Khai Thị Quyển 3- Hòa Thượng Tuyên Hóa

Tại Nước Mỹ, Phật-Pháp Mới Ở Bước Ðầu


trước sau

Tại Mỹ, Phật giáo rất mới mẻ. Tuy nhiên, Phật giáo tại Mỹ vốn chẳng phải riêng của nước Mỹ mà là chung của thế giới. Phật giáo chân chánh không hề hạn định thuộc quốc tịch nào, thuộc địa phương nào, vấn đề ta và người chẳng có sự phân biệt.

Tại Á-châu, một số người thừa nhận nay là thời đại mạt pháp, nhưng pháp vốn chẳng phân ra chánh pháp hay mạt pháp, chỉ có điều khi người ta chẳng chịu tu thì đó đúng là thời mạt pháp. Có câu nói: "Người truyền bá pháp, không phải pháp truyền bá người." Ðừng hỏi lôi thôi, gắng mà tu hành, thì tự nhiên chánh pháp sẽ ở mãi với thế gian. Người không tu hành, thì pháp phải mạt. Tôi ở Hương Cảng trên mười năm, có rất nhiều thanh thiếu niên theo tôi học Phật pháp, lý do là tôi vốn ưa giới trẻ. Về sau, cơ duyên chín mùi, tôi qua đất Mỹ. Từ năm 1961 đến năm 1968, tôi ở trong "mộ địa," nên mới lấy hiệu là "Mộ trung tăng," một tăng sĩ ở trong mộ, ngụ ý rằng tôi chẳng tranh đua với ai. Bảo tôi đúng, tôi không cãi, bảo tôi sai, tôi cũng chẳng cãi. Mới đầu tôi ở một căn hầm, rất là ẩm thấp, sau mới dọn đến một chỗ tương đối khá hơn, trải qua mấy năm chẳng thành tựu được gì. Tới năm 1968, có mấy vị sinh viên ở Seattle đến tham gia trại hè, tôi giảng cho đại chúng kinh Lăng-nghiêm, rồi dạy họ thiền tập, công phu khuya, chiều. Hồi đó cái gì họ cũng không hiểu, thành ra một mình tôi phải lo đủ, nào giảng kinh, thuyết pháp, đốt lò, lo nước, rửa chén, nấu ăn, tất cả do một mình tôi lo liệu. Tôi giảng xong bộ kinh Lăng-nghiêm thì số sinh viên này bèn bỏ Seattle, dọn đến San Francisco cư ngụ. Năm 1969, có năm vị xuất gia đi Ðài Loan thọ giới, và kể từ đó người xuất gia mới thực sự có ở đất Mỹ. Sau đó, tôi giảng kinh Diệu Pháp Liên Hoa, rồi kinh Pháp Bảo Ðàn của Lục Tổ, kinh Ðại Phương Quảng Hoa Nghiêm, riêng kinh Hoa Nghiêm giảng trong chín năm rưỡi, bao nhiêu năm giảng kinh như vậy không có ngày nào nghỉ. Mấy lần tôi có trở về Hương Cảng, nhưng ít khi gặp
gỡ dân Hương Cảng. Lần đó tôi mang theo mười người về Hương Cảng. Tôi nhận thấy dân Hương Cảng có duyên sâu đậm với Phật pháp, cho nên tôi muốn đem hết cái nghĩa chân chánh của Phật pháp ra để thuyết giảng. Vạn Phật Thành có mở đại học, trung học và tiểu học. Như có đồng bào nào ở Hương Cảng muốn qua đây học, tôi xin hết lòng hoan nghênh.

Trước đây khá lâu, cư sĩ Tạ Quân Nhu ở Hương Cảng qua Mỹ kiếm Pháp-sư Ðộ Luân. Khi còn ở tại Hương Cảng, pháp hiệu của tôi là Ðộ Luân, tới khi qua đây tôi đổi thành Tuyên Hóa, nhưng ông ta không nhận ra tôi. Khi thấy tôi ở giảng đường, ông hỏi: "Pháp sư Ðộ Luân nay ở đâu?" Tôi đáp: "Ðộ Luân tịch rồi." Nghe nói vậy, coi bộ ông ta rất lấy làm thương cảm. Ông lại hỏi: "Người đã qua đời bao lâu rồi?" Tôi nói: "Ông ấy qua đời đã lâu." Hỏi: "Vậy pháp sư đối với ông ấy thì như thế nào?" Tôi nói: "Có thể nói rằng tôi là đồ đệ của ông ấy, mà cũng là sư phụ của ông ấy nữa, bởi tôi dạy cho ông tiếng Anh nên tôi là sư phụ, còn ông ấy dạy cho tôi tiếng Trung Hoa nên tôi là đồ đệ." Ngày hôm qua ông cư sĩ này lại đến thăm tôi nữa, tôi chợt nhớ lại câu chuyện khá hứng thú này.

Chúng ta là người học Phật pháp, quyết phải có con mắt chọn pháp để nhận Phật pháp cho đúng. Phải có được cái biết sáng tỏ, chớ không lờ mờ trong cảnh tu mù mà uổng phí mất thời gian. Học Phật pháp phải có hướng đi lên, làm hay hơn, chớ không thể khi thì học Phật, khi thì tạo nghiệp, rồi đi xuống. Nhắm hướng đi lên tức là học Phật pháp. Chúng ta nhất định phải nhận thức rõ điều thật giả, không phụ họa nói theo người khác, rồi người ta nói sao mình cũng nói như vậy. Có thế chúng ta mới đúng là người tin Phật một cách chân chánh.

Buổi tối ngày 12 tháng 12 năm 1981

Truyện convert hay : Ẩn Hôn Ngọt Sủng: Đại Tài Phiệt Tiểu Kiều Thê

trước sau
Bình luận văn minh lịch sự là động lực cho tác giả. Nếu gặp chương bị lỗi hãy "Báo lỗi chương" để BQT xử lý!
Sử dụng gói vip bạn sẽ được phép tắt hết quảng cáo khi đọc truyện