vẫn không quên trả lời anh.
“Ừm.
Ba đi biển, mẹ ra đồng, tôi ở nhà nấu cơm đợi họ về ăn.”
Lục Hoài Nam cảm thấy mình vừa nhắc đến chuyện không vui nên không hỏi nữa.
Châu Thanh không suy nghĩ nhiều, theo mạch chuyện mà vừa nấu vừa kể cho anh nghe.
“Ba tôi đi biển, mẹ tôi làm nông, họ không giàu có nhưng làm ăn cũng xem như khấm khá nhất làng.”
“À, là nhì mới đúng, sau nhà Mộ Từ An.”
Châu Thanh vừa cười vừa nhớ lại chuyện thuở nhỏ.
“Ngày xưa tôi học giỏi lắm, ba hay cõng tôi đi khoe khắp xóm, làm tôi ngại quá trời.”
“Anh ở thành phố chắc không biết.
Tết quê tôi vui cực, nhà nào cũng một nồi bánh chưng, vừa trông bánh vừa trực giao thừa.
Mùi củi cháy, mùi bánh chín, mùi hoa đào, hoa cúc hòa lẫn vào nhau trở thành mùi hương đặc trưng của Tết.
Tôi nghiện mùi đó lắm, nên ngày nào cũng mong đến Tết.”
Lục Hoài Nam si mê nhìn bóng lưng Châu Thanh, im lặng lắng nghe.
Chỉ nghe cô kể thôi cũng đủ biết, cô thích ngày Tết đến nhường nào.
Anh cũng thích Tết.
Tết ở thành phố đúng là không giống nông thôn.
Nhưng nhà anh thì khác.
Năm nào mẹ anh cũng mua về mấy cành đào, chậu hoa trưng từ sân vào đến nhà.
Ba thì mua củi khô về nấu bánh chưng.
Rồi cả nhà cùng nhau quây quần bên nồi bánh, nghe ba mẹ kể về thời trẻ của họ.
Họ bảo rằng:
“Dù sau này giàu có đến thế nào cũng đừng quên truyền thống dân tộc, đó là thứ đã dưỡng nên thành công của các con.”
Lâu dần, không khí ngày Tết thấm nhuần vào máu ba anh em nhà họ.
Cũng xem như tưởng tượng ra cái Tết trong lời kể của cô.
“Mà..sau này thì hết rồi.” Châu Thanh thở một hơi dài.
“Chú muốn biết lí do không?”
“Anh vẫn nghe đây.”
Giọng nói của anh thật trầm, thật ấm, khiến cô như quên đi nỗi buồn luôn day dứt trong tim mà bày tỏ.
“Năm tôi mười tuổi, đợt đấy gần Tết, ba tôi đi thuyền mang hải sản về cho bà con đón xuân.
Ông hứa với tôi sẽ mang quà về, tôi cũng chẳng biết quà gì, chỉ biết mong thôi.”
“Rồi..ngay đêm hôm đó, người ta báo thuyền ba tôi gặp bão nên bị nạn.
Mẹ tôi chạy liền đi ngay trong đêm, lúc đó mưa to lắm.
Nông thôn mà, thời đó làm gì có điện như bây giờ.
Tôi cứ ngồi một mình trong phòng mà khóc.”
“Tôi khóc to lắm, có khi ạt luôn tiếng khóc của trời đấy chứ.”
Châu Thanh cười.
Tất cả hình ảnh trong quá khứ như hiện hữu ngay trước mắt, cô nắm chặt cán dao trong tay, mím cánh môi ngăn bản thân run rẩy.
“Đến tờ mờ sáng thì mẹ tôi về, người bà ướt như chuột lột.
Bà nói với tôi bà không tìm được ba về.
Lúc đó tôi muốn khóc thật lớn, nhưng tôi biết mẹ đang vừa mệt, vừa buồn, vừa lạnh, tôi không thể chỉ nghĩ cho mình mình được.
Tôi ôm lấy bà rồi vỗ vai, muốn an ủi.”
“Mấy ngày sau thì xác ba tôi trôi dạt vào bờ, lúc đó..tôi mới tin là…ba…không còn nữa.”
Từ đó em sinh ra bài xích với những người thất hứa, và..cả anh nữa, phải không em?
Hơi thở Châu Thanh dần trở nên gấp gáp, cô biết mình sắp khóc nên càng gượng cười.
“Năm tôi lên cấp ba, mẹ tôi bị bệnh, rồi bà cũng đi theo ba.
Còn mỗi tôi trong căn nhà đó, rộng lắm, một mình tôi lăn qua lăn lại những mấy gian nhà, lau dọn cũng mệt chết.”
Ngày đó, con nghĩ ba mẹ thật xấu tính khi để con lại một mình lau dọn cả căn nhà to lớn như vậy.
Nhưng mà, con có thể lau dọn căn nhà ấy cả đời.
Chỉ là..ba mẹ có thể quay về được không?
Chắc là không rồi.
Sinh ly tử biệt mà, đâu ai tránh được.
Chỉ trách rằng con quá nhỏ bé, không thể phản nghịch ý trời, càng không thể ích kỷ giữ ba mẹ mãi bên mình.
“Ngày bé, ba nói rằng lớn lên tôi nhất định sẽ vừa dịu dàng vừa xinh đẹp, chắc chắn sẽ chọn mấy nghề như giáo viên hay nhà báo gì đấy.
Nào ngờ đâu con gái ông khi lớn lên lại thích chơi mấy trò đánh đấm rồi súng đạn, lại còn làm cảnh sát.”
Châu Thanh phì cười: “Ừm, chắc họ sẽ bất ngờ lắm cho mà xem.”
“Lục Hoài Nam.”
“Ừm.
Anh nghe.”
“Chú nấu ăn cũng rất giỏi, không giống mấy ông công tử bột mà tôi xem trên tivi.”
Tâm trạng Lục Hoài Nam đã trầm xuống từ bao giờ.
“Anh ra riêng khi lên đại học.
Học phí ba mẹ lo, còn lại anh tự túc.”
Châu Thanh ‘ồ’ lên một tiếng: “Chả trách anh giỏi thế.”
Món cuối cùng nấu xong, Châu Thanh vươn người giãn gân cốt: “Xong rồi.”
Lục Hoài Nam phụ cô bày thức ăn ra bàn.
Bữa ăn hôm ấy vui vẻ hơn thường ngày.
Một người vui vì đã dũng cảm bước vào quá khứ giãi bày với người mình yêu.
Một người vui vì được bên cạnh lắng nghe cô gái của anh ta kể chuyện.
Châu Thanh, đừng trốn tránh, cũng đừng run sợ.
Người đàn ông trước mặt là người cô có thể dựa dẫm cả đời.
Anh ta đang và sẽ luôn ở đó, mãi bên cạnh lắng nghe những lời cô nói và sẽ luôn ủng hộ những điều cô làm.
***
Không khí đêm Giáng Sinh bao trùm lên thành phố.
Tiếng trò